Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh quảng trị (Trang 49 - 51)

5. Kết cấu của luận văn

2.1. Đặc điểm tình hình kinh tếxã hội của tỉnh Quảng Trị

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu

Vị trí địa lý:Quảng Trị có tổng diện tích tự nhiên 4.739,82 km2 với 3/4 diện tích là đồi núi, có 10 đơn vị hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 141 xã, phường thị trấn. Đông Hà là thành phố tỉnh lị Quảng Trị nằm trong vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam, phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Đơng giáp biển Đơng với bờ biển dài 75km, phía Tây giáp 2 tỉnh Savanakhet và Sanavane của nước Lào với đường biên giới dài 206km gắn với 2 cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu Lao Bảo và cửa khẩu La Lay.

Địa hình:Địa hình Quảng Trị rất phức tạp và bị chia cắt mạnh bởi mạng lưới nhiều sông, suối, đồi núi, bãi cát, cồn cát, xen kẽ nhau và được chia ra thành 3 vùng chính: Vùng núi phía Tây của tỉnh có 47 xã, thị trấn chiếm 65,8% diện tích tự nhiên; Vùng bãi cát, cồn cát ở ven biển phía Đơng kéo dài dọc theo chiều dài của tỉnh có 14 xã và chiếm 7,5% diện tích tự nhiên; Vùng đồng bằng và trung du có 79 xã và chiếm 26,7% tổng diện tích tự nhiên (trong đó riêng vùng đồng bằng là 11,5%).

Khí hậu thời tiết: Quảng Trị là nơi chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, được thể hiện qua hai mùa chính là mùa khơ nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa mưa bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Đặc điểm nổi bật của mùa mưa là mưa lớn, hầu hết các cơn bão đều diễn ra vào mùa này và gây nên lũ lụt, ngập úng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp và đời sống của đại bộ phận dân cư.

2.1.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất:Tổng diện tích đất tự nhiên của Quảng Trị là 473.982 ha

trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 87.838 ha (chiếm 18,5%); Đất lâm nghiệp: 290.476 ha (chiếm 61,3%); Đất chuyên dùng: 16.238 ha (chiếm 3,4%); Đất ở: 4.287

ha (chiếm 0,9%); Đất chưa sử dụng: 53.829 ha (chiếm 11,4%). Trong tổng diện tích đất chưa sử dụng, đất bằng có khả năng trồng cây nơng nghiệp 10.299 ha (chiếm 19,1% đất chưa sử dụng); Đất có khả năng trồng cây lâm nghiệp 43.530 ha (chiếm 80,9%). Đây là tiềm năng cho phân bố lại dân cư ngày càng hợp lý để khai thác đất đai chưa sử dụng. Tuy nhiên, phần lớn các loại đất này là cồn cát, bãi cát, đất chua mặn, đất đồi có tầng dày mỏng, nghèo chất dinh dưỡng, phân bố rải rác. Do đó để khai thác đưa vào sử dụng phải đầu tư nhiều vốn, kỹ thuật và thuỷ lợi.

Tài nguyên nước: Quảng Trị có nguồn nước khá dồi dào nhưng khả năng

khai thác cịn hạn chế. Tồn tỉnh có 12 con sơng lớn nhỏ, các sơng khơng dài, lịng sông hẹp và dốc tạo ra nhiều ghềnh thác có khả năng phát triển thuỷ điện trong đó lớn nhất là sơng Rào Qn đang được xây dựng cơng trình thuỷ điện với cơng suất 100Mw. Do tốc độ dịng chảy lớn nên phù sa lắng động ít. Mùa mưa do cửa sông chảy ra biển hẹp nên thoát nước chậm dễ gây úng lụt. Ngược lại về mùa khô lượng nước ở các sông thấp nên ở hạ lưu thuỷ triều xâm lấn gây nhiễm mặn. Đặc điểm địa hình dốc và bị chia cắt mạnh đã kiến tạo nên nhiều ao hồ, thung lũng tự nhiên có thể xây dựng các cơng trình hồ đập thuỷ lợi phục vụ sản xuất; điển hình là: Bàu Thuỷ Ứ, Bàu Dú, Mỏ Vịt, Trà Trì, Trà Lộc, Đập dâng Thạch Hãn, Hồ Đá Mài, Hồ Trúc Kinh, Hồ Bảo Đài, Hồ Hà Thượng... tạo cho tỉnh một tiềm năng lớn về nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất.

Tài nguyên du lịch và tài nguyên biển được xem là một trong những yếu tố nổi trội cần được phát huy ở Quảng Trị. Với bờ biển dài 75km và vùng lãnh hải rộng lớn khá giàu hải sản có giá trị kinh tế cao, gắn liền với hai cửa lệch là cửa Việt và cửa Tùng; Cửa Việt có thể xây dựng thành cảng biển hàng hoá. Ven biển có nhiều bãi cát cảnh quan đẹp, có thể phát triển du lịch. Ngồi khơi có đảo Cồn Cỏ có vị trí quan trọng về kinh tế và quốc phịng, hiện đang được xây dựng cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá cho cả vùng. Vùng ven biển có khoảng 1.000 ha mặt nước và đất nhiễm mặn chưa được khai thác, có thể được sử dụng để ni trồng thuỷ sản.

Tài nguyên rừng: Quảng Trị có diện tích đất lâm nghiệp 290.476 ha (chiếm

61,3% diện tích lãnh thổ); trong đó rừng sản xuất 129.606 ha, rừng phòng hộ 94.302 ha, rừng đặc dụng 66.568 ha. Do hậu quả của chiến tranh và tác động của con người nên rừng Quảng Trị hiện nay chủ yếu là rừng nghèo và rừng trung bình (rừng giàu chỉ

chiếm 12%); diện tích cần trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc tương đối lớn.

Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản ở Quảng Trị tương đối đa dạng nhưng

trữ lượng không lớn và chưa được điều tra đầy đủ. Một số khống sản chủ yếu có thể khai thác được ngay phục vụ cho phát triển kinh tế gồm: Quặng sắt đã được phát hiện ở một số điểm, trữ lượng 1,06 triệu tấn; Titan phân bố dọc theo dải cát ven biển dưới dạng sa khống; Bơ Xít ở dốc Miếu; Vàng ở SaLung (Vĩnh Linh), AVao (Đakrơng); Đá vôi ở Tân Lâm (Cam Lộ), Tà Rùng (Hướng Hóa) trữ lượng khá lớn thuận lợi cho phát triển nhà máy sản xuất xi măng có cơng suất lớn.

Những đặc điểm về điều kiện địa lý, địa hình, khí hậu và sự phân bố tài nguyên nêu trên có tác động đến việc phân bố dân cư và trình độ phát triển kinh tế khơng đồng đều giữa các vùng và ảnh hưởng đến tiến trình xóa đói giảm nghèo ở Quảng Trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh quảng trị (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)