5. Kết cấu của luận văn
2.4. Đánh giá chung về công tác thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh
nghiệp ở tỉnh Quảng Trị
2.4.1. Nhữ ng kế t quả đạ t đư ợ c
Thứ nhất, các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị đã góp phần tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đến thời điểm 31/12/2016, các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị (khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán Ngang, khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá) đã thu hút được 58 trong đó có 56 dự án trong nước và 2 dự án nước ngoài đầu tư, với tổng vốn trên 11.579 tỷ đồng, sử dụng 522 ha đất công nghiệp tương ứng với tỷ lệ lấp đầy 69,07%, hàng năm tạo ra giá trị SXCN hàng ngàn tỷ đồng. Các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị đã thu hút được một khối lượng lớn vốn đầu tư của các nhà đầu tư thứ cấp.
Thứ hai, sự gia tăng vốn vào các KCN đã góp phần quan trọng vào tổng vốn đầu tư phát triển tồn tỉnh, góp phần tạo tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp. Kích thích năng lực đầu tư, năng lực cạnh tranh của các thành phần kinh tế ngồi KCN thơng qua tác động phản ứng dây chuyền, từ đó đã
tác động tích cực đến việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.
Thứ ba, các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị góp phần đổi mới cơng nghệ, tăng năng suất lao động. Các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị đáp ứng được yêu cầu cơ bản về hạ tầng thiết yếu ban đầu cho việc tiếp nhận, đổi mới công nghệ của các nhà đầu tư và gắn theo đó là trình độ quản lý tiên tiến. Góp phần nâng cao năng lực sản xuất, năng suất lao động trong KCN và trên địa bàn.
Thứ tư, các KCN tỉnh góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, với
thu nhập ổn định hàng tháng và kéo theo tạo việc làm cho hàng ngàn lao động gián tiếp cung ứng vật tư, sản phẩm và dịch vụ, đã tạo sự dịch chuyển lao động từ các vùng nông thôn đến các KCN và ngành nghề nông nghiệp từ các vùng lân cận KCN dịch chuyển dần sang dịch vụ.
Thứ năm, góp phần gia tăng xuất khẩu, tăng thu cho ngân sách. Kim ngạch xuất khẩu của các KCN luôn tăng trưởng khá và luôn chiếm tỷ trọng tăng dần trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Qua 3 năm 2014-2016, xuất khẩu không ngừng tăng trưởng, nhiều sản phẩm hướng ngoại từ các nhà máy chế biến đồ gỗ, đá granite, ti tan, may mặc, đi vào hoạt động đóng góp nhiều vào sự phát triển chung kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị. Đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước.
Thứ sáu, đổi mới cơ chế quản lý và cải thiện môi trường đầu tư:Cơ chế một cửa đã, đang và sẽ tạo nên bước đột phá trong cải cách hành chính, cải thiện mơi trường đầu tư, làm gia tăng tính hấp dẫn cũng như tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Trị.
2.4.2. Nhữ ng tồ n tạ i và nguyên nhân
Thứ nhất, số lượng các dự án đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Trị cịn khá khiêm tốn, quy mơ dự án thấp, tiến độ triển khai các dự án còn chậm, một số dự án đã được cấp phép đầu tư vẫn ì ạch trong việc triển khai hoạt động do tiềm lực tài chính thấp, đầu tư manh mún, chậm chạp đã xuất hiện hiện tượng đăng ký đầu tư sau đó chia lơ chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác để hưởng lợi, cũng như việc ghìm giữ đất đai để thăm dò cơ hội đầu tư.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ ảnh hưởng không nhỏ đến mơi trường đầu tư vào đây. Tình hình thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng cũng gặp khó khăn do nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn.
hạn chế tính chủ động và tiến độ cấp phép dự án đầu tư.
Thứ tư, hệ thống cung cấp thông tin để các nhà đầu tư nghiên cứu cũng chưa đầy đủ, chưa kịp thời, phương tin truyền tải tin chất lượng kém và chưa đa dạng. Chất lượng thông tin về văn bản pháp luật, về các doanh nghiệp trên địa bàn, nguồn lao động, cơng tác quy hoạch chưa rõ ràng chưa có độ tin cậy cao.
Thứ năm, chất lượng nguồn nhân lực, xu hướng đẩy mạnh công tác thu hút vốn đầu tư nước ngồi, vì vậy rất cần một lực lượng lao động đủ về chất lượng lẫn số lượng. Bên cạnh đó bộ máy Ban quản lý cũng chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước cả về số lượng lẫn chất lượng.
2.4.3. Nhữ ng vấ n đề đặ t ra cho tỉ nh Quả ng Trị
Thứ nhất, sự nhất quán về chủ trương chính sách, trong việc thu hút vốn các KCN trong kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả hoạt động các KCN thời gian tới. Sự nhất quán này đã thể hiện rõ nét bằng các Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Đề án phát triển công nghiệp của UBND tỉnh, nay cần phải được tiếp tục quán triệt để cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng chia sẻ, đồng tâm hiệp lực với Ban Quản lý các KCN.
Thứ hai,quá trình xây dựng các KCN phải đồng bộ với quá trình tái định cư, hình thành đơ thị hố và cung ứng đầy đủ dịch vụ, tiện ích. Quy hoạch phát triển KCN phải gắn liền với qui hoạch khu tái định cư, từ đó sẽ dần tạo ra những đơ thị cơng nghiệp, góp phần giảm các áp lực xã hội (hệ thống an sinh, nhà ở, việc làm, dịch vụ,…) trong quá trình phát triển của các KCN.
Thứ ba, qui hoạch và phát triển KCN phải gắn liền với phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ về số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực cho sự phát triển ngày càng cao của các doanh nghiệp KCN.
Thứ tư, phát triển KCN phải gắn liền với công tác đảm bảo an ninh chính trị, an tồn xã hội. Cần thiết có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Ban quản lý, Chủ đầu tư KCN với chính quyền huyện thị, xã phường, ngành công an, quân đội trong việc ổn định an ninh xã hội tại địa bàn có KCN.
Thứ năm, tiếp tục thực hiện, cải tiến cơ chế một cửa, liên thông là một nhân tố quan trọng trực tiếp thúc đẩy q trình phát triển KCN, là nhân tố khơng thể thiếu được trong quá trình quản lý KCN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương này, luận văn phân tích đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016. Đến 31/12/2016, các KCN tỉnh Quảng Trị (khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán Ngang, khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá) đã thu hút được 58 trong đó có 56 dự án trong nước và 2 dự án nước ngoài đầu tư, với tổng vốn trên 11.579 tỷ đồng, sử dụng 522 ha đất công nghiệp tương ứng với tỷ lệ lấp đầy 69,07%, hàng năm tạo ra giá trị SXCN hàng ngàn tỷ đồng. Các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị đã thu hút được một khối lượng lớn vốn đầu tư của các nhà đầu tư thứ cấp. Tuy vậy, vẫn còn một số hạn chế như số lượng các dự án đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Trị còn khá khiêm tốn, quy mô dự án thấp, tiến độ triển khai các dự án còn chậm; Cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư vào đây. Hạn chế về cơ chế, chính sách khơng thơng thống, thiếu tính minh bạch làm hạn chế tính chủ động và tiến độ cấp phép dự án đầu tư. Hệ thống cung cấp thông tin để các nhà đầu tư nghiên cứu cũng chưa đầy đủ, chưa kịp thời; Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng. Bên cạnh đó luận văn tiến hành khảo sát tổ chức doanh nghiệp hiện đang đầu tư kinh doanh hoặc trực tiếp tham gia vào công tác quản lý doanh nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở thời điểm hiện tại các nhân tố ảnh hưởng thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị được đo lường bằng 5 yếu tố sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp: (1) Cơ sở hạ tầng; (2) Nguồn nhân lực; (3) Tính minh bạch của thông tin; (4) Môi trường pháp lý; (5) Môi trường dịch vụ cơng. Đó là các yếu tố có vai trị quan trọng trong quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Vì vậy, đây chính là cơ sở đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Trị.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ