Đặc điểm kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh quảng trị (Trang 51 - 53)

5. Kết cấu của luận văn

2.1. Đặc điểm tình hình kinh tếxã hội của tỉnh Quảng Trị

2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

2.1.2.1. Đặc điểm xã hội

- Dân số: Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2015, dân số tồn tỉnh là 620.410 người (trong đó nữ giới có 314.794 người và nam giới có 305.616 người), dân số khu vực thành thị chiếm 29,2%, khu vực nông thôn chiếm 70,8%. Trên địa bàn tỉnh gồm 3 dân tộc chính là dân tộc Kinh (chiếm 87,13%) Vân Kiều (chiếm 10,47%), Pa Cơ (chiếm 2,14%), các dân tộc cịn lại chiếm 0,26%. Đồng bào dân tộc thiểu số tập trung chủ yếu ở hai huyện Đa Krơng, Hướng Hố và một số xã thuộc các huyện Gio Linh, huyện Vĩnh Linh, huyện Cam Lộ.

Mật độ dân số bình quân của tỉnh đến 31/12/2015 là 131 người/km2(thấp hơn mức trung bình của cả nước 277 người/km2). Dân số của tỉnh phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành chính, mật độ dân số cao nhất là thành phố Đơng Hà 1.212 người/km2; trong khi đó đơn vị có mật độ thấp nhất là huyện Đa Krông 31 người/km2; huyện Hướng Hóa 70 người/km2.

Lao động:Lực lượng lao động của tỉnh năm 2015 là 348.640 người, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 43,5%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề là 32,8%. Cơ cấu độ tuổi lao động như sau: Lao động từ 15 tuổi đến 17 tuổi là 44.452 người (chiếm 12,75%); lao động từ 18 tuổi đến 24 tuổi là 44.469 người (chiếm 15,91%); lao động từ 25 tuổi đến 29 tuổi là 38.908 người (chiếm 11,16%); lao động từ 30 tuổi

đến 34 tuổi là 43.475 người (chiếm 12,47%); lao động trên 39 tuổi là 166.336 người (chiếm 47,71%). Hiện nay, tỉnh đang triển khai tập trung thực hiện nhiều giải pháp để phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm: thực hiện chính sách sử dụng, đãi ngộ và thu hút chuyên gia trình độ cao và lao động lành nghề; có chính sách hỗ trợ nhà đầu tư trong đào tạo cơng nhân, nhất là lực lượng lao động hiện có của tỉnh để giải quyết việc làm và giảm chi phí cho nhà đầu tư.

Về giáo dục đào tạo:Quảng Trị có số học sinh trong độ tuổi đi học tiểu học 98,5%, trung học cơ sở 95,1%, trung học phổ thơng 71,8%. Tỉnh đã hồn thành và được công nhận đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở từ năm 2005. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục khơng đồng đều, vùng miền núi có chất lượng rất thấp, tình trạng bỏ học nhiều. Mạng lưới trường lớp phân bố khá đều trên khắp địa bàn, đáp ứng đủ điều kiện cho tất cả học sinh trong độ tuổi có thể đến trường, nhưng điều kiện phục vụ cho giáo dục còn thấp, thiết bị phục vụ dạy học cịn thiếu nhiều, hiện nay mới chỉ có 65% số trường được cao tầng, kiên cố hố.

Lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ:Hiện nay 100% số xã, phường, thị trấn có trạm y tế. Năm 2015 tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 25%; 98% trẻ em được tiêm chủng mở rộng; 66,7 số xã có bác sỹ. Tỷ suất sinh giảm từ 19,1% năm 2010 xuống 18,3% năm 2015. Tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh hàng năm đều giảm.

Văn hố thơng tin: Người dân Quảng Trị cótính gắn kết cộng đồng cao. Đến cuối năm 2015 có 90% số hộ được phủ sóng phát thanh và 70% phủ sóng truyền hình. Các hoạt động văn hố, thơng tin, báo chí, thể dục, thể thao phát triển cả về quy mơ và có nhiều đổi mới về nội dung.

2.1.2.2. Đặc điểm về kinh tế

Cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, kinh tế Quảng Trị trong những năm vừa qua đã có sự tăng trưởng khá ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 7,4%. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 33,2 triệu đồng. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2015 đạt 3.881 tỷ đồng, tăng bình qn 8,39%/năm. Trong cơ cấu GDP tỷ trọng ngành cơng nghiệp, xây dựng tăng từ 36,7% năm 2011 lên 37,5% năm 2013 và 37,7% năm 2016; nông, lâm nghiệp và ngư nghiệp giảm từ 28,6% năm 2011 xuống 24,2% năm 2013 và 22,6% năm 2016.

Bảng 2.1. Các chỉ tiêu kinh tế tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012-2016Chỉ tiêu ĐVT Chỉ tiêu ĐVT Năm Tốc độ TTBQ (%) 2012 2013 2014 2015 2016 1. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) Tỷđ 12.730 14.592 16.455 18.273 20.598 7,4 2. Năng suất lao động (GDP/lao động) Trđ 39,4 44,4 48,3 53,2 65,2

3. GDP bình quân đầu người Trđ 21 24 26,8 29,6 33,2 4. Cơ cấu ngành kinh tế (GDP giá TT) % 100 100 100 100 100

- Công nghiệp, xây dựng % 36,7 37,4 37,5 37,6 37,7

- Nông, lâm, ngư nghiệp % 28,6 25,7 24,2 23,4 22,6

- Dịch vụ % 34,7 36,9 38,3 39,0 39,7

5. Tổng giá trị sản xuất (GO) Tỷđ 26.463 30.387 34.154 37.942 - 12,8 6. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội Tỷđ 6.651 7.436 8.277 9.476 10.175 11,2

- Vốn đầu tư nhà nước Tỷđ 2.625 2.709 2.289 2.695 2.389 -2,32

- Vốn đầu tư ngoài nhà nước Tỷđ 3.955 4.612 5.835 6.692 7.685 18,0

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Tỷđ 71 115 152 88 100 8,94

7. Xuất nhập khẩu

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa TrUSD 80,8 95,7 132,2 223,9 233,2 30,3 Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa TrUSD 81,9 122,4 151,7 252,3 240,0 30,8 8. Thu ngân sách trên địa bàn Tỷđ 2.812 3.330 3.510 3.579 3.881 8,39 9. Chi ngân sách địa phương Tỷđ 6.991 8.349 8.804 9.011 9.771 8,73

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị

Dịch vụ tăng từ 34,7% năm 2011 lên 38,3% năm 2013 và 39,7% năm 2016. Chi ngân sách địa phương năm 2015 là 9.771 tỷ đồng (tăng bình quân 8,73% năm). Giá trị xuất khẩu năm 2015 đạt gần 233,2 triệu USD, nhập khẩu 240 triệu USD. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn trong 5 năm (2012 - 2016) đạt 42.014 tỷ đồng (tăng gần 3 lần giai đoạn 2006 - 2011), trong đó vốn khu vực nhà nước đạt 12.707 tỷ đồng, chiếm 30,2%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh quảng trị (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)