Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tưở một số tỉnh trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh quảng trị (Trang 40 - 47)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp tại các nước trên thế giới,

1.2.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tưở một số tỉnh trong nước

1.2.2.1. Kinh nghiệm từ thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung. Trong những năm qua cùng với việc mở rộng và đa dạng hóa các quan hệ kinh tế quốc tế, hoạt động thu hút vốn đầu tư trở thành một nhân tố quan trọng trong chiến liệc phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng. Đến 31/12/2016, các KCN ở Thành phố Đà Nẵng đã thu hút 347 dự án, trong đó có 273 dự án trong nước với tổng số vốn đầu tư là 11.448,8 tỷ đồng và 74 dự án nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 774,2 triệu USD; tỷ lệ lấp đầy hơn 85%; thu hút hơn 63000 lao động tại địa phương và các tỉnh lân cận. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động chủ yếu là hoạt động sản xuất hàng may

mặc, chế biến thủy sản.

Với những thành tựu đạt được, UBND thành phố Đà Nẵng đã có những giải pháp quan trọng nhằm cải thiển và tăng cường môi trường đầu tư, tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động của các doanh nghiệp, cụ thể:

Thứ nhất, thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng (IPC DaNang) một đơn vị có chức năng giúp UBND thành phố và Sở kế hoạch đầu tư thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực xúc tiến đầu tư.

Thứ hai, ưu tiên thu hút đầu tư vào những ngành cơng nghiệp có giá trị gia tăng lớn như công nghệ thông tin, sản xuất phân mềm tin học, công nghiệp hướng vào xuất khẩu và sản xuất hàng tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu với quy mô vừa và lớn, thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Thứ ba, thực hiện các nhóm giải pháp về thu hút vốn đầu tư bao gồm: phát triển quy hoạch, cải thiện cơ sở hạ tầng; tăng cường xúc tiến đầu tư và các giải pháp khác về cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính… Điều này xuất phát từ những cơ sở, đó là Đà Nẵng đã rút được một số kinh nghiệm trong việc thu hút vốn, đặc biệt là những hạn chế trong một số cơ chế, chính sách, trong việc mở rộng đối tác nhằm tạo mơi trường thuận lợi, thơng thống, cởi mở hơn cho các nhà đầu tư

Thứ tư, hình thành các trung tâm thương mại, phát triển các dịch vụ cảng biển và sân bay, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thơng, vận tải, chuyển giao kỹ thuật, tư vấn đầu tư…

Thứ năm đa dạng hóa các loại hình du lịch, xây dựng các khu du lịch ven biển, phát triển.

Thứ sáu, quan tâm đặc biệt với các đối tác nước ngoài trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư; thực hiện tổ chức gặp gỡ định kỳ giữa chính quyền thành phố với các DN FDI để giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư, tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa chính quyền với các đối tác.

Ngồi ra, thành phố Đà Nẵng đã xác định được một số ngành mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm để kêu gọi vốn đầu tư nước ngồi. Đã có một số doanh nghiệp đến tìm hiểu cơ hội làm ăn, có những cam kết đáng tin cậy đầu tư vào Đà Nẵng, đang hoàn tất các thủ tục cấp phép hoạt động. Triển vọng thu hút vốn đầu tư FDI vào Đà Nẵng còn dựa vào vai trò của thành phố động lực vùng kinh tế trọng

điểm miền Trung. Từ đó có thể khẳng định, triển vọng thu hút vốn đầu tư FDI vào Đà Nẵng là khá sáng sủa, là cơ hội để thành phố Đà Nẵng đẩy mạnh hơn nữa quá trình phát triển kinh tế-xã hội, xứng đáng là thành phố động lực của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.

1.2.2.2. Kinh nghiệm từ tỉnh Bình Dương, Việt Nam

Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, Bình Dương vẫn là tỉnh thuần nông, công nghiệp và dịch vụ nhỏ bé, gần như chưa có hạ tầng cơng nghiệp. Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhưng nền kinh tế cịn yếu kém. Số dân chỉ bằng một quận của thành phố Hồ Chí Minh. Với thế đất cao, thoáng và nền xây dựng vững chắc, đất đai của Bình Dương rất thích hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp và đơ thị. Khác với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh cơng nghiệp liền kề trong vùng, Bình Dương bước vào xây dựng và phát triển KCN với xuất phát điểm thấp, do đó buộc Bình Dương phải có giải pháp và bước đi thích hợp, đi tắt đón đầu, biết tận dụng lợi thế của tỉnh.

Trên phạm vi toàn tỉnh, đến 31/12/2016, trong số 28 KCN đã thành lập với tổng diện tích trên 9.500 ha, chiếm 9,5% về số lượng và 11,3% về diện tích KCN cả nước; có 26 KCN đã đi vào hoạt động (chiếm 12,3% so với cả nước). Ban Quản lý các KCN Bình Dương được giao quản lý 25 KCN, có tổng diện tích quy hoạch là 7.539,59 ha; trong đó có 23 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 6.984,69 ha; cịn lại 02 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Các KCN đã hoàn thành việc xây dựng, thì kết cấu hạ tầng trong và ngồi KCN được đầu tư đồng bộ và hiện đại, góp phần thay đổi diện mạo của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh thu hút đầu tư vào KCN. Tổng diện tích đất cơng nghiệp của 23 KCN đang hoạt động đã cho thuê đạt 2.572 ha, tỷ lệ lấp đầy 50,5%, cao hơn bình quân chung của cả nước (tỷ lệ 48%).

Từ những vấn đề về thu hút đầu tư của KCN Bình Dương có thể cho ta một số bài học:

Một là,thường xuyên nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển KCN.

Việc chọn địa điểm, quy mơ hợp lý và loại hình tổ chức khơng gian sản xuất của từng KCN là những vấn đề có ảnh hưởng nhiều đến kết quả thu hút đầu tư và

hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Các KCN được phân bố rộng trong tỉnh. Việc thành lập mới KCN được tiến hành theo phương thức "cuốn chiếu, lan toả dần". Diện tích đất KCN được sử dụng cho thuê trên 60% khi đó mới được thành lập KCN khác. Theo quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế đến 2010 và 2020, Bình Dương tiếp tục mở rộng thêm diện tích KCN với những loại hình mới phù hợp nhu cầu phát triển công nghiệp trên địa bàn, tạo tiền đề tăng tốc thu hút đầu tư trong thời kỳ tiếp theo.

Trong công tác tổ chức xây dựng hạ tầng, thực hiện phương thức cuốn chiếu các hạng mục cơng trình trong từng KCN và theo trình tự hợp lý giữa các KCN trong tỉnh. Lựa chọn các chủ đầu tư của địa phương có tiềm lực, có kinh nghiệm. Đa dạng hố các loại hình KCN để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của các nhà đầu tư. Ngồi các KCN đa ngành nghề đã có, tỉnh hình thành các KCN chuyên ngành hoặc cụm cơng nghiệp chun mơn hố trong KCN. Liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa các KCN có quan hệ về tổ chức sản xuất, nhất là giữa các doanh nghiệp sản xuất chính với các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ, giữa các tiểu vùng trong tỉnh. Thu hút các dự án đầu tư có chọn lọc theo hướng dự án có trình độ cơng nghệ cao, vốn đầu tư lớn, tổ chức thành tổ hợp sản xuất hoặc thành cụm công nghiệp chun mơn hố trong KCN. Các KCN được xây dựng hài hoà trong khu liên hợp cơng nghiệp- dịch vụ- đơ thị, Bình Dương đang mở ra nhiều khả năng mới nhanh chóng thu hút đầu tư gắn với q trình hình thành đơ thị.

Hai là, xây dựng kết cấu hạ tầng KCN có chất lượng, nhanh chóng hồn thành đồng bộ các cơng trình với chi phí hợp lý nhất.

Trong q trình xây dựng các cơng trình cơng cộng, vấn đề giải phóng mặt bằng giao đất cho chủ đầu tư là việc làm phức tạp, dễ cản trở tiến độ xây dựng các bước tiếp theo. Ngay từ khâu quy hoạch KCN cũng như quy hoạch cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, Bình Dương ln xác định quan điểm KCN nên bố trí vào vùng đất hoang hố, càng tránh được khu dân cư càng giảm được sự tốn kém, phức tạp của Nhà nước, của dân; quan trọng hơn là cải tạo được vùng đất có giá trị kinh tế thấp thành vùng đất có lợi ích kinh tế cao hơn rất nhiều.

Khi cần phải giải toả, đền bù thì tỉnh áp dụng nhiều chính sách hợp lịng dân, bảo đảm cơng bằng, cơng khai. Người dân trong diện giải toả, đền bù được hưởng lợi ích trực tiếp từ KCN. Các hộ dân trong khu tái định cư được chuyển sang nhiều

ngành nghề dịch vụ, đại lý bán hàng, sửa chữa xe máy, cho thuê nhà trọ hoặc trở thành cơng nhân trong KCN, nhờ đó hơn 85% hộ dân sau giải toả đời sống được nâng cao. Ban quản lý có trách nhiệm tham gia việc lựa chọn chủ dự án xây dựng hạ tầng, thẩm định quy hoạch chi tiết, quy hoạch sử dụng đất, theo dõi kết quả xây dựng bên trong và bên ngoài KCN. Quản lý chặt chẽ việc xây dựng các cơng trình hạ tầng ở từng KCN có tác dụng giảm thấp các chi phí xây dựng, từ đó giảm phí hạ tầng cho doanh nghiệp.

Ba là,điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo ngành nghề và đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào các KCN.

Điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo ngành nghề ở các KCN Bình Dương triển khai theo hướng vận động, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới cơng nghệ, sử dụng nguyên liệu nội địa, đầu tư mới cơ sở sản xuất phụ trợ, cải tiến và tăng thêm mặt hàng để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

Trong những KCN mới được thành lập, có thể liên kết các đối tác trong nước (tổng công ty, tập đoàn kinh tế) và nước ngoài để đầu tư xây dựng một số cụm công nghiệp chun mơn hố hoặc một tổ hợp chun mơn hố trong KCN. Hình thức tổ chức mới này có khả năng tạo sự chuyển đổi hợp lý cơ cấu sản xuất của KCN trên địa bàn. Trong cùng một thời gian nhất định có thể khởi công xây dựng một số KCN đáp ứng nhu cầu đầu tư khác nhau.

Tỉnh có nhiều hình thức giới thiệu như mời gọi các tập đồn lớn đầu tư vào các ngành công nghệ cao, tạo điều kiện cho việc xây dựng và sử dụng kết cấu hạ tầng của các trung tâm công nghệ cao, nghiên cứu và công bố danh mục ưu tiên thu hút các dự án cơng nghệ cao, cơ khí chính xác, vật liệu mới với dây chuyền sản xuất hiện đại và sử dụng ít lao động.

Bốn là,tiếp tục thực hiện chương trình cải cách hành chính trong các hoạt động thu hút đầu tư vào KCN trên cơ sở hoàn chỉnh cơ chế quản lý "một cửa, tại chỗ", duy trì thường xuyên các quan hệ giao dịch hành chính giữa cơ quan cơng quyền với các nhà đầu tư, các công dân theo nguyên tắc công khai, minh bạch và lành mạnh.

Quan điểm và cách làm mời gọi đầu tư, chào đón nhân tài của Bình Dương đã trở thành truyền thống, có sự nhất trí từ lãnh đạo đến cán bộ công chức, được các nhà đầu tư đồng tình. Hằng tháng, lãnh đạo tỉnh cùng cán bộ đầu ngành đến với doanh nghiệp để tìm hiểu, giải quyết vướng mắc tại chỗ, coi vướng mắc khó khăn của doanh

nghiệp là khó khăn vướng mắc của tỉnh. Tỉnh phân công rõ trách nhiệm cụ thể, đồng thời hồn thiện sự phối hợp cơng tác giữa Ban quản lý các KCN với các ban ngành có liên quan trong tỉnh. Công tác xúc tiến đầu tư, tổ chức các hình thức cung cấp thơng tin hay mời gọi đầu tư trong và ngồi nước là hết sức cần thiết. Song, chính những việc làm, cách cư xử có tình có lý đã tạo được niềm tin, sự hài lòng của các nhà đầu tư, từ đó có sức lan toả thu hút thêm các nhà đầu tư mới đến Bình Dương.

1.2.2.3. Kinh nghiệm từ thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh có 974 dự án đầu tư, trong đó 416 dự án đầu tư nước ngoài và 558 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đầu tư là 1.663,55 triệu USD và 17.237 tỷ đồng, tương đương 1.114,39 triệu USD. Đã có 969 dự án đi vào hoạt động và 92 dự án đang xây dựng.

Tính đến 31/12/2016, thành phố Hồ Chí Minh có 15 KCN được thủ tướng quyết định thành lập với tổng diện tích theo giấy phép là 2.939,30 ha với tổng diện tích đất dành cho thuê là 1.659,24 ha. Trừ 3 KCN là Cát Lái 4, Phong Phú và Tân Phú Trung đang bắt đầu triển khai, hầu hết các KCN đã lấp đầy. Nhiều KCN đã và đang xin mở rộng ở thành phố Hồ Chí Minh hoặc đi các tỉnh gần, thậm chí ở một số tỉnh miền Bắc để thành lập KCN mới.

Để thu hút được nhiều vốn đầu tư vào các KCN, thành phố Hồ Chí Minh đã có những hoạt động cụ thể:

Một là, quy hoạch phát triển KCN gắn liền với quy hoạch phát triển đô thị và song song tổ chức thực hiện.

Khi cấp phép cho thành lập KCN cần phải tiến hành đồng thời xây dựng khu dân cư gần kề với khoảng cách 1,5 đến 2,0 km. Trong khu dân cư có nhà cho người thu nhập thấp, thu nhập vừa và thu nhập cao, có khu thương mại, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí...Như vậy sẽ đảm bảo cuộc sống ổn định cho người lao động, giảm thiểu thời gian đi lại, cơng nhân có điều kiện hưởng thụ văn hoá, vui chơi, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khoẻ. Do đó năng suất lao động tăng lên, thu nhập cao hơn làm cho người lao động gắn bó, tâm huyết với nơi làm việc, nhà đầu tư cũng thuận lợi trong việc tuyển dụng lao động.

Khu cơng nghiệp thường được bố trí ở những nơi tương đối xa khu trung tâm thành phố và ở vùng hiệu suất đất nông nghiệp thấp nên kết cấu hạ tầng như cầu đường, cấp điện, cấp nước, thơng tin liên lạc ... được tính trước và kéo đến hàng rào KCN. Đường đủ rộng và chịu được xe có trọng tải lớn, đặc biệt là tuyến dẫn đến sân bay và bến cảng. Hạ tầng ngồi hàng rào KCN có sự quan tâm của chính quyền địa phương nên việc xây dựng được triển khai nhanh chóng, tạo thuận lợi cho việc thực hiện các dự án đầu tư.

Trên nguyên tắc là công ty phát triển hạ tầng KCN phải lo xây dựng kết cấu hạ tầng trong KCN, bao gồm đường sá nội khu, mạng lưới cấp nước, thoát nước, viễn thông, nhà máy xử lý nước thải tập trung, phịng cháy chữa cháy, bệnh viện, câu lạc bộ cơng nhân, khu vui chơi giải trí, cơng viên, khoảng cây xanh, điện thoại và internet, xây dựng trạm điện đảo nguồn để cung cấp điện ổn định và có chất lượng.... Đây là những hạng mục rất quan trọng đối với KCN trong việc thu hút đầu tư, nhất là những dự án đầu tư công nghệ cao và công nghệ kỹ thuật cao. Ban quản lý luôn luôn kiểm tra, đôn đốc các công ty phát triển hạ tầng đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Ba là, kiên trì cơ chế quản lý "một cửa, tại chỗ".

Đây là một cơ chế phù hợp với mơ hình quản lý KCN đã được các doanh nghiệp KCN thừa nhận. Để hoàn thiện cơ chế "một cửa, tại chỗ" Ban quản lý KCN đã ký nhiều quy chế phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan ở thành phố Hồ Chí Minh như quy chế phối hợp giữa Ban quản lý với công an thành phố, bưu điện thành phố. Bên cạnh đó, UBND thành phố cũng giao một số quyền cho Ban quản lý có liên quan đến thủ tục xây dựng và môi trường. Với cơ chế giao quyền, uỷ quyền và phối hợp này, các bộ phận của Ban quản lý đều cơng khai hố quy trình, thủ tục và thời gian giải quyết công việc. Những việc làm trên rất cần thiết để giải quyết công việc,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh quảng trị (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)