Đối với Chính phủ, Ban quản lý và nhà đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh quảng trị (Trang 109 - 110)

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Chính phủ, Ban quản lý và nhà đầu tư

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách hiện hành về KCN theo hướng tăng cường phân cấp ủy quyền từ trung ương đến địa phương, gắn chặt với cơ chế phân công trách nhiệm và phối hợp rõ ràng, minh bạch giữa các cơ quan Trung ương và địa phương. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước từ Trung ương cho đến địa phương đảm bảo đủ thẩm quyền và nguồn lực để quản lý các KCN theo hướng một cửa, một đầu mối tương xứng với vai trò vị trí ngày càng quan trọng của các KCN trong quá trinh CNH, HĐH đất nước.

Chính phủ cần kiên quyết, có hình thức xử phạt thích đáng đối với các trường hợp “xé rào” để thu hút vốn đầu tư, cần phải xây dựng một “khung” ưu đãi riêng đối với từng khu kinh tế dựa trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của khu và định hướng phát triển của từng vùng, từng miền.

Cần có sự hợp tác giữa chính quyền địa phương và Ban quản lý khu công nghiệp trong quá trình thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế. Sự chủ động một mình của Ban quản lý cũng chưa đủ, cần có sự hỗ trợ từ các cấp Ban, ngành và sự hỗ trợ trực tiếp, chỉ đạo sát sao từ Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương về cơ chế chính sách đầu tư cũng như đào tạo nguồn nhân lực

Nhà đầu tư phải nhận diện đúng thực tế của thị trường, khai thác được nguồn nguyên liệu tại chổ để tận dụng chính sách hết sức ưu đãi về thuế;

Quyết định đầu tư cần dựa trên chiến lược, lộ trình phát triển của khu công nghiệp, tránh hiện tượng chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến định hướng phát triển tổng thể, sẽ không những làm ảnh hưởng đến tổng thể của địa bàn đầu tư sau này mà còn ảnh hưởng đến lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh quảng trị (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)