6. Bố cục luận văn
3.1.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (trước đây là Ngân hàng Công Thương Việt Nam) được hình thành theo Nghị định số 53/1988/NĐ- HĐBT, ngày 26/3/1988 trên cơ sở nhân sự và chức năng nhiệm vụ của Vụ Tín dụng Công nghiệp và Vụ Tín dụng Thương nghiệp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cùng các phòng Tín dụng Công nghiệp và Thương nghiệp thuộc các Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, thị xã. Ngân hàng Công Thương Việt Nam chính thức bước vào hoạt động từ ngày 8/7/1988.
Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác và các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.
Địa bàn hoạt động: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam có trụ sở chính đặt tại số 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, với 155 chi nhánh trải dài trên 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, có 02 văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng, 01 Trung tâm Tài trợ thương mại, 05 Trung tâm Quản lý tiền mặt, 03 đơn vị sự nghiệp (Trung tâm thẻ, Trung tâm công nghệ Thông tin, Trường Đào tạo & Phát triển Nguồn nhân lực VietinBank) và 958 phòng giao dịch. Bên cạnh đó, VietinBank có 02 chi nhánh tại CHLB Đức, 01 văn phòng đại diện tại Myanmar và 01 Ngân hàng con ở nước CHDCND Lào (với 01 Trụ sở chính,01 chi nhánh Champasak, 01 phòng giao dịch Viêng Chăn). Ngoài ra,
VietinBank còn có quan hệ với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Các giai đoạn xây dựng và phát triển:
1. Giai đoạn I (từ tháng 7/1988 - 2000): Thực hiện việc xây dựng và chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Công Thương (Nay là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank) hình thành và đi vào hoạt động.
2. Giai đoạn II (từ năm 2001 - 2008): Thực hiện thành công đề án tái cơ cấu Ngân hàng Công Thương về xử lý nợ, mô hình tổ chức, cơ chế chính sách và hoạt động kinh doanh.
3. Giai đoạn III (từ năm 2009 - 2013): Thực hiện thành công cổ phần hóa, đổi mới mạnh mẽ, phát triển đột phá các mặt hoạt động ngân hàng.
4. Giai đoạn IV (từ năm 2014 đến nay): Tập trung xây dựng và thực thi quản trị theo chiến lược, đột phá về công nghệ, tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh gắn với bảo đảm hiệu quả, an toàn, bền vững.
Từ ngày đầu thành lập vỏn vẹn chỉ có 22 tỷ đồng, Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển đến nay Quy mô hoạt động của VietinBank tăng trưởng tốt về số lượng và chất lượng: vốn chủ sở hữu đã đạt trên 63.000 tỷ đồng (tăng hơn 2.800 lần), trong đó vốn điều lệ là 37.234 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tổng tài sản của VietinBank cũng tăng từ 718 tỷ đồng (1988) lên đến 1.164.435 tỷ đồng (2018), với mức tăng là hơn 1.621 lần, Có thể nhìn nhận Vietinbank có mức tăng trưởng tốt về tổng tài sản, đầu tư, vốn quỹ trong các năm 2016- 2018:
Bảng 3.1. Một số thông tin về tài sản Vietinbank
Đơn vị tính : tỷ đồng
Tài sản Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng tài sản 948.699 1.095.061 1.164.435
Tiền cho vay 665.425 796.260 869.161
Đầu tư chứng khoán 136.121 131.922 105.232
Góp vốn và đầu tư dài hạn 3.203 3.114 3.317
Tiền gửi 655.060 821.461 899.758
Vốn và các quỹ 60.139 63.470 67.159
Nguồn : Báo cáo tài chính Vietinbank đã kiểm toán năm 2016- 2018.
Về hoạt động kinh doanh: Quy mô doanh thu của Vietinbank không ngừng được tăng trưởng và xu hướng tăng qua các năm: năm 2017 là 73.556 tỷ đồng tăng 14.534 tỷ so với năm 2017, năm 2018 là 83.408 tỷ đồng tăng 9.852 tỷ so với năm 2017; hiệu quả hoạt động kinh doanh ổn định và hiểu quả. Hàng năm, Ngân hàng thuế và nộp ngân sách gần hơn 1.300 tỷ đồng và các hoạt động an sinh xã hội trong cả nước. Tình hình kinh doanh thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.2. Một số thông tin về hoạt động kinh doanh Vietinbank
Đơn vị tính : tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng doanh thu 59.022 73.556 83.408
Tổng lợi nhuận trước thuế 8.569 9.206 6.730
Tổng chi phí 46.340 56.960 70.126
Lợi nhuận ròng 6.838 7.432 5.414
Ban đầu, cả hệ thống VietinBank chỉ có 11.380 cán bộ, nhân viên với mạng lưới gồm Hội sở chính ở Hà Nội (chưa tới 100 người),32 chi nhánh (CN) cấp I và 42 CN cấp II (ngoài ra còn có 23 phòng giao dịch (PGD) và 502 quỹ tiết kiệm). Đến nay, toàn hệ thống đã có gần 23.000 cán bộ, nhân viên làm việc ở Trụ sở chính, 2 Văn phòng Đại diện, 9 đơn vị sự nghiệp, 155 CN cùng gần 1.000 PGD.
Thương hiệu VietinBank đã được khẳng định và ghi nhận: 6 năm liên tiếp nằm trong Top 2000 Doanh nghiệp lớn nhất thế giới theo xếp hạng của Forbes; được Brand Finance định giá giá trị thương hiệu đạt 252 triệu USD với Sức mạnh Thương hiệu A+; Top dẫn đầu Thương hiệu mạnh Việt Nam 2017; Top 10 trong 500 Doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất 2017; được S&P xếp hạng tín nhiệm bằng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Với thành tích vượt trội, VietinBank vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và Huân chương Độc lập hạng Nhất.
Để thực hiện một cách vững chắc mục tiêu nói trên, VietinBank đã đề xuất 5 chủ điểm chiến lược để tập trung chỉ đạo và thực hiện trong giai đoạn 2018 - 2020, như sau:
- Tăng trưởng quy mô bền vững; - Chuyển dịch cơ cấu thu nhập;
- Phát triển hoạt động Ngân hàng thanh toán; - Nâng cao năng lực tài chính;
- Nâng cao năng suất lao động và quản trị chi phí hiệu quả.
Với mục tiêu trung - dài hạn của VietinBank là trở thành ngân hàng có quy mô lớn với hiệu quả hoạt động tốt nhất Hệ thống Ngân hàng Việt Nam vào năm 2020. VietinBank xác định những trọng tâm chiến lược trong giai đoạn tiếp theo là: Tiếp tục tăng trưởng kinh doanh có chọn lọc, hiệu quả, bền vững, chuyển dịch mạnh cơ cấu khách hàng, cơ cấu thu nhập; tiếp tục tự động hóa dịch vụ với tiện ích cao, cải thiện mạnh mẽ chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt chú
tài chính, tăng cường hiệu quả hoạt động ngân hàng và công ty con, công ty liên kết; cải thiện năng suất lao động, quản trị hiệu quả chi phí.