6. Bố cục luận văn
3.2.5.1. Thiết lập mô hình hồi quy
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của KHDN đối với chất lượng dịch vụ tín dụng thì luận văn sử dụng phương pháp phân tích hồi quy. Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (sự hài lòng của khách hàng) và các biến độc lập (phương tiện hữu hình, tính đáp ứng, năng lực phục vụ, độ tin cậy). Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của mối liên hệ và qua đó giúp dự đoán được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập. Phương pháp phân tích được chọn lựa là phương pháp chọn từng bước
Stepwise với tiêu chuẩn vào FIN là 0.05 và tiêu chuẩn ra FOUT là 0.1. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất.
Hình dạng phương trình:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4+ β5X5 + β6X6 Trong đó: Y: Mức độ hài lòng
X1: Chính sách giá cả X2: Tính đáp ứng
X3: Phương tiện hữu hình X4: Độ tin cậy
X5: Tiện tích sản phẩm X6: Sự đồng cảm + Ý nghĩa các tham số β:
β0: Phản ánh sự ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài yếu tố X1, X2, X3, X4, X5, X6 đến mức độ hài lòng.
β1: Phản ánh sự ảnh hưởng của các yếu tố X1 đến sự hài lòng khi X1 tăng/giảm 1 điểm thì mức độ hài lòng sẽ tăng/giảm β1.
β2: Phản ánh sự ảnh hưởng của các yếu tố X2 đến sự hài lòng khi X2 tăng/giảm 1 điểm thì mức độ hài lòng sẽ tăng/giảm β2.
β3: Phản ánh sự ảnh hưởng của các yếu tố X3 đến sự hài lòng khi X3 tăng/giảm 1 điểm thì mức độ hài lòng sẽ tăng/giảm β3
β4: Phản ánh sự ảnh hưởng của các yếu tố X4 đến sự hài lòng khi X4 tăng/giảm 1 điểm thì mức độ hài lòng sẽ tăng/giảm β4.
β5: Phản ánh sự ảnh hưởng của các yếu tố X5 đến sự hài lòng khi X5 tăng/giảm 1 điểm thì mức độ hài lòng sẽ tăng/giảm β5