có hiệu quả
Hệ thống pháp luật bao gồm các văn bản luật, các quy định, các văn bản quản lý hoạt động đầu tư… phản ảnh rõ ràng và chân thực nhất môi trường đầu tư của một quốc gia. Quốc gia có một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện và vận hành hữu hiệu là một trong những yếu tố tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, định hướng và hỗ trợ cho các nhà ĐTNN. Vấn đề mà các nhà ĐTNN quan tâm là: Thứ nhất, môi trường cạnh tranh lành mạnh, quyền sở hữu tài sản tư nhân được pháp luật bảo đảm. Thứ hai, quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hương lợi nhuận đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài. Thứ ba, quy định về thuế, giá, thời hạn thuê đất... Bởi yếu tố này tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận. Nếu các quy định pháp lý bảo đảm an toàn về vốn của nhà đầu tư không bị quốc hữu hoá khi hoạt động đầu tư không phương hại đến an ninh quốc gia, bảo đảm mức lợi nhuận cao và việc di chuyển lợi nhuận về nước thuận tiện thì khả năng thu hút FDI càng cao. Do vậy, hệ thống pháp luật phải thể hiện được nội dung cơ bản của nguyên tắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và theo thông lệ quốc tế. Đồng thời phải thiết lập và hoàn thiện định chế pháp lý tạo niềm tin cho các nhà ĐTNN. Bên cạnh hệ thống văn bản pháp luật thì nhân tố quyết định pháp luật có hiệu lực là bộ máy quản lý nhà nước. Nhà nước phải mạnh với bộ máy quản
lý gọn nhẹ, cán bộ quản lý có năng lực, năng động, có phẩm chất đạo đức. Việc quản lý các dự án FDI phải chặt chẽ theo hướng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư song không ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội. (Trần Thị Tuyết Lan 2014, tr.47-48)