Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của hàn QUỐC vào bắc NINH (1) (Trang 60 - 63)

Chỉ số PCI được các doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm đến như là công cụ hỗ trợ quan trọng để quyết định lựa chọn điểm và mở rộng sản xuất kinh doanh. Lãnh đạo các địa phương sử dụng PCI làm thước đo thành công của các chương trình cải cách về điều hành kinh tế, cũng như xác định những kinh nghiệm, bài học thực tiễn tốt từ những nơi khác để áp dụng tại địa phương mình. Các đại biểu dân cử và hiệp hội doanh nghiệp sử dụng PCI để giám sát hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh cấp địa phương. Các nhà hoạch định chính sách trung ương tham khảo các chỉ tiêu của PCI làm tiêu chí đánh giá cho nhiều chính sách cải cách kinh tế.

Nhận thức được tầm quan trọng của Chỉ số PCI, Bắc Ninh đã thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt để nâng cao chỉ số này. Ví dụ, để cải thiện chỉ số này năm 2016,

sau khi bị “rơi” xuống nhóm có chỉ số khá vào năm 2015, ngay từ những tháng đầu năm 2016, UBND tỉnh ban hành chỉ thị số 04/CT-UBND về việc tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các cấp tập trung thực hiện nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, chịu trách nhiệm cải thiện các chỉ số thành phần liên quan đến quản lý nhà nước của đơn vị mình. Trên cơ sở đó, chính quyền địa phương nhìn nhận lại những điểm còn hạn chế trong công tác điều hành, cải thiện môi trường kinh doanh, khắc phục và cải thiện những chỉ số thành phần còn thấp và giảm điểm, từ đó có những cách thức, giải pháp cải thiện những điểm yếu và tăng cường những điểm mạnh nhằm cải thiện và duy trì các chỉ số ở mức cao, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch, tạo được lòng tin đối với doanh nghiệp, cải thiện thứ bậc, đưa tỉnh Bắc Ninh trở lại nhóm có chỉ số PCI tốt trong bảng xếp hạng PCI toàn quốc năm 2016. Ngoài ra, tỉnh cũng ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ; chương trình số 151/CTr-UBND về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020; triển khai thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp dựa trên nền tảng cải thiện môi trường kinh doanh. Nhờ sự quyết tâm và những giải pháp kịp thời mà trong những năm qua Bắc Ninh luôn nằm trong nhóm có chỉ số tốt.

Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả chỉ số PCI của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2017

Năm Điểm tổng

hợp Kết quả xếp hạng cả nước Xếp loại

2010 64,48 6 Tốt 2011 67,27 2 Rất tốt 2012 62,26 10 Tốt 2013 61,07 12 Tốt 2014 60,92 10 Tốt 2015 59,91 13 Khá 2016 60,35 17 Tốt

Quan sát bảng tổng hợp trên, ta có thể thấy năm 2016 Bắc Ninh đã đạt mục tiêu đặt ra khi chỉ số đạt 60,35 điểm (tăng 0,44 điểm). Tính riêng khu vực đồng bằng sông Hồng, Bắc Ninh cũng xếp thứ 4. Ngoài ra, theo kết quả khảo sát của nhóm điều tra, Bắc Ninh cũng đứng thứ 7/63 tỉnh, thành phố hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Việt Nam trong tương lai, trong đó, lý do doanh nghiệp chọn tỉnh Bắc Ninh để đầu tư kinh doanh vì đánh giá cơ sở hạ tầng tốt (41,8%) và chất lượng điều hành tốt (26,9%).

Qua bảng trên, ta cũng thấy được sự cạnh tranh giữa các tỉnh trong việc thu hút FDI sẽ mạnh mẽ như thế nào khi các tỉnh đều quyết tâm nâng cao chỉ số này. Điển hình như năm 2016, mặc dù đã cải thiện điểm số nhưng Bắc Ninh lại giảm 4 bậc so với 2015. Lý giải cho điều này bởi mặc dù hầu hết các chỉ số thành phần của Bắc Ninh đều tăng nhưng vẫn còn 2 chỉ số giảm, trong đó có chỉ số Tính minh bạch có trọng số rất cao (20%) bị giảm khá mạnh, trong khi điều này ngược lại với các tỉnh nằm trong nhóm tốt của các năm trước. Nguyên nhân của việc giảm điểm này cũng đã được tỉnh nhận diện khi nhiều Sở, ngành, UBND cấp huyện hầu như không sử dụng phần mềm “một cửa liên thông”; nhiều dịch vụ công trực tuyến đã được đầu tư nhưng thực tế ít được giao dịch; chưa tích cực tạo lập hồ sơ giải quyết công việc qua phần mềm quản lý văn bản.

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp kết quả chỉ số thành phần của Bắc Ninh giai đoạn 2012-2017

CHỈ SỐ NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016

Gia nhập thị trường 7,73 8,13 8,1 8,29

Tiếp cận đất đai 6,7 5,38 5,85 6,04

Tính minh bạch 6,22 6,35 7,11 5,87

Chi phí thời gian 6,14 7,13 6,37 6,5

Chi phí không chính

thức 7,37 5,4 4,22 5,1

Tính năng động 5,47 5,26 5,07 5,32

Hỗ trợ doanh nghiệp 5,69 5,74 5,35 5,64

Đào tạo lao động 6,04 6,73 6,82 7,17

Thiết chế pháp lý 4,97 5,23 5,38 4,85

Cạnh tranh bình đẳng 4,57 4,62 3,5 4,77

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của hàn QUỐC vào bắc NINH (1) (Trang 60 - 63)