Cơ sở hạ tầng của Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của hàn QUỐC vào bắc NINH (1) (Trang 54 - 60)

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Như đã đề cập tại chương 1, kết cấu hạ tầng kỹ thuật có thể đươc coi là yếu tố quyết định việc thu hút FDI và thúc đẩy hoạt động FDI diễn ra nhanh chóng. Nhận thức được tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng nên tỉnh luôn chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng các khu công nghiệp; coi đây là nhiệm vụ, mục đích và là nền tảng để thu hút đầu tư, phát triển đô thị và kinh tế - xã hội. Nhờ vậy mà trải qua hơn 20 năm từ ngày thành lập tỉnh, kết cấu hạ tầng kỹ thuật của tỉnh được đầu tư, phát triển đồng bộ, hiện đại và được các nhà đầu tư đánh giá rất cao. Trong báo cáo chỉ số PCI năm 2016, Bắc Ninh cũng đứng trong nhóm dẫn đầu về chỉ số cơ sở hạ tầng với 41,8% doanh nghiệp tham gia khảo sát bình chọn. Kết quả này khẳng định và nâng cao vị thế của một tỉnh có sức thu hút đầu tư mạnh trong cả nước.

- Hạ tầng Khu công nghiệp

KCN, KCX là một trong những nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Điều này đã được khẳng định tại Nghị quyết của Đảng tại các kỳ Đại hội từ năm 1986 đến nay. Nhận thức được vai trò của KCN, KCX, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, phát huy lợi thế về địa kinh tế, tiềm năng thế mạnh của tỉnh, cùng với sự tham mưu của Ban quản lý các KCN tỉnh, Bắc Ninh đã thực hiện quy hoạch xây dựng và phát triển các KCN, coi đây là khâu đột phá trong việc đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp. Nhờ vậy mà Bắc Ninh đã thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, XVII, và XVIII. Bên cạnh đó, từ những bước đi bài bản trong công tác quy hoạch, đến quá trình chỉ đạo và thực hiện, các KCN hiện không chỉ là một bộ phận riêng biệt với sức hút lớn từ các dự án FDI mà tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, kết nối với hạ tầng ngoài hàng rào KCN, vừa phục vụ nhà đầu tư thứ cấp trong việc triển khai nhanh dự

án, vừa góp phần cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh, phục vụ tích cực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tính đến hết năm 2016, theo báo cáo của Ban quản lý các KCN tỉnh, Bắc Ninh có 16 KCN tập trung được thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung theo văn bản số 1511/TTg-KTN ngày 20-8-2014 và văn bản số 2007/TTg-KTN ngày 6- 11-2015, với tổng diện tích 6.397,68 ha. 13 KCN được cấp giấy CNĐT cho 16 dự án hạ tầng KCN với tổng diện tích quy hoạch 5.111,5ha và diện tích đất công nghiệp cho thuê là 3.476,41ha. 9 KCN đã đi vào hoạt động với diện tích quy hoạch 2.872,98ha, diện tích đất công nghiệp cho thuê là 2.017,61ha, đã cho thuê 1.415,87ha đất công nghiệp. Tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất quy hoạch đạt 70,18%, trên diện tích đất thu hồi 82,73%. Các KCN đều được quy hoạch hoàn chỉnh và đồng bộ đủ đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư lớn. Hiện tại, Bắc Ninh đã trở thành nơi “hội tụ” của các tập đoàn công nghiệp hàng đầu thế giới như: Samsung, Canon, Microsoft Mobile, Foxconn, Semcorp… Các KCN Bắc Ninh khẳng định thương hiệu của mình, tạo sức hấp dẫn khác biệt với các đối tác trong và ngoài nước, đồng thời đóng vai trò chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

- Hạ tầng giao thông

Bắc Ninh là tỉnh có hệ thống giao thông đa dạng, gồm cả đường bộ, đường sắt và đường sông. Nhiều năm qua, để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lập quy hoạch phát triển, đầu tư mở rộng sản xuất, đồng thời tăng sự kết nối chặt chẽ giữa các địa phương trong tỉnh và các tỉnh lân cận, Bắc Ninh đã tập trung đầu tư hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, mở rộng các tuyến đường nội thị vàhoàn chỉnh hệ thống giao thông đối ngoại.

Đường bộ: Bắc Ninh là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, nằm trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nôi - Hải Phòng - Quảng Ninh nên được Chính phủ quan tâm đầu tư cho phát triển các tuyến đường huyết mạch như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 17, Quốc lộ 18 và Quốc lộ 38. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn hàng loạt các đường Cao tốc chạy qua như: CT03, CT06, CT07, CT20 và CT21. hệ thống các tuyến đường trong nội tỉnh cũng được nâng cấp và xây dựng mới. Nhờ đó mà hiện nay hệ thống

giao thông đường bộ của Bắc Ninh rất thuận tiện cho việc vận chuyển, giao lưu kinh tế giữa trong và ngoài tỉnh.

Đường sắt: Trên địa bàn tỉnh hiện nay có tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng với 3 đường ray 1.000mm, 1.435mm, 4 ga và dài 162km chạy qua và tuyến đường sắt Hà Nội - Bắc Ninh - Hạ Long (Yên Viên - Cái Lân) đang được xây dựng.

Đường sông: Hệ thống sông ngòi tỉnh tỉnh Bắc Ninh khá dày đặc, mật độ lưới sông cao, có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dân, sông Đông Coi,……Các sông lớn đều có khả năng cho tàu từ 200-500 tấn đi qua. Trên hệ thống sông có 4 cảng: cảng Đáp Cầu, cảng Đức Long, cảng Bến Hồ và cảng Kênh Vàng. Trong đó cảng lớn nhất là cảng Đáp Cầu có khả năng phục vụ tàu 400 tấn và công suất 500 ngàn tấn/năm. Ngoài ra, khu vực sông Cầu còn 1 cảng chuyên dùng khác do công ty TNHH Kính nổi Việt Nam xây dựng có công suất 150 ngàn tấn/năm.

- Hạ tầng Bưu chính-viễn thông, CNTT

Trong thời kỳ bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay, bưu chính - viễn thông luôn được coi là một ngành đặc biệt quan trọng góp phần tích cực trong tăng trưởng kinh tế của vùng, khu vực và quốc gia. Vì vậy, tỉnh Bắc Ninh đã tập trung nguồn lực cho lĩnh vực này theo hướng đi tắt, đón đầu, ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại tạo nên sự thay đổi rõ rệt cả về chất và lượng. Bằng chứng là các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh không ngững đầu tư hạ tầng để cung cấp nhiều dịch vụ viễn thông đa dạng cho các khu vực, tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của người dân và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh. Ngoài ra, dịch vụ viễn thông còn chuyển dịch theo hướng đa dịch vụ, tích hợp công nghệ với nhiều dịch vụ mới như RFID,….

Theo Thống kê của Cục thống kê Bắc Ninh thì đến tháng 6 năm 2016, trên địa bàn tỉnh có 8 doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ viễn thông, internet và truyền hình

trả tiền. Trong đó, viễn thông Bắc Ninh, Viettel Bắc Ninh và Mobifone Bắc Ninh là 3 doanh nghiệp chủ đạo đang đầu tư, quản lý phần lớn hạ tầng mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh. Tổng số trạm thu phát sóng thông tin di động là 1.450 trạm, phủ sóng 100% địa bàn tỉnh. Hạ tầng ngoại vi được định hướng phát triển theo hướng cáp quang hóa thay thế cáp đồng được thực hiện đến các thuê bao, tổng số thuê bao điện thoại tăng 90.000 thuê bao (tăng 7%) so với cùng kỳ năm 2015, nâng tổng số điện thoại là 1.392.322 thuê bao (trong đó điện thoại cố định là 51.196 thuê bao, điện thoại di động là 1.341.126 thuê bao), đạt mật độ 117 thuê bao/100 dân. Số thuê bao Internet tăng trong kỳ là 1.439 thuê bao, nâng tổng số thuê bao internet là 495.933 thuê bao (trong đó thuê bao Internet băng rộng là 65.933 thuê bao, Internet không dây băng rộng là 430.000 thuê bao), đạt mật độ 118 thuê bao/100 dân (đã quy đổi).

Hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông được hiện đại hóa. Nhiều năm qua, Bắc Ninh luôn nằm trong top 10 tỉnh, thành phố có chỉ số ICT Index (chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT) cao nhất cả nước. Hoạt động của các mạng công nghệ thông tin đã góp phần đáng kể trong công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính của các cơ quan Đảng và Nhà nước.

- Hạ tầng điện, nước

Để đảm bảo việc cấp điện được đầy đủ và ổn định đến hàng rào cho mọi nhà đầu tư trong KCN, Bắc Ninh đã thực hiện cấp điện từ lưới điện quốc gia qua trạm biến áp 110/220KV với công suất 2x40MVA và hệ thống truyền tải điện dọc theo các lô đất. Đồng thời cho phép các nhà đầu tư lựa chọn sử dụng điện trung thế hoặc hạ thế tùy theo nhu cầu. Ngoài ra, Bắc Ninh cũng luôn tạo điều kiện tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của Chủ đầu tư khi họ tiếp tục mở rộng đầu tư, điều chỉnh tăng vốn, mở rộng quy mô sản xuất. Ví dụ điển hình mới đây nhất là việc Samsung thực hiện điều chỉnh tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất dẫn đến yêu cầu về nguồn điện chất lượng cao và ổn định, sản lượng lớn tại KCN. Ngay lập tức, UBND tỉnh đã kiến nghị và thực hiện triển khai dự án “Trạm biến áp 110 kV Yên Phong 5 và nhánh rẽ” với nhà thầu là công ty Điện lực Bắc Ninh. Dự án bắt đầu từ tháng 10 năm 2016 với tổng vốn đầu tư 162 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn I lắp đặt 2 máy biến áp công suất 63 MVA điện áp 110/35/22kV.

Nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho các chủ đầu tư trong các KCN trên địa bàn tỉnh, Bắc Ninh đã cho xây dựng các trạm xử lý nước ngầm, hệ thống điều hòa dung tích lớn và mạng lưới cấp nước một cách đồng bộ và hiện đại. Ngoài ra, Bắc Ninh đã cho xây dựng thành công nhiều hệ thống xử lý nước thải có hiệu quả cao tại các KCN để đảm bảo vấn đề về môi trường. Đến nay, trong số 09 KCN đã đi vào hoạt động, có 06 KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung hoạt động; 02 KCN đang vận hành chạy thử; 01 KCN đang tiến hành xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị, dự kiến đưa vào vận hành trạm xử lý nước thải vào tháng 12/2017. Mới đây nhất, UBND tỉnh Bắc Ninh cũng đã đồng ý giao 4,2ha đất cho công ty TNHH môi trường Ngôi Sao Xanh xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải công nghiệp và chất thải rắn sinh hoạt. Nước thải công nghiệp được thu gom và xử lý tại trạm xử lý nước thải chung của KCN. Chất thải rắn từ các nhà máy xí nghiệp được thu gom, phân loại trước khi chuyển về bãi thải để xử lý.

Ngoài ra, Bắc Ninh cũng đã cho xây dựng các công trình tiện ích công cộng khác tại các KCN như: Trung tâm kho vận, ngân hàng, hệ thông chiếu sáng, an ninh, phòng cháy chữa cháy, dải cây xanh, nhà ở cho cán bộ, khu chung cư, khu dịch vụ, trạm y tế, khu vui chơi giải trí, siêu thị, tổ hợp thể thao... giải quyết và đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của cán bộ công nhân làm việc cho các doanh nghiệp trong KCN.

Cơ sở hạ tầng xã hội

- Hạ tầng y tế, giáo dục

Giáo dục: Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh phát triển toàn diện cả về loại hình, quy mô và chất lượng, luôn nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước với nhiều điểm sáng tiêu biểu như: Kiên cố hóa trường lớp học, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư theo hướng hiện đại; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia; đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Hiện nay, trên địa bàn có 12 trường Đại học-Học viện, 15 trường Cao Đẳng, 4 Viện nghiên cứu cùng nhiều dự án xây dựng cơ sở của các trường Đại học như: Đại học Dược, Đại học Bách Khoa, Đại học Thống kê, Đại học Luật Hà Nội,…(Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh 2017)

Y tế: Xuất phát điểm là một tỉnh có hệ thống y tế vừa thiếu, vừa yếu, không đáp ứng được nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, nhưng sau 20 năm từ

ngày tái lập tỉnh, đến nay ngành y tế Bắc Ninh đã có những phát triển vượt bậc, được đánh giá là một trong những địa phương có chất lượng y tế cao trong cả nước. Hệ thống tổ chức bộ máy ngành y tế trong tỉnh không ngừng phát triển, lớn mạnh theo thời gian. Nếu như năm 1997, toàn ngành chỉ có 4 đơn vị tuyến tỉnh, 5 bệnh viện huyện, 10 phòng khám đa khoa khu vực và 123 trạm y tế xã thì đến nay toàn ngành đã có 35 đơn vị trực thuộc Sở, 08 đơn vị thuộc Chi cục Dân số, 126 trạm y tế cấp xã; trong đó có 2 đơn vị được xếp hạng I, 11 đơn vị xếp hạng II; 16 đơn vị xếp hạng III. Về đội ngũ cán bộ, năm 1997 toàn ngành có 1.711 cán bộ y tế, trong đó chỉ có 372 bác sỹ thì đến nay ngành đã có 3.682 công chức, viên chức, lao động, trong đó có 1.265 bác sỹ (05 tiến sỹ, 55 chuyên khoa cấp II, 71 thạc sỹ, 270 chuyên khoa cấp I). Ngoài ra có hơn 800 nhân viên y tế và hơn 600 cộng tác viên dân số ở thôn, khu phố. Thời gian qua hệ thống y tế cũng đã được đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại phục vụ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh với tổng kinh phí hơn 2.000 tỉ đồng. BVĐK tỉnh, bệnh viện Sản Nhi, bệnh viện Gia Bình, Từ Sơn, Quế Võ, Tiên Du…đã được đầu tư xây dựng mới, các TTYT và các đơn vị trực thuộc Sở cũng được quan tâm, nâng cấp và cải thiện(Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh 2017).

- Hạ tầng Ngân hàng, tín dụng

Ngành ngân hàng tại Bắc Ninh cũng rất phát triển đóng vai trò huyết mạch của nền kinh tế tỉnh. Hiện tại Bắc Ninh là tỉnh có mật độ ngân hàng dày nhất cả nước, chỉ đứng sau các thành phố Trung ương.

Theo thống kê của Cục thống kê Bắc Ninh đến năm 2017, tổng nguồn vốn huy động của toàn ngành NH tỉnh ước đạt khoảng 90.000 tỷ đồng, tăng gấp hơn 380 lần so với đầu năm 1997 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 36% năm. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế ước đạt khoảng 70.000 tỷ đồng, tăng gấp gần 210 lần so với đầu năm 1997 và tốc độ tăng trưởng bình quân là 31% năm.

Tỷ lệ nợ xấu hiện chỉ trên 1%, thấp hơn giới hạn cho phép. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ tín dụng hàng năm luôn cao hơn mức tăng trưởng bình quân của Ngành trong toàn quốc và chuyển dịch theo hướng tích cực.

Hiện nay, hầu hết các hệ thống đã nối mạng thanh toán, chuyển tiền thông suốt từ trung ương đến các chi nhánh và nối mạng thanh toán quốc tế, tốc độ thanh toán tăng mạnh. Các dịch vụ NH phong phú, đa dạng, hiện đại, với ứng dụng công nghệ cao được đưa vào khai thác, sử dụng đồng bộ, hiệu quả như thẻ NH, NH internet, NH di động, NH tại nhà...

Nhờ đó, hệ thống NH, TCTD trên địa bàn đã triển khai thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ về thành toán không dùng tiền mặt. Hiện toàn hệ thống có 230 máy ATM, 824 POS, thực hiện trả lương qua tài khoản cho hơn 540.000 cá nhân, tổ chức (Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh 2017).

Từ chỗ chỉ có 4 chi nhánh NH và 11 QTDND cơ sở, đến nay mạng lưới NH, TCTD đã phát triển rộng khắp tỉnh với 36 đầu mối các NH. Trong đó có chi nhánh NHNN, 10 NHTM Nhà nước, 21 NHTMCP, 1 NHCSXH, 1 NH HTX, 1 NH 100% vốn nước ngoài, 1 Ngân hàng Phát triển, 26 QTDND cơ sở và 1 tổ chức tài chính vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của hàn QUỐC vào bắc NINH (1) (Trang 54 - 60)