Kinh nghiệm thu hút FDI của Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của hàn QUỐC vào bắc NINH (1) (Trang 86 - 87)

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), tính đến ngày 20/03/2017, cả nước có 23.071 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 300,7 tỷ USD. Đầu tư nước ngoài đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên, Bắc Ninh không phải thuộc các tỉnh dẫn đầu trong thu hút FDI. Do đó, Bắc Ninh cần tìm hiểu, tiếp thu và phát huy những kinh nghiệm thu hút FDI từ các tỉnh đi đầu trên cả nước để có những bước đi hiệu quả hơn trong thời gian tới mà điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh, địa phương đi đầu trong thu hút FDI với 45,66 tỷ USD (chiếm 15,1% tổng vốn đầu tư).

Với vai trò đầu tàu, là cực tăng trưởng trọng yếu và là cửa ngõ chính kết nối kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được thành công như hôm nay nhờ việc thực hiện nhiều chính sách thu hút nguồn vốn FDI, trong đó cải cách thủ tục hành chính, quản lý là mục tiêu số một. Thực tế, Thành phố Hồ Chí Minh đã có những đột phá trong công tác CCTTHC, đã giảm 10 TTHC, sửa đổi, bổ sung 26 thủ tục, thay thế 5 thủ tục và bãi bỏ 144 thủ tục. Bên cạnh đó, TPHCM đã cập nhật 241 TTHC vào cơ sở dữ liệu quốc gia để các DN và người dân tiện tiếp cận, thực thi; triển khai thực hiện dự án Quy định điện tử (E-regulations). Đồng thời, triển khai hệ thống một cửa điện tử trên điện thoại di động ứng dụng công nghệ 3G. Nhờ đó, không chỉ hơn 3.000 văn phòng đại diện từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế TPHCM đã có những đánh giá tích cực về quá trình CCTTHH, mà thành phố còn tạo được niềm tin để thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài khác đến TPHCM trong thời gian tới.

TP. Hồ Chí Minh đã thành lập các Ban quản lý theo lĩnh vực hoạt động, phát huy vai trò tham mưu cho UBND thành phố để xây dựng các chính sách thẩm định

dự án đầu tư, thu hút đầu tư linh hoạt, phù hợp với quy mô, phạm vi hoạt động của từng khu, từ đó nâng cao cất lượng cung cấp thông tin, hướng dẫn và giải quyết theo cơ chế “một cửa”, rút ngắn thời gian cấp giấy phép, giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư.

Ngoài ra, chính sách về đất đai với các dự án FDI cũng đã được thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thí điểm chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hạ tầng và chuyển nhượng nhà ở gắn liền với đất có hạ tầng tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng đã thành công và là cơ sở để Chính phủ ban hành Nghị định 84 sau này.

Đặc biệt, Thành phố tập trung huy động nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng. Mạnh dạn triển khai các hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BT, BTO ở nhiều dự án quan trọng. Việc áp dụng thanh toán bằng giá trị quyền sử dụng đất với công trình BT đã được Chính phủ cho thí điểm, cung cấp nhiều thực tiễn để Chính phủ xây dựng các nghị định về đầu tư theo hình thức trên. Cụ thể, dự án đường vành đai ngoài Tân Sơn Nhất-Bình Lợi do Tập đoàn GS E&C thực hiện là dự án BT đầu tiên của nước ngoài thí điểm tại TPHCM đem lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của hàn QUỐC vào bắc NINH (1) (Trang 86 - 87)