Phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của hàn QUỐC vào bắc NINH (1) (Trang 64 - 69)

vào Bắc Ninh

2.2.1. Quy mô đầu tư và số dự án đầu tư

Thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế với lợi thế về vị trí địa lý cùng khả năng liên kết vùng, khu vực thuận lợi, nguồn nhân lực chất lượng và sự năng động của lãnh đạo tỉnh, sự quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong toàn tỉnh, tạo điều kiện thu hút trong khuôn khổ chính sách cho phép mà những năm qua, Bắc Ninh đã thu hút có hiệu quả dòng vốn FDI. Những con số biết nói đã chỉ ra sự gia tăng liên tục của dòng vốn FDI vào tỉnh trong những năm vừa qua. Nếu như hết năm 2013, Bắc Ninh mới chỉ thu hút được hơn 470 dự án với tổng

vốn đăng ký lũy kế đạt hơn 6 tỷ USD thì tính đến 10/11/2017, cả 2 chỉ tiêu này đều đã tăng hơn gấp đôi với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này đạt 27,13%. Cụ thể xem bảng số liệu 2.5 dưới đây.

Bảng 2.5: Tỷ trọng nguồn vốn FDI của Hàn quốc tại Bắc Ninh giai đoạn 2011- 10/11/2017 Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) Lũy kế số dự án được cấp phép 471 569 720 958 1.087 22,76 Tổng vốn Đăng ký

lũy kế (triệu USD) 6.195,7 7.509 11.083 12.173,3 15.658,3 27,13 Số dự án FDI của

Hàn quốc lũy kế 232 309 436 645 697 31,39

Vốn đăng ký lũy

kế (triệu USD) 3.232 4.468,2 7.539,6 8.042,8 10.760 35,2

Cơ cấu (%) 52,17 59,5 68,03 66,07 68,72 x

Nguồn: Niên giám thống kê 2016 và Cục thống kê Bắc Ninh

Quan sát bảng trên chúng ta thấy, cả số dự án lũy kế và tổng số vốn đăng ký lũy kế của các dự án FDI vào Bắc Ninh giai đoạn này đều tăng trưởng mạnh mẽ. Để có được sự tăng trưởng này là sự phát triển mạnh mẽ của các Dự án FDI Hàn quốc tại Bắc Ninh. Những năm vừa qua, Hàn quốc, một trong 12 thành viên sáng lập của APEC, không chỉ là một trong những đối tác lớn nhất của Việt Nam mà còn là nhà đầu tư lớn nhất tại Bắc Ninh khi cả số dự án đăng ký lũy kế của Hàn quốc và vốn đăng ký lũy kế đều chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn khu vực FDI (chiếm từ 50-70%). Cụ thể, dòng vốn FDI Hàn quốc đổ vào Bắc Ninh gia tăng mạnh mẽ qua từng năm, nếu như năm 2013, con số này chỉ đạt 3,232 tỷ USD chiếm 52% tổng vốn đăng ký lũy kế toàn khu vực FDI, chủ yếu là thuộc Dự án SEV (2,5 tỷ USD) thì đến năm 2017, thương hiệu Samsung đã thu hút rất nhiều các dự án FDI vệ tinh khác cộng với việc

110 77 127 109 52 1574.00 1236.20 3071.40 603.20 2717.20 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số dự án phát sinh Vốn đăng ký và cấp thêm

điều chỉnh tăng vốn đăng ký, mở rộng dự án kinh doanh sản xuất mà con số này đã đạt hơn 9 tỷ USD (chiếm 58% tổng vốn đăng ký lũy kế toàn khu vực FDI). Sự gia tăng trong tổng vốn đăng ký mới và cấp thêm của những dự án FDI Hàn quốc đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong tổng vốn đăng ký của toàn khu vực FDI trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2015, tổng vốn đăng ký lũy kế của Khu vực FDI tăng khoảng 3,5 tỷ USD thì trong số này đã có 3 tỷ USD là vốn cấp thêm của dự án SDV năm 2015. Giai đoạn tử 2016 đến tháng 11 năm 2017, con số này tăng khoảng 3,6 tỷ USD thì đã có 2,5 tỷ USD cũng là vốn cấp thêm của dự án SDV năm 2017 và 0,1 tỷ USD của dự án đăng ký mới Hanwha Techwin Security Việt Nam.

Đơn vị tính: triệu USD

Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện sự gia tăng của các dự án FDI Hàn quốc tại Bắc Ninh và vốn đăng ký mới, cấp thêm giai đoạn 2013-10/11/2017

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Niên giám thống kê Bắc Ninh 2016 và Cục thống kê Bắc Ninh)

Biểu đồ trên minh họa cụ thể số dự án đăng ký mới và vốn đăng ký mới cộng cấp thêm qua những con số. Không khó để nhận ra, nổi bất nhất trong giai đoạn này là năm 2015 và 2017 khi số vốn đăng ký mới và cấp thêm đều đạt kỷ lục, qua đó góp phần đưa Bắc Ninh trở thành một trong những tỉnh thu hút nhiều dự án và nguồn vốn FDI nhất cả nước.

Để đạt được thành công như vậy, trước hết phải kể đến sự nỗ lực của Bắc Ninh trong công tác cải cách thủ tục hành chính, Bắc Ninh coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của địa phương. Theo đó, công tác cải cách hành chính được tỉnh triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả cả về cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy, cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Điển hình trong cải cách thủ tục hành chính là thực hiện nghiêm túc việc rà soát các thủ tục hành chính và thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật khi có sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ, bãi bỏ liên quan đến các thủ tục hành chính; kiểm soát chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc các thủ tục đã được công bố công khai, đồng thời nghiên cứu, đề nghị cắt giảm tối đa các thủ tục không cần thiết; công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của ngành trên cổng thông tin điện tử của sở Kế hoạch và Đầu tư, trong đó ưu tiên việc cắt giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính so với quy định; bước đầu thực hiện thành công việc đăng ký kinh doanh qua mạng… Bên cạnh đó, sở Kế hoạch và Đầu tư cũng thường xuyên chỉ đạo rà soát, nâng cao chất lượng hỗ trợ, phục vụ doanh nghiệp, phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết kịp thời vướng mắc cho doanh nghiệp; tăng cường đối thoại giữa chính quyền với doanh nghiệp và nhân dân. Nhờ vậy mà tỉnh đã cải thiện được chỉ số PCI và luôn nằm trong tỉnh có thứ hạng tốt, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong thu hút FDI nói chung và FDI của Hàn quốc nói riêng.

Thứ hai là công tác xúc tiến đầu tư đã được tỉnh thực hiện rất mạnh mẽ. Bắc Ninh thực hiện công tác xúc tiến đầu tư theo hướng kết hợp giữa việc tổ chức các hội nghị nhà đầu tư hoặc hoạt động xúc tiến chung quy mô lớn với tiếp cận trực tiếp. Cơ quan xúc tiến và hỗ trợ đầu tư xây dựng danh sách, mục tiêu và tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng bằng tài liệu quảng bá được thiết kế riêng để nêu bật lý do họ nên đầu tư ở Bắc Ninh. Sau khi nhà đầu tư tiếp cận, tỉnh kịp thời có ý kiến phúc đáp trong khoảng thời gian đã cam kết. Hệ thống dữ liệu, thông tin, tài liệu xúc tiến đầu tư được chuẩn hóa từ cơ sở dữ liệu về cơ sở hạ tầng, hệ thống quy hoạch, chính sách, thủ tục cho đến quy trình đầu tư. Ví dụ điển hình mới đây nhất là Hội nghị xúc tiến đầu tư Bắc Ninh 2017 do sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì.

2.2.2. Cơ cấu đầu tư

Cơ cấu theo ngành đầu tư

Các dự án đầu tư của Hàn quốc tại Bắc Ninh đều được thực hiện theo đúng chủ trương thu hút của tỉnh đã được quy định tại Quyết định số 293/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2013, đó là: “Ưu tiên thu hút các dự án sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, có số thu ngân sách lớn, nâng cao mức sống của người lao động và nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, suất đầu tư lớn, tác động lan tỏa tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo giá trị gia tăng cao. Đầu tư đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế với giải quyết các vấn đề về xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội”. Do đó, vốn đầu tư của Hàn quốc tại Bắc Ninh hầu hết đểu được thực hiện trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Số còn lại được thực hiện trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, tài chính-tín dụng như Woori Bank, Shinhan Bank hoặc ngành vận tải giao nhận lớn nhất là dự án Hanaro TNS (các doanh nghiệp vệ tinh của Samsung). Tuy nhiên số vốn đầu tư rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư của các Dự án FDI Hàn quốc.

Bảng 2.6: Cơ cấu ngành đầu tư của các dự án FDI Hàn quốc tại Bắc Ninh lũy kế đến 11/2017

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các bài báo trên Cổng thông tin điện tử Bắc Ninh

Quan sát bảng trên ta thấy, lũy kế đến tháng 11 năm 2017, hầu hết các dự án FDI của Hàn quốc đều tập trung vào lĩnh vực chế biến chế tạo khi vốn đăng ký lũy kế trong lĩnh vực này chiếm tới 93,6% tổng vốn đăng ký của các dự án FDI Hàn quốc, các dự án phát sinh hàng năm cũng đều tập trung vào lĩnh vực này.

Cơ cấu theo địa bàn đầu tư

Ngành Số dự án Vốn đăng ký(triệu

USD)

Chế biến,chế tạo 670 10.071

Bất động sản, xây dựng 9 258,24

Lĩnh vực khác (vận tải, giao nhận, ngân

Nằm trong chiến lược phát triển của tỉnh, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, Bắc Ninh chủ trương tập trung đầu tư xây dựng và phát triển các KCN, CCN. Theo đó, các dự án FDI của Hàn quốc đều chủ yếu được đầu tư vào các KCN-CCN tập trung. Tuy nhiên, đến hiện tại, do các KCN trên địa bàn tỉnh vẫn phân bố không đều, chủ yếu tập trung tại khu vực Bắc sông Đuống với các KCN lớn như Tiên Sơn (KCN đầu tiên của tỉnh), KCN Yên Phong, KCN Quế Võ, VSip nên các dự án FDI của Hàn quốc đều tập trung tại khu vực này. Cụ thể một số KCN rất mạnh trên địa bàn tỉnh thu hút nhiều DN Hàn quốc như KCN Yên Phong I và II có 125 DN Hàn quốc, KCN Đại Đồng-Hoàn Sơn có 37 DN Hàn quốc, KCN Quế Võ có 79 DN Hàn quốc, KCN Tiên Sơn có 93 DN Hàn quốc, KCN Hạp Lĩnh có 58 DN Hàn quốc, …. (Nguồn: Thông tin Doanh nghiệp 2017) Phía Nam sông Đuống như Gia Bình, Lương Tài số lượng các KCN không nhiều nên dẫn đến các dự án FDI cũng không nhiều. Được biết, tại các KCN mới này chưa có DN Hàn quốc nào hoạt động. Bởi khu vực Bắc sông Đuống có vị trí địa lý cũng như cơ sở hạ tầng thuận lợi hơn khi tập trung đông dân cư và có nhiều tuyến đường lớn như Quốc lộ, Tỉnh lộ hay gần sân bay Nội Bài….

Hình 2.3: Sơ đồ các KCN tại tỉnh Bắc Ninh đến hết năm 2017

(Nguồn: Trang Khu Công nghiệp Bắc Ninh http://www.izabacninh.gov.vn/)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của hàn QUỐC vào bắc NINH (1) (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)