Như vậy, nhìn từ những đóng góp của những dự án FDI của Hàn quốc trong việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh thời gian qua trên địa bàn tỉnh chúng ta có thể thấy nguồn vốn này đã mang lại những kết quả sau:
Thứ nhất, nguồn vốn này đã phát huy tốt hiệu quả đầu tư, các lĩnh vực sản xuất đều có giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp; kim ngạch xuất nhập khẩu, thu nộp ngân sách; đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hiện đại; thúc đẩy quá trình phát triển kết cấu hạ tầng xã hội;
Thứ hai, nguồn vốn đã góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội, tạo nhiều việc làm với mức lương khá tốt và ổn định cho người lao động địa phương và các địa phương, vùng lân cận góp qua đó phần nâng cao đời sống của người dân;
Thứ ba, nguồn vốn đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp; tăng cường mối liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp trong các KCN và với các doanh nghiệp ngoài KCN;
Thứ tư, nguồn vốn góp phần hình thành và phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh (công nghệ điện tử, viễn thông), xây dựng Bắc Ninh trở thành trung tâm điện tử viễn thông của khu vực Miền Bắc và Việt Nam;
Thứ năm, nguồn vốn tạo điều kiện tiếp cận nhanh công nghệ sản xuất, trình độ quản lý hiện đại;
Thứ sáu, nguồn vốn có tác động lan tỏa trong thu hút đầu tư; xây dựng hình ảnh và thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút FDI nói chung và FDI của Hàn quốc nói riêng của Bắc Ninh với các địa phương khác. Ngoài ra, nguồn vốn này cũng giúp Việt Nam có lợi thế trong thu hút FDI với các quốc gia trong khu vực và các vùng lãnh thổ.