Tình hình phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của hàn QUỐC vào bắc NINH (1) (Trang 49 - 52)

Kinh tế tăng trưởng cao

Tốc độ tăng trưởng của Bắc Ninh luôn duy trì ở mức hai con số và giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước. Theo giá so sánh 1994, RGDP năm 2016 đạt 25.996 tỷ đồng, gấp 15,2 lần năm 1997, bình quân 20 năm tăng 15,1%/năm. Năm 2017 được coi là năm thăng hoa nhất trong phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh kể từ ngày tái lập tỉnh với những kỳ tích đạt được khi nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch với mức tăng trưởng ấn tượng. Tổng sản phẩm (GRDP) năm 2017 theo giá so sánh 2010 ước đạt hơn 160.000 tỷ đồng, chiếm 3,25% GDP cả nước, xếp thứ 4 toàn quốc. Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 18,6%, gấp đôi kế hoạch đề ra (tăng 9,0-9,2%).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH, các khu vực đều có bước phát triển. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm mạnh, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng nhanh, khu vực dịch vụ biến động theo xu hướng giảm, nhưng dần dần đã được khắc phục.Cụ thể, trong năm 2017, GRDP tại tỉnh Bắc Ninh theo cơ cấu ngành đạt: khu vực công nghiệp – xây dựng đạt 107.552 tỷ đồng, tăng 22,3%; dịch vụ đạt 30.499 tỷ đồng, tăng 9,5%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 3.929 tỷ đồng, giảm 0,2%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: khu vực công nghiệp-xây dựng chiếm 75,2%; dịch vụ chiếm 21,8%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 3,0%.

Đến nay, Bắc Ninh đã vươn lên cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp với sự đồng bộ trong phát triển các KCN gắn với đô thị, CCN và phát huy lợi thế trong phát triển

làng nghề. Trong năm 2017, sản xuất công nghiệp tại Bắc Ninh đã tạo bước đột phá mới, đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp điện tử công nghệ cao của khu vực và trên thế giới. Theo giá hiện hành, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 12,3% giá trị SXCN của cả nước và xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố (chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh).

Bảng 2.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh theo giá hiện hành giai đoạn 2015-2017

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh

Như vậy, mặc dù là tỉnh bé nhất cả nước nhưng quy mô và tiềm năng thị trường là rất lớn. Từ một tỉnh nông nghiệp thuần túy, đến nay, Bắc Ninh đã cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, có nền kinh tế phát triển toàn diện với nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đứng trong tốp đầu cả nước. Những con số ấn tượng về tăng

Năm 2015 2016 2017 Tốc độ tăng (%) (2015- 2017) Giá trị (tỷ đồng) 122.660 127.682 162.024 14,9 So với GDP cả nước 2,93 2,98 3,25 -

Phân theo khu vực kinh tế

Nông, lâm nghiệp, thủy sản 3.944 3.943 3.929 (0,2) Công nghiệp-xây dựng 78.344 83.025 107.552 17,2

Dịch vụ 23.332 25.218 30.499 14,3

Phân theo khu vực kinh tế

Khu vực trong nước = Nhà

nước + Ngoài nhà nước 38.256 41.712 44.476 7,8

Nhà nước 11.901 13.260 13.520 6,6

Ngoài nhà nước 26.355 28.452 30.956 8,4

Khu vực đầu tư trực tiếp nước

trưởng GRDP sẽ là minh chứng rõ nét nhất cho điều này, đồng thời hấp dẫn các nhà đầu tư.

Hoạt động ngoại thương diễn ra mạnh mẽ

Trong những năm gần đây, Bắc Ninh luôn đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu luôn ổn định và tăng đều qua các năm. Điển hình là sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2017. Theo thống kê của cục thống kê Bắc Ninh, thì năm 2017 Bắc Ninh có kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên cán mốc gần 30 tỷ USD chiếm 14,9%/tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và giữ vững vị trí thứ 2 toàn quốc, vượt 25,4% kế hoạch và tăng 30,7% so với năm 2016.

Bảng 2.2: Hoạt động ngoại thương trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2015-2017

Năm 2015 2016 2017 Tốc độ tăng (%)

(2015-2017)

Xuất khẩu hàng hóa (triệu USD) 21.903 22.834 29.590 16,2

Khu vực trong nước 210 191 157 -13,5

Khu vực đầu tư TTNN 21.693 22.643 29.433 16,5

Nhập khẩu hàng hóa (triệu USD) 18.332 18.499 27.851 23,3

Khu vực trong nước 463 552 3.350 169,1

Khu vực đầu tư TTNN 17.869 19.947 24.501 17,1

Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh

Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy rõ hơn sự tăng trưởng ấn tượng trong kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Bắc Ninh là do Khu vực đầu tư TTNN mang lại. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu tại khu vực này tăng đột biến có thể lý giải bởi năm 2017 cũng là năm Bắc Ninh thu hút được nhiều vốn FDI nhất với 60 dự án mới và điều chỉnh tăng vốn cho 115 dự án với tổng vốn đăng ký sau điều chỉnh đạt 3,5 tỷ USD, xếp thứ 2 toàn quốc. Cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới năm 2017 ước 2.000 doanh nghiệp, tăng 346 doanh nghiệp so với năm 2016.Những con số biết nói này đã khẳng định sự hấp dẫn của Bắc Ninh trong thu hút đầu tư TTNN. Còn khu vực trong

nước vẫn chủ yếu là hoạt động nhập khẩu. Điều này không quá khó hiểu khi năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế.

Nguồn nhân lực

Có thể nói Bắc Ninh có nguồn nhân lực với trình độ dân trí và tay nghề khá cao khi ngành giáo dục cùng với chất lượng giáo dục luôn được chú trọng. Minh chứng rõ nét nhất cho điều này là thành tích học tập của Bắc Ninh so với mặt bằng chung cả nước. Năm học vừa qua, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 99,06%, xếp thứ 4 toàn quốc. Đến hết năm 2017, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 91,4% và tỷ lệ kiên cố hóa trường học đạt 98,5% cao nhất cả nước.

Như vậy, với dân số 1.208.300 người năm 2017 và lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 672.200 người (số liệu từ cục thống kê Bắc Ninh) thì Bắc Ninh luôn cung cấp nguồn lao động dồi dào với trình độ tốt cho các chủ đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của hàn QUỐC vào bắc NINH (1) (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)