Những thuận lợi và khó khăn đối với thu hút FDI từ Hàn Quốc vào Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của hàn QUỐC vào bắc NINH (1) (Trang 91 - 93)

định hướng thu hút vốn đầu tư TTNN nói chung và của Hàn quốc nói riêng cho giai đoạn này như sau:

Định hướng tổng quát

- Về ngành, lĩnh vực ưu tiên: Ưu tiên thu hút đầu tư đối với các dự án phát triển công trình phúc lợi phục vụ nhân dân, các dự án thuộc lĩnh vực cấp thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường; các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kinh tế; phát triển công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; các dự án dịch vụ có giá trị gia tăng cao như ngân hàng, bảo hiểm, các hoạt động nghiên cứu và phát triển, tư vấn…; phát triển các khu du lịch trọng điểm của tỉnh.

- Về định hướng địa bàn thu hút đầu tư: Đảm bảo cân đối hài hòa phát triển kinh tế giữa khu vực Bắc sông Đuống với khu vực Nam sông Đuống; trong và ngoài các khu công nghiệp tập trung. Các dự án đầu tư phải đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển không gian vùng và chức năng vùng.

3.3. Những thuận lợi và khó khăn đối với thu hút FDI từ Hàn Quốc vào Bắc Ninh Ninh

Thuận lợi

Dựa trên những phân tích về tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI tại tỉnh Bắc Ninh trong Chương 2, tác giả xin tổng kết những thuận lợi hay cơ hội thu hút dòng vốn FDI của Hàn quốc tại tỉnh Bắc Ninh như sau:

Thứ nhất phải kể đến vị trí địa lý: Bắc Ninh có vị trí địa lý rất thuận lợi, có nhiều yếu tố địa - kinh tế rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu của

Bắc Ninh với các vùng trọng điểm kinh tế của Việt Nam cũng như khu vực và quốc tế.

Thứ hai, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh luôn được đảm bảo giữ vững và ổn định.

Thứ ba, Bắc Ninh là tỉnh tập trung nguồn nhân lực có trình độ dân trí và tay nghề khá cao, hiện đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với hơn 1 triệu dân trong đó có hàng trăm nghìn lao động khéo tay, năng động và sáng tạo trong làm ăn kinh tế. Trong giao lưu buôn bán, dịch vụ, có khả năng tiếp nhận nhanh chóng các công nghệ hiện đại cũng như trình độ quản lý tiên tiến.

Thứ tư, công tác cải cách thủ tục hành chính luôn được coi là nhiệm vụ hàng đầu của tỉnh nhằm tạo thuận lợi và nhanh chóng cho các nhà đầu tư.

Thứ năm, Bắc Ninh đã thực hiện quy hoạch phát triển KCN tập trung với diện số lượng và diện tích của các KCN rất lớn, cơ sở hạ tầng trong KCN cũng ngày một hiện đại, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư.

Thứ sáu, hệ thống các dịch vụ như Bưu chính viễn thông, mạng lưới điện, hệ thống các tổ chức ngân hàng, tài chính tín dụng ngày càng phát triển và thuận tiện.

Thứ bảy, hệ thống ngân hàng nhà nước và một số ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại cổ phần có chi nhánh ở Bắc Ninh đều có các dịch vụ ngân hàng thuận tiện.

Cuối cùng, sự xuất hiện của Samsung đã có ngoại ứng tích cực, là cơ hội để Bắc Ninh thu hút các doanh nghiệp vệ tinh, các dự án đầu tư phụ trợ cũng như quảng bá hình ảnh của Bắc Ninh.

Khó khăn

Thứ nhất, hiện nay xu hướng dòng vốn đầu tư không phải chỉ dựa vào lợi thế so sánh như trước đây (vị trí địa lý, nguồn nhân công giá rẻ, cơ sở hạ tầng cứng,…) mà những dòng vốn FDI chất lượng cao hướng tới lựa chọn những địa điểm có nhiều lợi thế cạnh tranh động (chính sách ưu đãi, nguồn nhân lực chất lượng cao, dịch vụ sẵn có, cơ sở hạ tầng mềm, …). Vì vậy, lợi thế so sánh của Bắc Ninh trong thời gian

tới sẽ không còn là yếu tố quyết định thu hút vốn đầu tư. Mặt khác, hiện nay đang có sự cạnh tranh gay gắt từ các tỉnh, địa phương khác trong thu hút vốn đầu tư. Bằng chứng là cuộc đua cạnh tranh gay gắt về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giữa các tỉnh bởi Chỉ số PCI là một chỉ số quan trọng để các nhà đầu tư tham khảo để đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư, trong khi Bắc Ninh không phải là tỉnh dẫn đầu về chỉ số này so với các Địa phương khác.

Thứ hai, quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới mở ra những thuận lợi mới thu hút ĐTNN, nhưng đồng thời cũng tạo sức ép cạnh tranh quyết liệt giữa quốc gia với quốc gia, địa phương với địa phương.

Thứ ba, nằm gần các trung tâm kinh tế lớn phát triển năng động và mạnh mẽ là thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh là một lợi thế cũng là một thách thức lớn đối với tỉnh Bắc Ninh về cạnh tranh thu hút Dòng vốn FDI.

Thứ tư, nguồn nhân lực của tỉnh còn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao, vẫn còn nhiều lao động chưa qua đào tạo, cơ cấu lao động chưa hợp lý, khó đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2030, với quan điểm: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một khâu đột phá chiến lược để Bắc Ninh phát triển bền vững kinh tế - xã hội, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và Phát triển nhân lực là nhiệm vụ, là trách nhiệm của toàn xã hội” thì ngày 30 tháng 11 năm 2017, tỉnh đã ra quyết định số 680/QĐ-UBND về việc: “Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Mục tiêu cụ thể của Quyết định này xem tại Phụ lục 3 đi kèm.

Cuối cùng, các công trình hạ tầng xã hội (nhà ở, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí,…) chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của hàn QUỐC vào bắc NINH (1) (Trang 91 - 93)