Hệ thống cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của hàn QUỐC vào bắc NINH (1) (Trang 37 - 38)

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật có thể coi là yếu tố quyết định để thu hút FDI và cũng là nhân tố thúc đẩy hoạt động FDI diễn ra nhanh chóng, có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trước khi ra quyết định. Địa phương có hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông, năng lượng, hệ thống cấp thoát nước, các cơ sở dịch vụ tài chính ngân hàng... tạo điều kiện cho các dự án FDI phát triển thuận lợi. Trong quá trình thực hiện dự án, các nhà đầu tư chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh, thời gian thực hiện các dự án được rút ngắn, việc giảm chi phí cho các khâu vận chuyển, thông tin...sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư(Trần Thị Tuyết Lan 2014, tr. 51). Ví dụ như việc Tập đoàn Samsung khi đầu tư vào Bắc Ninh năm 2009. Trước khi dự án bắt đầu hàng loạt các quyết định của nhà nước trong việc xây dựng công trình kết cấu, cơ sở hạ tầng đã được đưa ra nhằm dải thảm cho Samsung vào triển khai dự án. Sản phẩm sủa Samsung electronic Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu bằng đường hàng không nên Nhà nước cũng đã quyết định thành lập kho hàng không kéo dài tại Bắc Ninh để phục vụ Samsung.

Bên cạnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường thu hút đầu tư của địa phương còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội gồm y tế, giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Địa phương nào có cơ sở hạ tầng xã hội phát triển mới thu hút được người lao động làm việc, đây là cơ sở cung cấp nguồn lao động dồi dào cho nhà đầu tư.

1.2.3.3. Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của địa phương

Bên cạnh chính sách thu hút vốn FDI của Quốc gia thì chính sách thu hút vốn FDI của địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc kéo nguồn vốn về địa phương mình. Sự cạnh tranh trong việc thu hút vốn FDI không chỉ xảy ra giữa hai hay nhiều quốc gia mà còn giữa các địa phương với nhau. Tuy nhiên, khi đưa ra các chính sách thu hút vốn FDI, các địa phương đương nhiên phải dựa trên định hướng chung của quốc gia.

Một trong những chính sách hiệu quả thu hút vốn FDI không thể không nói đến chính sách xúc tiến đầu tư. Xúc tiến đầu tư có thể hiểu là tổng thể các biện pháp, các hoạt động nhằm định hướng nhà đầu tư nước ngoài đến với các cơ hội đầu tư hay thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư tại một quốc gia nói chung và địa phương nói riêng. Các hoạt động này do các quan chức Chính phủ, các nhà khoa học và các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện dưới nhiều hình thức như các chuyến viếng thăm ngoại giao cấp chính phủ, tổ chức các hội thảo khoa học, diễn đàn đầu tư, tham quan quan sát…. Và thông qua các phương tiện thông tin, xây dựng các mạng lưới văn phòng đại diện tại nước ngoài. Minh chứng rõ nét nhất về vai trò của xúc tiến đầu tư có thể kể đến thành công trong việc thu hút FDI của Hà Nội. Trong 10 tháng đầu năm 2017, với sự nỗ lực rất lớn từ cơ quan quản lý trong công tác xúc tiến đầu tư bằng việc thành phố đã tiếp xúc khoảng 300 đoàn khách bao gồm nhiều doanh nghiệp nước ngoài, quan tâm tìm hiểu môi trường đầu tư của Hà Nội mà hiện nay Hà Nội đã thu hút được vốn FDI 2,3 tỷ USD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của hàn QUỐC vào bắc NINH (1) (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)