1.2.2.1. Do yêu cầu của các nhà quản lý
Ở Việt Nam, NHNN Việt Nam đưa chất lượng tín dụng vào làm một chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu về chất lượng hoạt động khi xếp hạng các tổ chức tín dụng năm 2006. Đánh giá chất lượng bán lẻ cũng là một bộ phận không thể thiếu trong đánh giá chất lượng tín dụng của cả ngân hàng...
1.2.2.2. Do yêu cầu từ chính bản thân ngân hàng
Hoạt động tín dụng luôn giữ vai trò quan trọng, thường chiếm khoảng 2/3 tổng số các tài sản có và tạo ra phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng yếu tố rủi ro luôn thường trực và ở mức tỷ lệ khá cao, do đó mà tại các ngân hàng người ta luôn dành sự chú ý đặc biệt đến việc kiểm soát cũng như những biện pháp để chống đỡ, hạn chế rủi ro tín dụng. Một trong những biện pháp hữu hiệu là đánh giá kịp thời chất lượng của các khoản tín dụng. Đảm bảo chất lượng tín dụng đem đến lợi ích cho cả các NHTM, các doanh nghiệp nói riêng và tổng thể nền kinh tế nói chung. Xét riêng về phía ngân hàng, đánh giá chất lượng tín dụng có thể đem lại một số kết quả tích cực sau:
- Phát hiện ra các dấu hiệu rủi ro từ phía khách hàng, có các biện pháp thích
hợp đối với khách hàng để đảm bảo thu hồi nợ đầy đủ và đúng hạn. Nhờ đó, ngân hàng có điều kiện mở rộng khả năng cung cấp tín dụng cũng như các dịch
vụ ngân hàng khác do tạo được thêm nguồn vốn từ việc quay vòng vốn tín dụng.
- Việc đánh giá chất lượng tín dụng bán lẻ giúp ngân hàng xác định được mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của mình, để có những chỉ đạo kịp thời,
đưa ra những chỉ đạo hợp lý trong điều hành, giúp ngân hàng có chất lượng tín dụng bán lẻ tốt, sẽ góp phần đảm bảo và làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
- Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng hơn bằng các hình thức và chất lượng của sản phẩm, dịch
16
vụ, qua đó tạo ra một hình ảnh tốt về biểu tuợng và uy tín của ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị truờng.
- Nâng cao chất luợng tín dụng cũng sẽ làm tăng khả năng sinh lợi của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng do giảm đuợc sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý và các chi phí thiệt hại do không thu hồi đuợc vốn đã cho vay.
Các kết quả thu đuợc từ việc nâng cao chất luợng tín dụng kể trên sẽ góp
phần cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng, tạo thế mạnh cho ngân hàng trong quá trình cạnh tranh. Vì vậy, việc nâng cao chất luợng tín dụng là một tất yếu khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của bản thân các NHTM.