Song song với việc đảm bảo an toàn trong việc đánh giá khách hàng, việc kiểm tra, giám sát là việc rất cần thiết, nhằm giám sát việc làm của bộ phận quan hệ khách hàng có tuân thủ đúng quy định, quy trình sản phẩm nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh bền vững, an toàn, hiệu quả.
Hiện nay, công tác kiểm tra giám sát nội bộ còn mang hình thức chiếu lệ, mang tính chỉ đạo theo từng đợt khi có công văn chỉ đạo từ cấp trên, không đều đặn, thường xuyên, thiếu năng động, chủ động và tích cực. Do vậy, kết quả của các cuộc kiểm tra nội bộ thường mang tính sửa sai, hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, chứng từ và rút kinh nghiệm cho giai đoạn sau hơn là ngăn chặn kịp thời các sai sót, rủi ro sắp xảy ra. Để công tác kiểm tra nội bộ được khẳng định vai trò, hoạt động kiểm tra nên thực hiện như sau:
- Kiểm tra kiểm soát giai đoạn 1: Kiểm soát trước, trong giai đoạn này nhờ vào sự thành thạo về các quy định của thành viên tổ kiểm tra có thể phát hiện ra điểm bất hợp lý của nghiệp vụ trước khi thực hiện
- Kiểm tra kiểm soát giai đoạn 2: kiểm tra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ nhằm giám sát quá trình thực hiện, hạn chế khả năng xảy ra lệch lạc, sai sót khi không tuân thủ các quy trình nghiệp vụ nhằm ngăn chặn kịp thời thiệt hại về sau.
- Kiểm tra kiểm soát giai đoạn 3: Kiểm tra, kiểm soát sau khi đã hoàn thiện các nghiệp vụ: kiểm tra, rà soát chứng từ nghiệp vụ về tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, phát hiện sớm những hiện tượng bất thường trong nghiệp vụ.
Ngoài ra, cán bộ kiểm tra phải là những người có kinh nghiệm, nắm bắt rõ các nghiệp vụ, hoạt động ngân hàng, hiểu biết rộng rãi về pháp luật, có tinh thần trách nghiệm trong công việc; thẳng thắn phê bình, phản ánh những dấu
hiệu rủi ro trong hoạt động tín dụng của chi nhánh, báo cáo cấp trên để có hướng xử lý kịp thời.