Thực hiện tốt công tác thu hồi nợ xấu

Một phần của tài liệu 0250 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 112 - 114)

Để nâng cao chất luợng tín dụng bán lẻ, song song với việc thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới thì viêc xử lý và thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi còn tồn đọng là việc làm rất cần thiết.

Trên cơ sở phân tích các loại nợ quá hạn, cán bộ quan hệ khách hàng phải tìm ra nguyên nhân, để phân chia thành nợ quá hạn có khả năng thu hồi, không có khả năng thu hồi mà xử lý bằng các loại tài sản thế chấp để đua ra biện pháp xử lý phù hợp nhất.

(i) Đối với các khoản nợ vân còn khả năng thu hồi

Khách hàng vẫn có thiện chí trả nợ nhung gặp khó khăn về mặt tài chính

số khó khăn, ảnh hưởng đến nguồn lực tài chính để trả nợ. Khách hàng vẫn đang trong quá trình tìm việc, hoặc khắc phục hoạt động sản xuất kinh doanh, cán bộ quan hệ khách hàng phải theo sát, đôn đốc khách hàng trả nợ.

Đối với khách hàng phát sinh nợ quá hạn do trây ỳ, thiếu hợp tác trong quá trình trả nợ cho ngân hàng, chi nhánh cần liên hệ, phối hợp làm việc với cơ quan công tác của khách hàng, hoặc với địa bàn cư trú của khách hàng, để có biện pháp phối hợp trong quá trình thu nợ từ phía khách hàng như công ty khi chuyển lương qua tài khoản sẽ liên hệ với cán bộ ngân hàng, hoặc cùng ngân hàng phối hợp thu thu nhập tại nguồn.

(ii) Đối với khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi

Trường hợp đối với khách hàng trây ỳ, các biện pháp liên hệ với cơ quan, địa phương cư trú không có hiệu quả, cán bộ quan hệ khách hàng phải luôn theo sát, đôn đốc, cũng như nhắc nợ thường xuyên đối với khách hàng. Đối với những trường hợp đã hạch toán ngoại bảng như cho vay mua cổ phiếu đối với một số khách hàng, khách hàng không còn sinh sống ở Việt Nam, chuyển công tác ra nước ngoài, chi nhánh đã tiến hành liên lạc với trường nơi khách hàng theo học. Tuy nhiên, chưa đạt được kết quả khả quan. Đối với những trường hợp tương tự, cán bộ quan hệ khách hàng cần phối hợp với gia đình thông báo cho ngân hàng đến làm việc khi khách hàng trở về nơi cư trú, cùng việc khuyên bảo khách hàng hoàn trả nợ cho ngân hàng.

Đối với những trường hợp phải xử lý tài sản thế chấp, ngân hàng cần cân nhắc về việc phát mại có thu được lợi ích như mong muốn/ đảm bảo hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng, trình tự, thủ tục có quá phức tạp, tốn kém thời gian hay không. Việc phát mại tài sản để thu nợ là biện pháp cuối cùng. Quy trình, thủ tục phát mại cần phải tuân thủ đúng luật định.

Như vậy, nợ quá hạn, nợ xấu là điều không mong muốn của ngân hàng. Áp dụng các biện pháp đồng bộ, triệt để để thu hồi hoặc cơ cấu lại nợ theo

97

chiều hướng tích cực sẽ làm giảm nợ quá hạn, nợ xấu, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu 0250 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 112 - 114)