THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu 0250 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 56)

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1

Xuất phát điểm là chi nhánh bán buôn dẫn đầu hệ thống, BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã không ngừng nỗ lực trong hoạt động NHBL, dành vị trí số 2 trong cụm Động lực phía Bắc, và thứ 4 toàn hệ thống về thu nhập ròng từ hoạt động NHBL.

Trên cơ sở chỉ đạo của Hội sở chính về hoạt động tín dụng, BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã nghiêm túc thực hiện, có buớc đi đúng đắn trong hoạt động tín dụng bán lẻ, thu đuợc kết quả khả quan trong giai đoạn 2012 - 2014.

Hoạt động tín dụng bán lẻ đuợc triển khai ở Phòng khách hàng cá nhân tại chi nhánh và tất cả các phòng giao dịch. Trong đó, Phòng khách hàng cá nhân là đầu mối triển khai các quy định, công văn huớng dẫn của Hội sở chính về các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ nói chung và hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng tại chi nhánh.

Danh mục sản phẩm tín dụng bán lẻ mà BIDV đang cung cấp khá đa dạng. BIDV luôn theo sát, phân tích nhu cầu của khách hàng để đua ra những sản phẩm phù hợp, đáp ứng đuợc nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng cá nhân. Hiện nay, BIDV nói chung và BIDV chi nhánh Sở giao dịch 1 nói riêng đang cung cấp các sản phẩm tín dụng bán lẻ sau:

- Cho vay mua, xây, sửa chữa nhà ở

- Cho vay tiêu dùng tín chấp (bao gồm vay luơng và thấu chi)

- Cho vay cầm cố, chiết khấu sổ tiết kiệm/Giấy tờ có giá

- Cho vay mua ô tô

- Cho vay sản xuất kinh doanh

- Cho vay du học (gồm cho vay chứng minh tài chính và cho vay hỗ trợ chi phí du học)

- Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán

Dựa trên những sản phẩm cơ bản này, Ban Phát triển Ngân hàng bán lẻ BIDV luôn nghiên cứu diễn biến thị trường, tình hình kinh tế chính trị để đưa ra những gói sản phẩm ưu đãi, gia tăng khả năng hấp thụ vốn của thị trường như ưu đãi lãi suất đối với sản phẩm vay mua nhà, cầm cố giấy tờ có giá, cho vay cán bộ nhân viên, ... để đạt được tốc độ tăng trưởng tín dụng tương ứng với nguồn vốn huy động được.

Trên kết quả đã đạt được về dư nợ tín dụng bán lẻ đã được phân tích ở trên, luận văn đi sâu vào phân tích chất lượng tín dụng bán lẻ của BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1 để cho thấy rõ hơn về hoạt động tín dụng của chi nhánh.

2.2.1. Đánh giá thông qua các chỉ tiêu định lượng

Trên cơ sở thực trạng về hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1, ta phân tích chất lượng tín dụng mà Chi nhánh đạt được trong giai đoạn 2012 - 2014.

2.2.1.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

a. Dư nợ tín dụng bán lẻ

Năm 2012, thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ là ổn định thị trường tiền tệ bằng cách ổn định lãi suất huy động và cho vay về đúng định hướng, tăng trưởng tín dụng không được quá nóng. Do vậy, dư nợ tín dụng năm 2012 của BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1 được đánh giá là tốt, không vượt quá các giới hạn do Hội Sở chính phân giao.

Năm 2013, lạm phát bắt đầu được kiềm chế, nền kinh tế đã từng bước phục hồi, nhưng tăng trưởng còn chậm. So với kế hoạch được giao, chỉ tiêu tín dụng cuối kỳ chỉ đạt 80% so với kế hoạch (kế hoạch năm 2013 là 398,000 triệu đồng), tuy nhiên, dư nợ tín dụng bán lẻ bình quân đạt 372,481 triệu đồng, đạt 106.7% kế hoạch đặt ra (kế hoạch dư nợ tín dụng bán lẻ bình quân là 349,000 tỷ đồng), nhưng không vi phạm các giới hạn tín dụng mà HSC quy định. Trên đà phát triển, dư nợ tín dụng bán lẻ cuối kỳ và bình quân năm 2014 cũng tăng đáng kể, mang lại thu nhập cao cho hoạt động bán lẻ của chi nhánh, nhưng vẫn nằm trong phạm vi an toàn.

b. Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng

Bảng 2.5 Dư nợ tín dụng bán lẻ tại BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1

Thực hiện Thựchiện % tăng trưởng Thực hiện % tăng trưởng Dư nợ TDBL cuối kỳ 345,287 301,979 -12.54% 505,854 67.51% Dư nợ TDBL bình quân 291,000 372,481 28.00% 412,751 10.81%

- 2014, ta có thể thấy, tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ tại BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1 khá tốt. Năm 2014, dư nợ của chi nhánh tăng mạnh, tuy nhiên đây là những hình thức tín dụng khá an toàn, có mức độ rủi ro thấp. Cụ thể, dư nợ tín dụng tăng do khách hàng có nhu cầu vay cầm cố giấy tờ có giá, gốc và lãi của sổ tiết kiệm bảo đảm trả cả gốc và lãi của khoản vay, gần như rủi ro mang đến cho ngân hàng bằng 0. Đây là đối tượng khách hàng quan trọng, có quan hệ lâu dài, uy tín với BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1 và có số dư tiền gửi rất lớn. Ngoài ra, dư nợ do chính sách ưu đãi với cán bộ công nhân viên của BIDV tăng hạn mức thấu chi, đây được đánh giá và hình thức tín chấp khá an toàn, áp dụng đối với cán bộ nội bộ, do vậy, mức độ rủi ro được đánh giá là khá thấp.

Năm 2013, nếu loại bỏ việc chuyển giao 128 tỷ dư nợ bán lẻ thành lập chi nhánh mới, tốc độ tăng trưởng dư nợ cuối kỳ của chi nhánh khoảng 24.5%. Trong bối cảnh kinh tế năm 2013, và thực tế điều hành chính sách tiền tệ năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước là kiểm soát tăng trưởng tín dụng, đảm

STT Sản phẩm bán lẻ

Dư nợ thời điểm

31/12/2012 Tỷ trọng

1 Cho vay du học - 0.00

%

2 Cho vay hộ kinh doanh 3,200 0.93

%

3 Cho vay mua cổ phiếu 37" 0.01

%

4 Cho vay bảo đảm bằng bất động sản - 0.00

%

5 Cho vay cầm cô GTCG 16,44

0

4.76 %

6 Cho vay thấu chi + phát hành thẻ 36,85 6

10.67 %

7 Cho vay luơng 32,22

8

9.33 %

8 Cho vay mua ô tô 29,34

0

8.50 %

9 Cho vay mua nhà 227,186 65.80

% 46

bảo mở rộng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và định hướng tín dụng cả năm tăng khoảng 12%, đồng thời với việc kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, dư nợ tín dụng trên toàn địa bàn Hà Nội tăng trưởng 8.01%. Như vậy, so với mặt bằng chung, tốc độ tăng trưởng tín dụng bán lẻ năm 2013 tại chi nhánh khá cao.

Năm 2014, chi nhánh vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng tín dụng khá tốt, với dư nợ tín dụng bán lẻ cuối kỳ tăng trưởng 67.51% so với cuối năm 2013, dư nợ tín dụng bán lẻ bình quân tăng 10.81%. So với tốc độ tăng trưởng tín dụng là 12.67% của hệ thống ngân hàng tại Hà Nội, BIDV chi nhánh Sở giao dịch 1 cũng đã góp phần không nhỏ trong việc bơm vốn vào nền kinh tế, gián tiếp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Như vậy, khi đánh giá chất lượng tín dụng thông qua tốc độ tăng trưởng dư nợ, tín dụng bán lẻ của BIDV chi nhánh Sở giao dịch 1 được coi là khá tốt, do có tốc độ tăng trưởng mạnh, phù hợp với định hướng phát triển của hệ thống, cũng như toàn bộ ngành ngân hàng nói chung. Đây sẽ là tiền đề cho việc phát triển bền vững trong tương lai đối với mảng tín dụng bán lẻ.

2.2.1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu dư nợ

a. Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu dư nợ đối với từng sản phẩm 47

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ tại BIDV CN Sở giao dịch 1 thời điểm 31/12/2012

STT Sản phẩm bán lẻ Dư nợ thời điểm 31/12/2013 Tỷ trọng 1 Cho vay du học - 0.00 %

2 Cho vay hộ kinh doanh 1,300 0.43

%

3 Cho vay mua cổ phiếu 37 0.01

% 4 Cho vay bảo đảm băng bất động

sản - 0.00 % 5 Cho vay cầm cố GTCG 19,94 4 6.60 %

6 Cho vay thấu chi + phát hành thẻ 22,04 8

7.30 %

7 Cho vay lương 18,70

1

6.19 %

8 Cho vay mua ô tô 4,437 1.47

%

9 Cho vay mua nhà 235,512 77.99

%

Tông dư nợ 301,979 100.00

%

(Nguồn: Báo cáo tóm lược tình hình tín dụng tại BIDV CN Sở giao dịch 1)

Qua biểu đồ cơ cấu du nợ theo dòng sản phẩm ta thấy sản phẩm cho vay mua nhà là sản phẩm chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng du nợ của chi nhánh.

Năm 2012, du nợ cho vay nhu cầu nhà ở của chi nhánh là 227,186 triệu đồng, chiếm 65.80% du nợ tín dụng bán lẻ. Đạt đuợc kết quả nhu vậy một phần do nỗ lực của đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng tại chi nhánh trong công tác tìm kiếm khách hàng, một phần là do gói hỗ trợ cho vay 4,000 tỷ đổi với KHCN, hộ gia đình vay mua nhà tại các dự dán nhu: Nam Đô Complex, Times City, Royal City, 130 Nguyễn Đức Cảnh, CT1 - CT2 Yên Hòa, ...với cơ chế lãi suất rất uu đãi. Bên cạnh đó, du nợ cho vay thấu chi và du nợ từ thẻ tín dụng cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng du nợ của chi nhánh (10.67%). Sản phấm thẻ tín dụng của BIDV tuy chua tích hợp nhiều tính năng, uu đãi tại

48

các điểm chấp nhận thẻ nhưng có lãi suất cạnh tranh so với các ngân hàng khác,

các loại phí dịch vụ đi kèm thấp, nên được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Ngoài ra, sản phẩm thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán đối với cán bộ công nhân viên BIDV với lãi suất ưu đãi cũng có dư nợ cao. Tiếp theo đó là sản phẩm

tiêu dùng không tài sản bảo đảm - theo hình thức theo món - chiếm tỷ trọng là 9.33% trên tổng dư nợ của chi nhánh tại thời điểm cuối năm 2012.

Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ tại BIDV CN Sở giao dịch 1 thời điểm 31/12/2013

trưởng. Cho vay nhu cầu nhà ở vẫn chiếm thị phần cao nhất trong tổng dư nợ bán lẻ của chi nhánh (77.99%). Tháng 10/2013, thực hiện theo chỉ đạo của Hội Sở Chính, BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã tiến hành tách chi nhánh, thành lập chi nhánh mới, theo đó dư nợ cuối kỳ ở các sản phẩm giảm so với thời điểm 31/12/2012.

STT Sản phẩm bán lẻ

Dư nợ thời điểm

31/12/2014 Tỷ trọng

ĩ Cho vay du học 66,95

4

ĩ3.24 %

2 Cho vay hộ kinh doanh 3,34

0

0.66 %

3 Cho vay mua cổ phiếu ữ" 0.00

%

4 Cho vay bảo đảm bằng bất động sản - 0.00

% 5 Cho vay cầm cố GTCG 27,79 3 5.49 % 6^ ^

Cho vay thấu chi + phát hành thẻ 88,22 2

ĩ7.44 %

7 Cho vay lương 4,62

ĩ

0.91 %

8 Cho vay mua ô tô 3,33

6

0.66 %

Õ~

~ Cho vay mua nhà 3ĩĩ,576 6ĩ.59

%

Tổng dư nợ 505,854 100.00%

49

Trong năm 2013, BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã tích cực triển khai các gói tín dụng ưu đãi như: Gói tín dụng 3,000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình vay mua nhà, hay triển khai cơ chế với đối với cán bộ công nhân viên BIDV vay nhu cầu nhà ở, và triển khai gói tín dụng 30,000 tỷ về cho vay mua nhà ở thu nhập thấp, nhà ở thương mại. Ngoài ra, BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1 vẫn triển khai các gói ưu đãi ở các sản phẩm khác như: gói ưu đãi cầm cố giấy tờ có giá 3,000 tỷ dành cho khách hàng quan trọng; gói sản phẩm bán lẻ ưu việt dành cho cán bộ công nhân viên các tổ chức có quan hệ hợp tác với BIDV,... Các gói tín dụng cạnh tranh này là công cụ để cán bộ quan hệ khách hàng tiếp cận các đối tượng khách hàng tiềm năng, gia tăng dư nợ cho chi nhánh. Dư nợ cho vay cầm cố giấy tờ có giá tăng nhẹ so với dư nợ thời điểm 31/12/2012 từ 16,440 triệu đồng lên 19,944 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 6.60% tổng dư nợ bán lẻ tại chi nhánh. Dư nợ của các sản phẩm khác như ô tô, tiêu dùng tín chấp, thẻ tín dụng, ... giảm nhẹ so với thời điểm 31/12/2012 do chuyển giao dư nợ để thành lập chi nhánh mới theo chỉ đạo của Hội sở chính.

50

Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ tại BIDV CN Sở giao dịch 1 thời điểm 31/12/2014

trọng trọng trọng Ngắn hạn 56,90 7 16.48 % 47,413 15.70% 121,01 5 23.92% Trung, dài hạn 288,38 0 83.52 % 254,56 6 84.30% 384,83 9 76.08% Tông dư nợ 345,28 7 100 % 301,97 9 100% 505,85 4 100%

(Nguồn: Báo cáo tóm lược tình hình tín dụng tại BIDV CN Sở giao dịch 1)

Năm 2014 là năm thắng lợi đối với hoạt động tín dụng bán lẻ, dư nợ cuối

kỳ và bình quân tăng mạnh mẽ. Hàng loạt các gói tín dụng ưu đãi như Gói 3,000 tỷ dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình vay mua nhà, Gói 5,000 tỷ đồng cho vay sản xuất kinh doanh, Gói 3,500 tỷ đồng cho vay nhu cầu nhà ở, Gói 1,000 tỷ cho vay mua ô tô phục vụ tiêu dùng, Gói 1,000 tỷ cho vay tiêu dùng đảm bảo bằng bất động sản, Gói sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho cán bộ công nhân viên của Tập đoàn Vingroup... được xây dựng với cơ chế chính sách ưu đãi, hấp dẫn. Chi nhánh cũng tích cực phối hợp chủ đầu tư các dự án nhà ở như Dự án Capital Garden - 102 Trường Chinh, Discovery Complex - 302 Cầu Giấy, Discovery Complex II - 8B Lê Trực, Mường Thanh nhằm tiếp cận, hỗ trợ tối đa nhu cầu vay vốn của khách hàng thông qua việc thành lập các tổ nghiệp vụ cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Bên cạnh đó, công tác thúc đẩy sản phẩm tín dụng cho vay hỗ trợ du học cũng được chú trọng. Cơ chế chi hoa hồng môi giới trong hoạt động tín dụng bán lẻ năm 2014 với mức chi tương đối phù hợp với mặt bằng hiện tại đã có tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng dư nợ, gia tăng lợi thế cạnh tranh cho Chi nhánh khi tiếp cận các kênh phát triển khách hàng mới, gia tăng dư nợ cho vay du học lên 66,954 triệu đồng. Đối với sản phẩm này, khách hàng vay và gửi lại số tiền tương ứng, do vậy, chi nhánh vừa tăng trưởng được dư nợ, lại vừa tăng trưởng được quy mô huy động vốn, mà rủi ro thì dường như không có.

Bên cạnh sản phẩm chủ đạo là cho vay mua nhà với dư nợ tăng trưởng bền vững (chiếm 61.59% tổng dư nợ), sản phẩm cho vay tiêu dùng không tài sản bảo đảm đối với cán bộ BIDV được điều chỉnh về hạn mức, với mức cho vay được nới rộng, cùng với thấu chi cầm cố giấy tờ có giá của khách hàng lớn tăng mạnh, làm tăng dư nợ thấu chi lên mức 67,466 triệu đồng (chiếm 13.34% tổng dư nợ). Sản phẩm thấu chi linh hoạt, lãi suất ưu đãi hơn, nên dư nợ về cho vay tiêu dùng không tài sản bảo đàm theo món giảm xuống còn 4,621 triệu đồng, chiếm 0.91% tổng dư nợ.

b. Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn

Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn tại BIDV CN Sở giao dịch 1

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Thực hiện Thựchiện

% tăng

trưởng Thựchiện % tăngtrưởng

TNR từ HĐ NHBL 61,62 7 67,16 3 8.98% 87,41 0 30.1% Thu từ huy động vốn 42,53 4 45,83 2 7.75% 59,39 6 29.6 % Thu từ tín dụng bán lẻ 8,79 2 9,879 12.36% 10,61 4 7.4% Thu dịch vụ bán lẻ 10,30 2 11,45 2 11.17% 17,40 0 51.9 %

(Nguồn: Báo cáo tóm lược tình hình tín dụng tại BIDV CN Sở giao dịch 1)

Từ việc phân tích cơ cấu dư nợ theo dòng sản phẩm, ta thấy sản phẩm cho vay chủ yếu tại BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1 là sản phẩm cho vay mua

52

nhà, vì vậy, dư nợ trung, dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của chi nhánh. Năm 2012, tỷ lệ dư nợ trung dài hạn là 83.52%, năm 2013 tăng lên

Một phần của tài liệu 0250 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w