Theo chính sách cấp tín dụng bán lẻ 353/QĐ-HĐQT, nguyên tắc xác định lãi suất cho vay đối với các khoản tín dụng bán lẻ còn khá đơn giản, chỉ mới quy định cơ bản, cụ thể:
Lãi suất cho vay được tính bằng tổng các mục sau: (1) Lãi suất huy
động bình quân đầu vào; (2) Chi phí vốn mang tính chất lãi (dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm tiền gửi); (3) Chi phí quản lý kinh doanh cho hoạt động tín dụng; (4) Chi phí trích dự phòng rủi ro tín dụng + Lợi nhuận mong muốn cho tín dụng..
Một số chi nhánh khác của BIDV chấp nhận đánh đổi NIM tín dụng để gia tăng dư nợ, do vậy, lãi suất cho vay đối với khách hàng rất thấp. Để cạnh tranh ngay trong hệ thống, BIDV chi nhánh Sở giao dịch 1 cũng phải duy trì chính sách lãi suất hợp lý so với các chi nhánh khác trên cùng địa bàn, do vậy NIM tín dụng càng ngày càng sụt giảm. Để tránh tình trạng này, cần có cơ chế điều hành lãi suất rõ ràng, chặt chẽ, tránh tình trạng “lách luật” tại một số chi nhánh, ảnh hưởng đến cả hệ thống. Theo đó, BIDV nên đưa ra lãi suất cho vay định hướng, lãi suất sàn quy định các chi nhánh phải tuân thủ, cụ thể như sau:
- Đối với lãi suất định hướng: Đưa ra mức margin hợp lý, đối với từng hình thức cho vay: có tài sản bảo đảm/không có tài sản bảo đảm. Mức lãi suất này được khuyến khích sử dụng với mức margin cao nhất, để chi nhánh thu được NIM tín dụng tốt nhất. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình hình tăng trưởng dư nợ, chi nhánh có thể quyết định mức margin thấp hơn nhưng vẫn trong định hướng để kích thích tăng trưởng tín dụng, những vẫn đảm bảo các chi phí khác.
- Đối với lãi suất sàn: BIDV cần quy định lãi suất cho vay tối thiểu, tránh tình trạng một số chi nhánh lách luật, tăng dư nợ “kỹ thuật”, làm ảnh hưởng đến
101
các chi nhánh trên cùng địa bàn, trong đó có cả BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1.
Cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế xác định lãi suất cho vay, thống nhất
trên toàn hệ thống, làm cơ sở để tăng NIM tín dụng, lợi nhuận cho chi nhánh.