Đánh giá thông qua các chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu 0250 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84 - 89)

Ngoài các chỉ tiêu định lượng để xác định chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV chi nhánh Sở giao dịch 1, BIDV vẫn quan tâm đến chất lượng tín dụng bằng cách ban hành, sửa đổi các quy trình, quy định đối với các sản phẩm để phù hợp hơn với tình hình hiện tại, cũng như nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ của chi nhánh.

2.2.2.1. Tuân thủ các quy định và chính sách

Thực hiện đúng chỉ đạo của Hội Sở chính, BIDV chi nhánh Sở giao dịch 1 luôn tuân thủ các quy định và chính sách tín dụng do hội sở chính ban hành và coi đó là kim chỉ nam trong hoạt động kinh doanh của mình. Để phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng cùng với tình hình thực tế trong hoạt động tín dụng bán lẻ, trong năm 2014, BIDV đã đưa ra dự thảo, thay đổi một số chỉ tiêu quản lý nội bộ, theo hướng được mở rộng hơn trước, tạo điều kiện phát triển đối với hoạt động tín dụng bán lẻ. Chỉ tiêu quản lý rủi ro của hệ thống được quy định cụ thể như sau:

- Cơ cấu dư nợ

+ Dư nợ cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm tối đa 20% tổng dư nợ bán lẻ tại mọi thời điểm.

+ Dư nợ tối đa đối với một sản phẩm cho vay tiêu dùng không quá 20% dư nợ bán lẻ tại mọi thời điểm. Riêng sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, dư nợ tối đa không quá 40% tổng dư nợ bán lẻ - được đề xuất điều chỉnh tăng từ 30% so với quy định cũ.

+ Dư nợ tối đa cho một nhóm khách hàng kinh doanh cùng một ngành/lĩnh vực không quá 15% tổng dư nợ bán lẻ tại mọi thời điểm.

- Tỷ lệ nợ xấu tín dụng bán lẻ cũng được đề xuất mới là không quá 3% tổng dư nợ, trong khi theo quy định cũ chỉ ở mức 2.5%.

Ngoài việc định hướng trong chính sách cấp tín dụng bán lẻ, BIDV cũng đã nghiên cứu đổi mới và ban hành quy định cấp tín dụng bán lẻ mới, thay thế văn bản đã được ban hành từ năm 2010, để phù hợp hơn với tình hình thưc tế hiện tại cùng với quy định các sản phẩm mới như cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô, cho vay sản xuất kinh doanh, ... để có quy trình chặt chẽ, đồng bộ hơn.

Đối với quy định cấp tín dụng bán lẻ mới, BIDV đã quy định thời gian xử lý hồ sơ , đảm bảo rút ngắn thời gian xét duyêt hồ sơ, đảm bảo khoản cấp tín dụng bán lẻ được xử lý nhanh chóng, đáp ứng khả năng cạnh tranh đối với các ngân hàng khác trên địa bàn.

2.2.2.2. Đối với hoạt động kiểm tra, giám sát khách hàng vay vốn

Những bất cập ở quy định cấp tín dụng bán lẻ cũ: những khoản vay sản xuất kinh doanh với mức vay trên 500 triệu đồng có thời hạn vay dưới 1 năm hầu như không kiểm tra sau giải ngân đã được tăng cường kiểm soát bằng biện pháp:

- Đối với khoản vay dưới 500 triệu đồng: kỳ định giá tối thiểu 1 năm 1 lần.

- Đối với khoản vay trên 500 triệu đồng: Định kỳ tối thiểu 06 tháng/lần vì nguồn rả nợ của khách hàng phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy, việc kiểm tra mục đích vay vốn là hoàn toàn đúng đắn.

Tuy nhiên, những khoản vay sản xuất kinh doanh tại BIDV chi nhánh Sở giao dịch 1 theo dõi, kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay bằng cách trao đổi thường xuyên với khách hàng, cũng như có các buổi kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, nên hiện tại, chi nhánh chưa phát sinh món nợ xấu đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh.

Trước tình hình nợ xấu ngày càng tăng cao, cũng như định hướng kiểm soát chất lượng tín dụng, chính sách cấp tín dụng bán lẻ mới cũng quy đinh các biện pháp kiểm soát rủi ro, cụ thể như sau:

69

(i) Yêu cầu khách hàng bổ sung TSBĐ

- Truờng hợp khách hàng vay tiêu dùng không có TSBĐ và nguồn trả nợ của khách hàng bị giảm sút nghiêm trọng hoặc có những thay đổi bất lợi nhu: mất việc, nghỉ việc không huởng luơng, nghỉ huu truớc hạn, bị thiệt hại lớn về tài sản, đơn vị công tác bị phá sản/giải thể hoặc mất khả năng thanh toán luơng cho nhân viên..., yêu cầu khách hàng bổ sung TSBĐ đảm bảo cho 100% du nợ vay (bằng cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng hoặc của bên thứ ba)

- Giá trị TSBĐ sau khi định giá lại giảm, không đủ đảm bảo cho phần du nợ còn lại của khách hàng theo quy định của BIDV.

(ii) Trả nợ truớc hạn bắt buộc: Yêu cầu khách hàng thực hiện trả nợ truớc hạn (toàn bộ du nợ gốc, lãi, phí phát sinh) khi phát hiện khách hàng vi phạm hoặc thuộc một trong những truờng hợp sau:

- Bán/chuyển nhuợng tài sản hình thành từ vốn vay.

- Vi phạm các cam kết theo hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và không có biện pháp khắc phục.

- Không thực hiện các yêu cầu về bổ sung/thay thế TSBĐ.

- Có dấu hiệu không an toàn vốn nhu: bị suy giảm khả năng trả nợ, bị kiện tụng đe dọa tới phần lớn tài sản của KH.

Ngoài ra, BIDV còn có một buớc tiến mới trong hoạt động tín dụng bán lẻ bằng việc ban hành cẩm nang huớng dẫn kiểm tra hoạt động tín dụng bán lẻ để tăng truởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất luợng. Cẩm nang huớng dẫn các nội dung để kiểm tra hoạt động cấp tín dụng bán lẻ nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, BIDV, phát hiện kịp thời các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng bán lẻ, góp phần nhận diện, đề xuất kịp thời các biện pháp hạn chế, kiểm soat rủi ro. Đồng thời đua ra các cảnh báo, khuyến nghị để các đối tuợng kiểm tra có những khắc phục, bổ sung phù hợp theo các quy

định hiện hành của pháp luật, của BIDV. Các vấn đề được kiểm tra:

+ Kiểm tra việc tuân thủ, chấp hành kỷ cương điều hành

+ Kiểm tra về phân cấp thẩm quyền tại chi nhánh (ủy quyền ký và thực hiện các hợp đồng, văn bản liên quan đến hoạt đồng cấp tín dụng; phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng, phê duyệt giải ngân đối với các cấp điều hành trong hoạt động tín dụng bán lẻ)

+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ tín dụng

+ Kiểm tra sự khớp đúng, phù hợp các thông tin tại các giấy tờ trong hồ sơ tín dụng

+ Kiểm tra quá trình đề xuất câp tín dụng, phán quyết tín dụng, giải ngân và quản lý sau giải ngân

+ Kiểm tra việc cơ cấu lại nợ, công tác phân loại nợ.

2.2.2.3. Hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân

Hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân đang được BIDV nghiên cứu, hoàn thiện, chưa được áp dụng vào công tác đánh giá khách hàng. Theo định hướng, sau khi hệ thống xếp loại khách hàng này được đưa vào ứng dụng, BIDV sẽ có định hướng cấp tín dụng như sau:

- Đối với các khách hàng được xếp hạng từ AA- trở lên theo Hệ thống xếp

hạng tín dụng nội bộ của BIDV: được xác định là nhóm khách hàng mục tiêu, ưu tiên áp dụng “Chính sách phát triển” - tích cực tiếp thị, phát triển mối quan hệ giữa BIDV và khách hàng, đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của khách hàng.

- Đối với các khách hàng được xếp hạng A+, A, A- theo Hệ thống xếp hạng

tín dụng nội bộ của BIDV: áp dụng “Chính sách tiếp cận tích cực” - đáp ứng nhu

cầu vốn của khách hàng theo các chính sách hiện hành của BIDV trong từng thời

kỳ nhằm thiết lập mối quan hệ tích cực giữa BIDV và khách hàng.

- Đối với các khách hàng được xếp hạng từ BBB trở xuống theo Hệ thống

71

xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV: áp dụng “Chính sách tiếp cận thận trọng” - cho vay có chọn lọc theo định hướng hoạt động tín dụng của BIDV trong từng thời kỳ, đáp ứng nhu cầu vay vốn phù hợp với mức độ rủi ro của khách hàng để mở rộng cơ hội bán chéo các sản phẩm, dịch vụ khác của BIDV.

- BIDV không thực hiện cấp tín dụng đối với các khách hàng: vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm và được xếp hạng từ BBB trở xuống; khách hàng có nợ xấu tại BIDV và các tổ chức tín dụng khác; khách hàng không đáp ứng được các điều kiện tại Quy định cấp tín dụng bán lẻ và quy định các sản phẩm cụ thể của BIDV từng thời kỳ.

Hiện nay, chỉ đối với sản phẩm đơn giản là thẻ visa có hệ thống chấm điểm khách hàng, đánh giá chung nhất về năng lực pháp lý, năng lực tài chính của khách hàng. Tuy nhiên, bảng hỏi còn khá đơn giản, không thể áp dụng rộng rãi đối với các sản phẩm tín dụng khác.

2.2.2.4. Đa dạng về sản phẩm tín dụng và chính sách chăm sóc khách hàng

BIDV luôn theo sát nhu cầu của khách hàng, nắm bắt xu hướng phát triển của nền kinh tế để có những sản phẩm phù hợp với từng giai đoạn. Đối với giai đoạn hiện nay, nhà ở là nhu cầu cấp thiết, BIDV đưa ra rất nhiều gói hỗ trợ cho vay mua nhà với lãi suất cực kỳ ưu đãi, thủ tục đơn giản, nhanh chóng; hoặc các gói cho vay mua ô tô, hay mở rộng nhu cầu vay tiêu dùng không tài sản bảo đảm cho khách hàng,... Ngay sau khi có chỉ đạo của Hội sở chính, chi nhánh Sở giao dịch 1 đã nhanh chóng triển khai, tiếp thị, tư vấn khách hàng. Các sản phẩm này luôn được cải tiến, từng bước đáp ứng và hoàn thiện, để phục vụ khách hàng tốt nhất, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

2.2.2.5. Đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng bán lẻ

Tại BIDV chi nhánh Sở giao dịch 1, công tác đào tạo nôi bộ luôn được chú trọng. Các buổi đào tạo về sản phẩm/quy trình mới luôn được diễn ra ngay sau khi HSC có các hướng dẫn chi tiết. Ngoài ra, hằng năm, HSC luôn

có cuôc thi kiểm tra năng lực cán bộ khách hàng cá nhân, đây cũng là dịp để cán bộ đánh giá lại khả năng của mình, cũng như trau dồi các kiến thức còn thiếu. Thêm vào đó, theo chỉ đạo của Ban lãnh đạo, chi nhánh Sở giao dịch 1 đã tiến hành rà soát, sắp xếp lại nhân sự để ưu tiên, bổ sung nhân lực cho hoạt đồng bán lẻ, tăng cường cán bộ bán hàng trực tiếp. Cũng như rà soát lại các nhiệm vụ, hoàn thiện và cập nhật bản mô tả công việc cho từng chức danh cán bộ để phân định nhiệm vụ rõ ràng của cán bộ bán lẻ tại Chi nhánh, từng bước chuẩn hóa về trách nhiệm và cơ chế làm việc của đội ngũ bán lẻ. Ngoài ra, chi nhánh còn quán triệt cán bộ tuân thủ Bộ tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ khách hàng để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, kiên quyết khắc phục tình trạng phong thái giao tiếp với khách hàng còn chưa phù hợp của một bộ phận cán bộ ngân hàng bán lẻ.

Một phần của tài liệu 0250 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w