Hoàn thiện công tác nhân sự, công tác đào tạo và tổ chức hoạt động bán

Một phần của tài liệu 0250 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 115 - 117)

lẻ

Mặc dù những năm gần đây, BIDV chi nhánh Sở giao dịch 1 cũng đã quan tâm phát triển đến hoạt động ngân hàng bán lẻ, nhưng là một chi nhánh truyền thống về mặt bán buôn, đôi khi hoạt động bán lẻ chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Vì vậy, cần quán triệt và thay đổi một cách căn bản, dứt khoát về nhận thức vai trò của ngân hàng bán lẻ và tín dụng bán lẻ trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Trong mọi hoàn cảnh, cần phải nhất quán trong điều hành hoạt động bán lẻ và xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng theo hướng sau:

- Đảm bảo đủ số lượng cán bộ làm công tác tín dụng trên cơ sở có thời gian kiểm soát, quản lý khoản vay đầy đủ, chặt chẽ từ khi phát sinh đến khi thu hồi nợ.

- Tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ tín dụng, đáp ững nhu cầu cạnh tranh và hội nhập hiện nay. Theo đó, cán bộ quan hệ khách hang phải hội đủ các yếu tốt về kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cũng như đạo đức nghề nghiệp, cụ thể như sau:

+ Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Các cán bộ quan hệ khách hàng phải có năng lực chuyên môn nghiệp vụ vững chắc cũng như hiểu biết sâu rộng về kinh tế, chính trị, xã hội, thị trường và pháp luật. Đồng thời, có khả năng nắm bắt nhanh các xu hướng phát triển của thị trường, đi tắt đón đầu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, cán bộ quan hệ khách hàng cũng cần nhanh nhạy trong tiếp cận các phương pháp mới, xử lý linh hoạt các tình huống phát sinh, sử dụng thành thạo và hiệu quả các chương trình dữ liệu khai thác thông tin khách hàng trên hệ thống.

99

+ Đạo đức nghề nghiệp: Đạo đức nghề nghiệp là yếu tố tiên quyết của cán bộ quan hệ khách hàng. Đạo đức nghề nghiệp thể hiện ở sự tận tâm, tinh thần trách nhiệm với công việc, phẩm chất đạo đức tôt, trung thực, bản lĩnh vững vàng và có ý thức tự rèn luyện, bồi duỡng cho sự phát triển của hoạt động bán lẻ của chi nhánh.

Để xây dựng đuợc đội ngũ cán bộ tín dụng có tiêu chuẩn nhu trên, Ngân hàng cần chú trọng đến công tác tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại thông qua các chuơng trình tự đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức c huyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, cần khuyến khích phong trào tu trau dồi, rèn luyện, có chính sách đãi ngộ về mặt vật chất à tinh thần hợp lý để nâng cao tinh thần làm việc của cán bộ. Luôn rà soát, đánh giá và bố trí cán bộ phù hợp với tính chất công việc, năng lực và sở truờng của mỗi cá nhân.

Mục tiêu cuối cùng huớng đến là có đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng năng động, có kỹ năng giao tiếp, tiếp thị và phục vụ khách hàng tận tụy, chu đáo; kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, xử lý các vấn đề linh hoạt; có khả năng khai thác thông tin nhanh chóng, chính xác và đầy đủ, kỹ năng tu vấn, đàm phán đối với khách hàng nhằm bảo vệ quyền lợi của ngân hàng cũng nhu nâng cao chất luợng dịch vụ cung cấp cho khách hàng; đánh giá và lựa chọn khách hàng đúng đắn trong qua trình mở rộng quan hệ tín dụng.

Bồi duỡng cán bộ quan hệ khách hàng là quá trình liên tục, lâu dài. Truớc mắt cần tiêu chuẩn hóa cán bộ một cách cụ thể để có chính sách tuyển dụng phù hợp, đào tạo và sắp xếp sử dụng cán bộ hợp lý. Việc luân chuyển giữa các phòng/ban trong chi nhánh là điều cần thiết, nhung giảm bớt tần suất luân chuyển, giúp công tác sử dụng cán bộ mang lại chất luợng và hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, cần phân rõ trách nhiệm đối với từng cán bộ, đảm bảo quyền lợi gắn liền với trách nhiệm, có cơ chế thuởng phạt hợp lý. Nhu vậy, sẽ hạn chế bớt rủi ro không đáng có do ý thức chủ quan của cán bộ Ngân hàng

hoặc khách hàng gây ra, giảm nợ xấu, chất lượng tín dụng sẽ được nâng cao.

Một phần của tài liệu 0250 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 115 - 117)