Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu 0250 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 32)

Chất lượng tín dụng phản ánh khả năng thích nghi, độ chống đỡ của ngân hàng đối với những thay đổi của các điều kiện kinh tế, xã hội. Để đánh giá được ngân hàng đó mạnh hay yếu ta có thể đánh giá thông qua chất lượng tín dụng. Để đánh giá toàn diện chất lượng tín dụng, ta có thể đánh giá thông qua các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng, cụ thể như sau:

1.2.3.1. Chỉ tiêu định lượng

a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh quy mô cung cấp vốn tín dụng của NHTM phù hợp với tăng trưởng kinh tế, phù hợp với định hướng phát triển của toàn ngành. Những chỉ tiêu này phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, tổng số vốn đầu tư cho nền kinh tế, cũng như định hướng phát triển của ngân hàng có đúng đắn hay không?

- Dư nợ tín dụng bán lẻ: Phản ánh quy mô cho vay của ngân hàng trong

lĩnh vực tín dụng bán lẻ tại một thời điểm nhất định. Ngoài ra, để đánh giá một cách chính xác hơn dư nợ tín dụng bán lẻ, loại bỏ yếu tố thời điểm, ta có

vay có kỳ hạn càng dài thì mức độ rủi ro tiềm ẩn càng lớn. Tuy nhiên, nếu

đánh giá tốt về khách hàng, chất lượng tín dụng cao, thì những khoản vay trung dài hạn giúp ổn định hơn về dư nợ, cũng như mang lại lợi nhuận cao hơn cho hoạt động ngân hàng.

a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng trên phương diện lợi ích chủ 17

chỉ tiêu: dư nợ tín dụng bán lẻ bình quân. Thông qua việc tính toán chỉ tiêu dư nợ tín dụng bán lẻ, ta có thể xem xét, đánh giá dư nợ tín dụng bán lẻ có vượt mức định hướng của hệ thống hay không, có vi phạm các giới hạn tín dụng đã được đặt ra hay không, tránh tăng trưởng tín dụng quá nóng, không tuân thủ định hướng của NHNN trong từng thời kỳ.

- Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng

TÁr dr> turner Dư nợ kỳ thực hiện - Dư nợ kỳ trước

cđộ ng = ' '__________ x100% trươngl∣n Dư nợ kỳ trước

Tăng trưởng tín dụng mục tiêu quan trọng, hàng đầu trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với định hướng, chính sách của từng ngân hàng trong từng thời kỳ. Nếu các NHTM đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

b. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng thông qua cơ cấu dư nợ

- Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu dư nợ đối với từng sản phẩm tín dụng bán lẻ

Tỷ trọng dư nợ của Dư nợ đổi với từng sản phẩm

/ =' _____________ĩ—_____; ___ xi00% từng sản phẩm Tong dư nợ tín dụng bán lẻ

Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu dư nợ đối với từng sản phẩm, cho biết nguồn vốn cho vay của ngân hàng tập trung chủ yếu ở sản phẩm nào tại từng thời điểm. Qua đó, đánh giá được mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng bán

lẻ của NHTM. Tùy thuộc vào chính sách tín dụng bán lẻ từng thời kỳ, mà ngân hàng mở rộng hay thu hẹp tỷ trọng dư nợ đối với từng sản phẩm. Nếu một ngân hàng quá tập trung cho vay vào một sản phẩm nào đó thì mức độ rủi ro ngày càng cao và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng bán lẻ của NHTM.

- Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn

Tỷ trọng dư nợ Dư nợ ngắn/trung, dài hạn

= ___ ' __________ ______ r ' ___ x100% theo kỳ hạn Tong dư nợ tín dụng bán lẻ

sở hữu ngân hàng

- Thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng: Mục tiêu cuối cùng của ngân

hàng là lợi nhuận. Trong hoạt động ngân hàng, tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu. Chất lượng tín dụng không thể nói là tốt nếu tỷ trọng thu nhập từ hoạt động từ hoạt động cho vay thấp. Vì vậy, chỉ tiêu thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng là chỉ tiêu khá quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng bán lẻ của NHTM.

Thu nhập ròng = Thu nhập từ lãi vay - Chi phí trong việc cho vay, hay Thu nhập ròng = Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ x NIM tín dụng

- Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ

Tỷ trọng thu nhập Thu nhập ròng từ tín dụng bán lẻ từ tín dụng bán lẻ Tổng thu nhập ròng từ hoạt động NHBL

Chỉ tiêu này giúp ta đánh giá được khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng, qua đó thấy được tầm quan trọng của nó để có biện pháp nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng.

- Tỷ lệ lãi cận biên (NIM)

(Tổng thu nhập từ cho vay - Chi phí lãi) Tổng dư nợ

Hệ số này phản ánh khả năng sinh lời và dự báo khả năng sinh lời trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi tăng thêm 1 đơn vị tài sản sinh lời thì

NIM là chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động tín dụng.

b. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn về hoạt động tín dụng

- Du nợ các nhóm: Hiện nay, các NHTM thực hiện việc phân loại nợ theo thông tu 02/2013/TT-NHNN, bao gồm:

+ Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) + Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) + Nợ nhóm 3 (Nợ duới tiêu chuẩn) + Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

+ Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

- Nợ xấu: là nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5. Tổng du nợ xấu là tổng du nợ từ

nhóm 3 đến nhóm 5. - Tỷ lệ nợ xấu

Dư nợ xấu (Dư nợ nhóm 3 đến nhóm 5) Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất luợng tín dụng của ngân hàng. Nó phản ánh rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt. Nếu chỉ tiêu này cao, ngân hàng sẽ bị đánh giá là có chất luợng hoạt động tín dụng thấp và nguợc lại. Tuy nhiên, nợ xấu là vấn đề không tránh khỏi trong hoạt động tín dụng ngân hàng, do đó, điều quan trọng là NHTM phải duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lý, có thể chấp nhận đuợc. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ này ở mức duới 5% là có thể chấp nhận đuợc và tốt nhất là ở mức 1 - 3%. - Tỷ lệ nợ rủi ro Dư nợ nhóm 2 đến nhóm 5 Tỷ lệ nợ rủi ro = __________,_______________ x100% Tổng dư nợ 19

Nợ từ nhóm 2 trở đi là nợ mang tính rủi ro, khách hàng đã quá hạn, hoặc có những dấu hiệu ban đầu về việc chậm trả nợ cho ngân hàng. Vì vậy, việc đánh giá thêm chỉ tiêu này để có cái nhìn khái quát trong hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng cũng là điều cần thiết, để có những biện pháp xử lý kịp thời.

- Lãi treo: Là khoản lãi tính trên nợ quá hạn mà ngân hàng chưa thu

được.

1.2.3.2. Chỉ tiêu định tính

- Sự tuân thủ các quy định và chính sách tín dụng của NHNN và của ngân hàng: Việc thiết lập và hoàn thiện chính sách, quy trình tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung, và của hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Chính sách phù hợp, quy trình tín dụng chặt chẽ vừa góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng, vừa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ cung cấp đến khách hàng, tạo điều kiện mở rộng tín dụng bán lẻ.

- Hệ thống chấm điểm tín dụng dùng để đánh giá khả năng trả nợ của khách

hàng: Các ngân hàng hiện nay đang sử dụng phổ biến hệ thống chấm điểm tín dụng để đánh giá khách hàng một cách khách quan hơn. Khả năng trả nợ của khách hàng không chỉ được đánh giá thông qua các chỉ tiêu định tính như mức thu nhập, mà còn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu khác như độ tuổi, trình độ

học vấn, nghề nghiệp, ... để có cái nhìn toàn diện, khách quan hơn về khách hàng, đánh giá chính xác hơn về năng lực trả nợ của người vay vốn.

- Sự đa dạng về sản phẩm tín dụng và chính sách chăm sóc khách hàng: Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, các ngân hàng phải đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng. Ngoài việc thiết kế các sản phẩm tín dụng phù hợp, ngân hàng còn phải đưa ra các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ cung cấp đến khách hàng, như thời gian phục vụ tiêu chuẩn, các yêu cầu đối với việc yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, ...

21

Một phần của tài liệu 0250 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w