Mỹ năm 2008
Cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản ở Mỹ bắt nguồn từ tín dụng dưới chuẩn - loại tín dụng thế chấp đặc biệt, dành cho các hộ gia đình có thu nhập trung bình ở Mỹ nhằm giúp họ có thể mua bất động sản. Loại tín dụng này tương đối rủi ro, có chất lượng thấp, được cấp cho gia đình có khả năng thanh toán thấp nhất, ít thu nhập, lịch sử tín dụng không ổn định và tỷ lệ vay nợ quá cao. Một loại tín dụng khác cũng được cấp cho hộ gia đình có khả năng thanh toán tương đối tốt, nhưng lịch sử tín dụng vẫn còn có những điểm không ổn đinh, người vay tiềm năng chỉ phải cung cấp rất ít thông tin về thu nhập, và được đảm bảo trên giá trị tài sản là bất động sản. Khi có điều chỉnh trên thị trường bất động sản, giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn so với khoản vay, các hộ gia đình có thể tuyên bố rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và từ bỏ tài sản thế chấp. Bong bóng trên thị trường bất động sản Mỹ đổ vỡ vào năm 2007, các tổ chức tín dụng gặp rất nhiều khó khăn trong việc khôi phục tình hình tài chính bằng cách xử lý tài sản đề bù đắp. Với sự giảm giá của bất động sản, giá trị thu hồi được rất ít, gây ra sự phá sản của các ngân hàng.
Qua thực tế tại Mỹ, ta có thể thấy, việc đánh giá kỹ càng về đạo đức, uy tín của khách hàng là điều rất quan trọng, nó sẽ ảnh huởng lớn đến khả năng thu hồi nơ trong tuơi lai. Ngoài ra, sự kiện này cũng cho ta thấy, mỗi một ngân hàng cần xác định một danh mục tài sản hợp lý, hay cơ cấu cho vay đối với mỗi ngành nghề, hay đối với từng sản phẩm phải phù hợp với tình hình phát triển và xu thế biến động của thị truờng. Không nên tập trung vào một ngành nghề, hay một sản phẩm, để tránh những rủi ro hệ thống mang lại. Thêm
vào đó, ngân hàng cần theo dõi sát sao tình hình biến động của giá trị tài sản bảo đảm, yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản khi có dấu hiệu liên quan đến việc giảm sút giá trị tài sản bảo đảm, tránh truờng hợp khách hàng “tuyên bố mất khả năng thanh toán”, để từ chối thanh toán nợ đối với ngân hàng.