5. Cấu trúc đề tài
1.3.3.5. Các nhân tố khác
- CBTD thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Đạo đức của cán bộ là một trong những yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực, trình độ chuyên môn có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ bị tha hóa về đạo đức mà giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn hạn chế dẫn đến hàng loạt các nguyên nhân sau:
+ Thiếu khả năng phân tích khách hàng như khả năng phân tích thẩm định dự án nên nhiều khi cho vay mà không đánh giá được tính khả thi của dự án, hoặc không phân tích được báo cáo tài chính một cách chính xác, không biết được năng lực thật sự của khách hàng.
+ Quá trình tái xét khoản vay không tích cực: Tái xét là quá trình theo dõi, giám sát khoản vay có được sử dụng đúng mục đích hay không? Có nguy cơ xảy ra mất vốn hay không? Nếu xét thấy khả năng xấu có thể xảy ra thì phải tiến hành thu hồi nợ trước hạn hoặc đề ra biện pháp hỗ trợ thích hợp. Tái xét cho vay không tích cực, không chặt chẽ để đến khi vỡ nợ ngân hàng sẽ khó thu hồi nợ.
- Ngân hàng quá nhấn mạnh đến lợi nhuận
Ngân hàng quá chú trọng đến lợi nhuận, đặt chỉ tiêu lợi nhuận cao hơn mức độ an toàn của các khoản vay hoặc vì yếu tố cạnh tranh (ngân hàng mong muốn có tỷ trọng cho vay tăng cao hơn đối thủ cạnh tranh, tìm cách thu hút
khách hàng vay mà không tính toán kỹ lưỡng đến mức độ an toàn vốn), ngân hàng đã không cân đối và xem xét cẩn thận giữa hai yếu tố an toàn và hiệu quả nên sẽ làm rủi ro dễ xảy ra.
- Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trò của Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng (CIC) chưa thực sự hiệu quả:
Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói cách khác “đi vay để cho vay”, do vậy vấn đề rủi ro trong tín dụng là không thể tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro. Sự hợp tác này nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng. Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó. Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân hàng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không loại trừ một ngân hàng nào.
Trong tình trạng cạnh tranh gay gắt như hiện nay giữa các NHTM thì vai trò trung tâm thông tin tín dụng là rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để các ngân hàng có quyết định cho vay hợp lý. Nhưng trên thực tế thì hiện nay ngân hàng dữ liệu của Trung tâm thông tin tín dụng chưa đầy đủ và thông tin còn quá đơn điệu, chưa cập nhật được và xử lý kịp thời.
1.4. Một số kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài khi áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ để nâng cao hiệu quả công tác tín dụng
Một HĐTD luôn tiềm ẩn rủi ro, rủi ro tín dụng này chỉ hết khi HĐTD được thanh lý. Hoạt động tín dụng lại là mảng hoạt động chủ đạo của mỗi NHTM. Rủi ro tín dụng luôn ẩn chứa trong mỗi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Như vậy một khi xảy ra rủi ro sẽ tác động rất lớn tới rủi ro mất mát tài sản của ngân hàng mà tình huống xấu hơn nữa là rủi ro phá sản của
34
ngân hàng. Đây không phải chỉ là đề cập vấn đề có thể xảy ra mà nó đã xảy ra trong quá khứ.
1.4.1. Mỹ
Khủng hoảng tài chính Mỹ là bài học lớn về kiểm soát rủi ro: Người Mỹ luôn luôn tìm tòi cách làm mới để sinh lợi. Một cách làm được coi là khám phá thần kỳ, ngân hàng có thể tổng hợp nhiều giấy nợ (COD - trái phiếu hay nghĩa vụ nợ có thế chấp và CMO - trái phiếu hay chứng khoán thế chấp bằng nợ cho vay mua nhà) thành một gói rồi dùng chúng làm thế chấp, chia ra nhiều giấy nợ nhỏ tức là chứng khoán để đem bán đại trà cho các nhà đầu tư nhỏ. Trong quá trình này, ngân hàng được hưởng lợi từ phí nhiều chặng (phí tính trên người đi vay mua nhà, phí tính vào việc tổ chức đóng gói nợ của các các nhà đầu tư nhỏ và phí tính vào việc thu nợ từ người đi vay và chia lại số thu này cho người đầu tư chứng khoán). Như vậy, ngân hàng đẩy toàn bộ rủi ro sang cho nhà đầu tư chứng khoán.
Các NHTM (cho vay tiền) chỉ mới bắt tay vào hoạt động này trong vài năm gần đây, còn chủ yếu của việc làm này là của công ty tài chính thường được gọi là ngân hàng đầu tư (chỉ làm chuyện đóng gói, buôn bán chứng khoán). Cũng vì thế mà thị trường tài chính trở nên bấp bênh dễ khủng hoảng hơn trước.
Các ngân hàng đã hạ thấp các điều kiện cho vay nhưng thiếu sự kiểm soát chặt chẽ. Dan đến sự phát triển không kiểm soát của thị trường cho vay địa ốc dưới chuẩn, nghĩa là không cần đặt cọc, không cần đủ thu nhập để chi trả mà vẫn được vay. Hệ thống kiểm soát của các NHTM đã bị vô hiệu do mục tiêu tăng trưởng và hạ thấp các điều kiện cho vay.
1.4.2. Anh
Ngày 26/02/1996, Ngân hàng Barings PLC tại Anh đã tuyên bố phá sản sau 233 năm tồn tại. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vụ phá sản này là do
Giám đốc Chi nhánh ngân hàng Barings tại Singapore - Leeson. Anh này đã tự ý đầu tư 7 tỷ đô la vào hợp đồng trao đổi có kỳ hạn theo chỉ số Nikkei trên thị trường chứng khoán Nhật Bản. Do dự báo sai về thị trường, Barings đã bị tổn thất 1,3 tỷ đô la. Sai lầm của ngân hàng ở chỗ cho Leeson kiêm nhiệm cả hai chức năng: Kinh doanh và hậu kinh doanh (tức là công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn về chính sách kinh doanh của ngân hàng). Leeson đã quá tự tin vào khả năng kinh doanh của mình và lợi dụng việc được tập trung quyền lực quá mức giới hạn nên đã gây ra tổn thất trên. Bài học về sự phá sản của Barings cảnh báo tất cả các ngân hàng trên thế giới về tổn thất lớn có thể gây ra do sự lỏng lẻo trong công tác quản lý, giám sát, điều hành và phân định chức năng công việc.
1.4.3. Nhật Bản
Daiwa Bank Limited, Nhật Bản và Daiwa Bank Trust Company New York là ngân hàng lớn thứ 12 của Nhật Bản. Ngày 26/9/1995, ngân hàng đã thông báo Toshihide Igushu - phụ trách kinh doanh ngân hàng tại New York đã gây tổn thất 1,1 tỷ đô la trị giá bằng 1/7 tổng số vốn của ngân hàng. Nghiêm trọng hơn, Igushu đã che dấu vào báo cáo sai thực về hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong suốt 11 năm bắt đầu từ năm 1984. Mặc dù Cục dự trữ Liên bang Mỹ đã thanh tra ngân hàng trong các năm 1992 - 1993 và khuyến cáo về hệ thống kiểm soát lỏng lẻo của ngân hàng song không được ban lãnh đạo ngân hàng chú ý. Kết cục là chi nhánh của ngân hàng tại New York phải đóng cửa với lời cảnh báo về hoạt động ngân hàng không an toàn, không lành mạnh và vi phạm pháp luật.
36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Bất kỳ một tổ chức nào cũng cần phải thiết lập hệ thống KSNB nhằm đảm bảo mục tiêu báo cáo tài chính đang tin cậy, sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Một hệ thống KSNB thuờng bao gồm các yếu tố: Môi truờng kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Thông tin truyền thông và giám sát.
NHTM là loại hình tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất. Lĩnh vực kinh doanh của NHTM bao gồm tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, những lĩnh vực này liên quan đến tất cả các ngành và mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Mặt khác, tiền tệ ngân hàng là lĩnh vực rất “nhạy cảm” nên nó đòi hỏi một sự thận trọng trong điều hành để tránh những thiệt hại cho nền kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của NHTM luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên phải thiết kế hệ thống KSNB thích hợp để đảm bảo kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện rủi ro.
Một hệ thống KSNB hiệu quả cho ngân hàng theo tiêu chuẩn của Basel phải bao gồm các yếu tố: Tạo ra môi truờng văn hóa kiểm soát mạnh mẽ; nhận biết và đánh giá rủi ro đầy đủ; tổ chức hoạt động kiểm soát chặt chẽ và phân công, phân nhiệm rạch ròi; xây dựng hệ thống thông tin truyền thông hiệu quả và cuối cùng là giám sát hoạt động thuờng xuyên và sửa chữa sai sót kịp thời.
Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất trong NHTM vì nó đem lại thu nhập cao nhất cho NHTM. Tuy nhiên, đây là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro xuất phát từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Hệ thống KSNB của NHTM có tác dụng giảm thiểu đuợc rủi ro tín dụng do các nguyên nhân chủ quan nhờ đảm bảo kiểm soát chặt chẽ các khâu trong quy trình tín dụng, bao gồm kiểm tra truớc, trong và sau khi cho vay, đồng thời giám sát, quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả và hạn chế đuợc rủi ro tín
dụng do các nguyên nhân khách quan nhờ luôn có sự giám sát kịp thời, cảnh báo sớm đối với các dấu hiệu rủi ro.
Tóm lại, KSNB đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi tổ chức nói chung và nghiệp vụ tín dụng trong NHTM nói riêng. KSNB nhằm hạn chế, ngăn ngừa những rủi ro tín dụng gây thiệt hại cho ngân hàng. Xã hội ngày càng phát triển, mức độ toàn cầu hóa ngày càng cao thì các rủi ro tín dụng ngày càng phức tạp và tinh vi hơn sẽ mang lại những thách thức to lớn đối với NHTM. Vì vậy, việc không ngừng phát triển, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hệ thống KSNB luôn là vấn đề cần thiết cho các NHTM tồn tại và hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
38
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) -
CHI NHÁNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ