5. Cấu trúc đề tài
3.2.3. Biện pháp khắc phục nợ xấu
Làm tốt các biện pháp về nâng cao chất luợng tín dụng và nâng cao vai trò của kiểm tra, KSNB hoạt động này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng, làm giảm nguy cơ nợ xấu. Cần chú trọng các vấn đề:
từ chối một KH tốt, làm mất cơ hội cho ngân hàng; hai là chấp nhận cho một KH không tốt vay, đây là nguyên nhân gây ra nợ xấu. Muốn nâng cao chất luợng công tác thẩm định thì quan trọng nhất là nâng cao chất luợng CBTD
> Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát khoản vay
Công việc này giúp ngân hàng phát hiện dấu hiệu bất thuờng có thể xảy ra để cùng KH tìm ra giải pháp khắc phục, ngừng cho vay hoặc thu hồi nợ truớc hạn, giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng.
> Tăng cường kiểm tra, giám sát thu hồi các khoản nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro
- Có biện pháp quản lý, đôn đốc thu hồi nợ đối với những khách hàng có dư nợ nhóm 2 tập trung vào một số khách hàng DN có dư nợ lớn. Đây là những khách hàng có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro, có khả năng dẫn đến nợ xấu tăng cao. Định kỳ háng tháng, hàng quý thực hiện phân tích các khoản nợ của khách hàng DN có dư nợ nhóm 2 để đánh giá lại khả năng trả nợ, tìm biện pháp thu hồi nợ để hạn chế nguy cơ chuyển qua nợ xấu.
- Giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ đã xử lý rủi ro đến từng CBTD, xem như là chỉ tiêu để xét thi đua, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh hằng năm. Có cơ chế khen thưởng đối những CBTD quản lý nợ tốt, hạn chế được nợ xấu. Đồng thời có biện pháp kiên quyết để hạn chế tình trạng cho vay nhưng không quản lý được.
- Để nâng cao hiệu quả công tác thu hồi nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro cán bộ kiểm tra cần kết hợp CBTD để phối hợp trong việc phân tích và đi thu hồi nợ xấu.