Quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu 0379 giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thừa thiên huế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 73)

5. Cấu trúc đề tài

2.2.3. Quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Thừa Thiên Huế

CBTD làm đầu mối trực tiếp hướng dẫn thủ tục cho KH có nhu cầu. Giải đáp những thắc mắc bước đầu cho KH, hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn và tiếp nhận hồ sơ vay vốn của KH. CBTD kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ pháp lý và hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn của KH vay.

» Ngân hàng có thể tiếp tục quan hệ tốt với KH truyền thống, hoặc CBTD sẽ tìm hiểu, tiếp cận KH tiềm năng.

» Giai đoạn này có thể xảy ra sai phạm như KH cung cấp thông tin sai sự thực, CBTD thu thập thông tin về KH thiếu, hay có sự móc nối giữa KH và CBTD.

* Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn:

- Phân tích, thẩm định KH vay vốn: Năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của KH.

- Phân tích, thẩm định phương án SXKD/dự án đầu tư: Tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của phương án, khả năng trả nợ và các rủi ro có thể xảy ra; làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, tiến độ giải ngân.

- Biện pháp bảo đảm tiền vay: Kiểm tra tình trạng thực tế của TSBĐ tiền vay; thẩm định TSBĐ tiền vay (giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. phân tích đánh giá, dự báo giá trị, khả năng chuyển nhượng, phương pháp quản lý tài sản thế chấp)

» Giai đoạn này có thể xảy ra sai phạm như: Chưa phát hiện hay đánh giá đúng khả năng của KH, CBTD đánh giá không trung thực, có sự móc nối giữa CBTD nên cố tình bỏ qua hoặc bỏ sót những thông tin có ảnh hưởng lớn đến quyết định cho vay của ngân hàng. Vì vậy, đòi hỏi CBTD có trình độ chuyên môn để phân tích đúng điều kiện vay vốn của KH, tất cả phải theo đúng thủ tục, quy định của ngân hàng. CBTD phải có đạo đức nghề nghiệp, thái độ vững vàng, không để ý chí lung lay, bị mua chuộc, làm sai quy định.

58

» Giai đoạn này cần thực hiện nghiêm túc và đầy đủ, vì đây là cơ sở để quyết định cho vay.

* Bước 3: Phê duyệt khoản vay:

- Phê duyệt cho vay: Trên cơ sở tờ trình kiêm báo cáo thẩm định của CBTD kèm theo hồ sơ vay vốn, Trưởng phòng Tín dụng xem xét, kiểm tra, thẩm định lại có ý kiến độc lập và cho ý kiến trên tờ trình thẩm định về việc cho vay/không cho vay để trình Giám đốc hoặc người được ủy quyền xem xét quyết định.

Đối với các hồ sơ phải qua bộ phận thẩm định độc lập, bộ phận thẩm định độc lập tái thẩm định theo quy định, có ý kiến độc lập trên tờ trình thẩm định về việc cho vay/không cho vay để trình Giám đốc hoặc người được ủy quyền hợp pháp xem xét quyết định.

- Khoản vay thuộc quyền phán quyết: Giám đốc hoặc người được ủy quyền hợp pháp xem xét tờ trình kiêm báo cáo thẩm định và đề xuất của phòng Tín dụng để quyết định về việc cho vay/không cho vay. Nếu cần thiết, Giám đốc chi nhánh có thể chuyển sang cho bộ phân thẩm định để thẩm định lại phương án/dự án trước khi quyết định khoản vay lớn hoặc phức tạp.

- Nếu khoản vay vượt quyền phán quyết: Sẽ được Hội đồng tín dụng/Ban thẩm định dự án của ngân hàng cấp trên phê duyệt. Chỉ khi nhận được thông báo phê duyệt bằng văn bản của ngân hàng cấp trên thì mới được thực hiện.

- Ký kết hợp đồng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và TSBĐ: CBTD soạn thảo HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay; Trưởng phòng Tín dụng sẽ kiểm tra lại các điều khoản HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay theo đúng nội dung điều kiện đã được duyệt, sau đó trình giám đốc ký duyệt; công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm.

» Giai đoạn này có thể xảy ra sai phạm quyết định chấp thuận cho vay đối với khách hàng không tốt, dẫn đến không thu hồi hoặc thu hồi không đủ nợ, đây là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, gây tổn thất cho ngân hàng.

» Cũng có thể xảy ra sai phạm từ chối cho vay đối với một KH tốt sẽ làm ngân hàng mất cơ hội cho vay, mất uy tín với KH.

hồ sơ các khoản cho vay sau khi được Giám đốc ký duyệt, CBTD thực hiện toàn bộ các khâu trong quy trình tín dụng như: Tiếp nhận đơn xin vay, thẩm định, nhập thông tin khoản vay, hạch toán đến khâu giải ngân phát tiền vay cho khách hàng. Mỗi bước đăng ký thông tin đều phải có phê duyệt của Trưởng phòng, cụ thể:

* Bước 1: Đăng ký mã số khách hàng: CBTD nhập các thông tin về KH.

* Bước 2: Đăng ký đơn xin vay: CBTD nhập các chi tiết đơn xin vay. Sau

khi hoàn tất các phần nhập dữ liệu, ghi lại mã số đơn xin vay đã được hệ thống tự động gán cho.

* Bước 3: Trưởng phòng Tín dụng phê duyệt đơn xin vay sau đã khi kiểm tra. Sau khi đơn vay phê duyệt, hệ thống tự động gán số hợp đồng, CBTD dùng số phê duyệt này làm số HĐTD trên hồ sơ giấy để quản lý và theo dõi.

* Bước 4: Đăng ký thông tin về Tài sản bảo đảm (TSBĐ): Đăng ký các thông tin về TSBĐ như: Mối quan hệ người có tài sản - người vay, định giá TSBĐ, thông tin bảo hiểm của TSBĐ, thông tin chi tiết về người bảo lãnh; đăng ký thế chấp tài sản bảo đảm. Quy trình đăng ký TSBĐ phải được đăng ký đầy đủ từ bước nhập mới thông tin cho đến bước thế chấp TSBĐ thì mới có thể tiến hành giải ngân khoản vay được

* Bước 5: Giải ngân: Sau khi hoàn tất việc đăng ký đơn xin vay, thẩm định và phê duyệt đơn xin vay, đăng ký bảo đảm cho khoản vay thì tiến hành giải ngân cho khách hàng, lập lịch trả nợ cho các khoản giải ngân. Ở màn hình này phải qua phê duyệt của Trưởng phòng Tín dụng và Giám đốc. Như vậy, dữ liệu thông tin về bộ hồ sơ vay vốn được nhập vào hệ thống phải được căn cứ vào hồ sơ giấy đã được lãnh đạo phê duyệt.

60

2.2.3.3. Lưu giữ hồ sơ cho vay

Bộ hồ sơ cho vay phải có danh mục theo dõi đối với mỗi khách hàng vay vốn. Người được giao bảo quản hồ sơ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để mất, thất lạc hoặc sửa chữa nội dung của hồ sơ.

- Phòng kế toán lưu giữ: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ cho vay và các giấy tờ khác. - Phòng tín dụng lưu giữ: Hồ sơ kinh tế.

- Các giấy tờ bảo đảm tiền vay của khách hàng đựơc lưu giữ tại kho theo chế độ quy định như đối với các giấy tờ có giá.

2.2.3.4. Kiểm tra và giám sát vốn vay

Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết.

Các nội dung kiểm tra và giám sát khoản vay gồm: - CBTD theo dõi việc trả nợ gốc, lãi của khách hàng. - CBTD lập thông báo nợ đến hạn gửi cho khách hàng.

- CBTD kiểm tra sau mục đích sử dụng vốn vay, TSBĐ, xếp loại khách hàng, theo dõi các dấu hiệu bất thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, theo dõi tình hình trả gốc, lãi. Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tài sản bảo đảm tiền vay phải lập thành biên bản, được tiến hành định kỳ, đột xuất với tất cả các khoản vay, một hay nhiều lần tuỳ theo độ an toàn của khoản vay và quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Đối với các khoản nợ đã cơ cấu lại và quá hạn thì bắt buộc phải kiểm tra giám sát thường xuyên.

- Sau khi kiểm tra, nếu khách hàng sử dụng sai mục đích hoặc phát sinh những vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng, CBTD báo cáo Trưởng phòng Tín dụng để trình lãnh đạo xem xét quyết định ngừng cho vay hoặc có biện pháp thu hồi nợ trước hạn.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại Agribank Thừa Thiên Huế. Xem xét duới góc độ khách quan và chủ quan có thể thấy do nguyên nhân từ phía ngân hàng, khách hàng, môi truờng, chính sách và cùng với các nguyên nhân khác. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng thuờng xuất hiện tại Chi nhánh trong thời gian qua:

2.2.4.1. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan có thể ảnh huởng tới hoạt động tín dụng của ngân hàng, gây ra các khoản nợ xấu cho ngân hàng là những rủi ro bất khả kháng xảy ra ngoài ý muốn và tầm kiểm soát của con nguời. Nguyên nhân khá ch quan có rất nhiều và đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực và có tính chất rất khác nhau, khó có thể dự đoán truớc.

(1) Nguyên nhân do môi trường kinh doanh nhiều biến động:

Một khi môi truờng kinh doanh không ổn định sẽ gián tiếp làm suy yếu điều kiện tài chính của khách hàng vay. Năm 2012, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh huởng lớn đến nền kinh tế trong nuớc: Giá cả đầu vào nhu giá xăng dầu tăng đột biến làm tăng giá thành sản phẩm, người dân thắt chặt chi tiêu, nhu cầu tiêu dùng giảm... Bên cạnh đó môi trường kinh tế của các tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Trung cũng phần nào tác động đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Một số Chi nhánh loại 3 trực thuộc có các hoạt động kinh tế chưa thật sự sôi động, quy mô nhỏ nên không thực sự có nhiều khách hàng tiềm năng để chọn lựa. Điều này cũng góp phần tác động đến rủi ro của hoạt động tín dụng.

(2) Nguyên nhân do sự thay đổi của chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước:

Các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện nên thường có sự điều chỉnh đã khiến các doanh nghiệp khó có thể chủ động trong việc hoạt động kinh doanh.

62

Đầu năm 2012, nền kinh tế thế giới và Việt Nam gặp nhiều biến động, khó khăn chung của nền kinh tế, thực hiện chủ truơng kiềm chế lạm phát của Chính phủ, chính sách thắt chặt tiền tệ. Khi đó, các ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Vì thế, Agribank đã chỉ đạo việc giảm du nợ tại các chi nhánh. Do đó, việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của một số khách hàng không đuợc đáp ứng, nhiều khách hàng tốt đã chuyển sang quan hệ tín dụng với các NHTM khác, những khách hàng còn lại khả năng tài chính không bảo đảm cộng thêm bối cảnh nền kinh tế suy giảm đã dẫn đến nợ xấu phát sinh.

Bên cạnh đó, việc cho vay theo chỉ định tuy hầu nhu không còn nhung hậu quả nợ xấu do nó mang lại vẫn đang đuợc Chi nhánh tiếp tục giải quyết nhu cho vay theo chỉ định, theo kế hoạch nhà nuớc, theo tín dụng thuơng mại rất nhiều chuơng trình của nhà nuớc nhu: Cho vay nuôi trồng chế biến thủy hải sản, đánh bắt xa bờ,... đều trong tình trạng thiếu hoặc không có TSBĐ tiền vay phải thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Khi nguời vay không trả đuợc nợ thì ngân hàng không thể bán, phát mại để thu hồi nợ.

(3) Nguyên nhân do thiên tai, dịch bệnh:

Địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở khu vực miền Trung chịu ảnh huởng liên tục của thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng về nguời và tài sản, đặc biệt là nông dân - khách hàng truyền thống của Agribank làm ảnh huởng tới khả năng thực hiện phuơng án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ của nguời đi vay. Năm 2010 và 2011, bão lũ đã làm cho các địa phuơng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế về nuôi trồng đánh bắt thủy, hải sản ở các huyện Phong Điền, Phú Vang, gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho nguời dân, điều này cũng đã ảnh huởng đến nợ xấu của các Chi nhánh trực thuộc.

(4) Nguyên nhân do thiếu thông tin kinh tế xã hội, thông tín tín dụng ngân hàng:

Đối với khách hàng, do thiếu thông tin kinh tế xã hội hoặc khả năng khai thác thông tin yếu nên xác định chiến luợc bị sai lệch, quyết định kinh doanh theo thuơng vụ bị sai lầm nên dẫn đến thua lỗ, phá sản và mất khả năng thanh

người vay chưa rõ ràng, không minh bạch gây khó khăn trong việc phân tích tài chính doanh nghiệp. Sự cung cấp thông tin của các cơ quan chức năng có liên quan về khách hàng không đầy đủ, chính xác để ngân hàng làm cơ sở đánh giá uy tín, tư cách của khách hàng vay. Việc không thể đánh giá đúng về thông tin tài chính của khách hàng vay và phương án vay vốn đã gây ra nhiều rủi ro tín dụng. Một yếu tố bất cập nữa của các kênh thông tin là hệ thống cảnh báo sớm rủi ro về các ngành nghề, thông tin dự báo và diễn biến giá cả một số mặt hàng xuất khẩu... không được cập nhật kịp thời để cho các ngân hàng có thể điều chỉnh chính sách tín dụng hay giám sát kịp thời các khoản nợ có vấn đề.

2.2.4.2. Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan dẫn đến các khoản nợ xấu cho Ngân hàng xuất phát từ hai phía:

(1) Nguyên nhân từ phía khách hàng:

Rủi ro trong sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng chính là rủi ro trong đầu tư tín dụng của ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng ở nhiều cấp độ khác nhau tương ứng với từng cấp độ rủi ro khách hàng phải hứng chịu. Tại Chi nhánh dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất và doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Nguyên nhân từ phía khách hàng dẫn đến rủi ro có thể được xem xét trên các khía cạnh sau:

- Do năng lực quản lý của khách hàng vay chưa mạnh:

Trình độ quản lý, trình độ thích ứng của các chủ DN đối với thị trường còn yếu. Không thích ứng kịp với sự thay đổi nhu cầu của công chúng. Khả năng cạnh tranh thấp (kể cả ở thị trường nội địa). Hơn nữa, các DN lệ thuộc quá lớn vào nguồn vốn ngân hàng trong khi vốn chủ sở hữu tăng không đáng kể. Một số DN luôn luôn xem trách nhiệm cung ứng vốn cho hoạt động của mình là thuộc về ngân hàng. Trong điều kiện thắt chặt tiền tệ, hầu hết tất cả các DN đều kêu ca ngân hàng không chọ họ vay vốn dẫn đến ách tắc trong sản xuất kinh doanh.

64

- Rủi ro do khách hàng có tâm lý trông chờ, ỷ lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước:

Điều này xuất hiện trong một bộ phận các thành phần kinh tế và dân cu, nhất là các đối tuợng thuộc diện uu tiên, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số chây ỳ cố tình không trả nợ mặc dù có khả năng tài chính để trả nợ.

- Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích:

Nhiều khách hàng sau khi vay vốn đã sử dụng vào các mục đích không đúng với phuơng án vay vốn nhu: Khách hàng sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn để đầu tu cho các mục đích trung, dài hạn. Điều này ngoài việc làm cho doanh nghiệp mất cân đối về nguồn vốn và sử dụng vốn, còn làm ảnh huởng xấu đến khả năng thanh toán của khách hàng do sự chênh lệch giữa thời gian thu hồi vốn của doanh nghiệp và kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận với ngân hàng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

(2) Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

Ngoài nguyên nhân chủ quan gây ra nợ xấu từ phía khách hàng vay, nguyên

Một phần của tài liệu 0379 giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thừa thiên huế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 73)