5. Cấu trúc đề tài
3.2.2. Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểmsoát nội bộ hoạt động tín dụng
đạo trực tiếp của Ban lãnh đạo chi nhánh, chỉ chịu sự điều hành của Ban Kiểm tra, KSNB về mặt chuyên môn. Mọi hoạt động về tổ chức, đoàn thể và quyền lợi đều gắn liền với Chi nhánh do đó không đảm bảo nguyên tắc độc lập, ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác KSNB.
Vì vậy, để tạo ra tính độc lập đồng thời cũng là để nâng cao được hiệu quả của công tác KTKSNB nói chung và KSNB đối với hoạt động tín dụng nói riêng cần có sự thay đổi lại cơ cấu tổ chức hệ thống kiểm tra, KSNB trong cả hệ thống Agribank để đảm bảo tính độc lập, khách quan cho hoạt động KSNB.
Áp dụng theo mô hình Bộ phận kiểm tra, KSNB chuyên trách, lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra, KSNB bố trí tập trung về Phòng Kiểm tra, KSNB tại Văn phòng đại diện đóng tại khu vực, mọi quyền lợi như lương, thưởng và chế độ được thanh toán tại Văn phòng đại diện theo các quy định của Agribank đảm bảo tính chuyên môn hóa trong nghiệp vụ và tính độc lập trong công việc.
Sơ đồ 3.1. Bộ máy kiểm soát nội bộ tại Trụ sở chính, Văn phòng đại diện và Chi nhánh
Ngoài ra, số lượng cán bộ thực hiện công tác KSNB được định biên tối thiểu 15 cán bộ và được phân công kiểm soát đối với địa bàn cụ thể. Cần kết hợp với việc luân chuyển CBTD, KTV định kỳ giữa các chi nhánh phụ thuộc. Ưu điểm của việc luân chuyển cán bộ này là có thể ngăn ngừa gian lận hơn do có sự
100
kiểm soát lẫn nhau, giữa người làm trước và người làm sau giúp phát hiện và khắc phục hậu quả của gian lận.
> Hoàn thiện môi trường pháp lý
- Để công tác kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả và thông suốt cần phải có hành lang pháp lý hữu hiệu. Bao gồm các văn bản của NHNN, của Luật tổ chức tín dụng và của Agribank hướng dẫn thực hiện hoạt động kiểm tra, KSNB. Hiện nay, hệ thống văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động này còn nhiều bất cập, chưa thống nhất. Cơ quan nhà nước cần xây dựng hành lang pháp lý thống nhất, làm cơ sở chung cho các NHTM làm căn cứ thực hiện.
- Riêng Agribank cần hoàn thiện các quy định về quy trình cấp tín dụng, xử lý các khoản vay quá hạn...với việc quy định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của những người tham gia quy trình làm cơ sở kiểm tra.
> Tăng cường KSNB hoạt động tín dụng
- Agribank Thừa Thiên Hue cần phải kiểm tra thường xuyên hoạt động tín dụng của chi nhánh cơ sở. Đây là hoạt động chủ yếu, thường xuyên của hoạt động kiểm tra, KSNB được thực hiện theo quy định của Agribank.
- Công tác kiểm tra phải thực hiện thường xuyên, tập trung vào những KH có nợ xấu, kiểm tra những ngành nghề đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Định kỳ, phòng Tín dụng phối hợp với các phòng kiểm soát thành lập các đoàn kiểm tra và sẽ kiểm tra, kiểm soát phải bám vào nhiệm vụ kinh doanh của ngành, chấp hành tuân thủ thể lệ, chế độ của ngành. Thông qua đó có thể phát hiện sai trái với luật, cơ chế nhằm giúp CBTD tiếp tục chấn chỉnh, củng CO tính pháp lý của hồ sơ tín dụng, đồng thời xử lý những CBTD vi phạm nguyên tắc, chế độ quy định nhằm nâng cao trách nhiệm người CBTD nói riêng và cán bộ ngân hàng nói chung.
> Đối với nhân sự
- Phải xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghiệp vụ để làm cơ sở cho cán bộ kiểm tra làm việc. Cán bộ phòng kiểm tra, KSNB tăng cường rèn luyện nghiệp vụ, phẩm chất, làm việc khách
- Ngân hàng cần tạo điều kiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ công tác cho cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ bằng việc cho cán bộ đi tham dự các lớp học bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn do NHNN, Agribank tổ chức... Ngoài ra cần phải có chế độ lương thưởng phù hợp với công sức của cán bộ kiểm tra.
- Agribank Thừa Thiên Huế hiện có nhiều chi nhánh trực thuộc, khối lượng công việc của mỗi chi nhánh là rất lớn. Do đó cần phải bổ sung cán bộ kiểm tra đủ số lượng và có trình độ để giảm tải bớt áp lực công việc.
> Hoàn thiện phương pháp kiểm tra, ứng dụng công nghệ thông tin và đẩy mạnh công tác sau kiểm tra
- Cán bộ kiểm tra cần kết hợp hiệu quả giữa phương pháp kiểm tra chi tiết và phương pháp kiểm tra hệ thống. Phương pháp kiểm tra hệ thống có cái nhìn tổng thể về hoạt động tín dụng, giảm chi phí thời gian, nhân lực nên kết quả kiểm tra tốt hơn.
Hiện tại, phương pháp kiểm tra tại Chi nhánh vẫn chủ yếu tập trung vào việc kiểm tra trực tiếp bộ hồ sơ cho vay. Chưa có phương pháp kiểm tra, giám sát từ xa để phát hiện và cảnh báo rủi ro về thông tin tín dụng cho các Chi nhánh trực thuộc. Do dó, cần thiết lập xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát từ xa thông qua IPCAS để hạn các rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, để thực hiện việc kiểm tra, giám sát từ xa thông qua IPCAS đòi hỏi cán bộ kiểm tra phải có trình độ và kỹ năng đáp ứng yêu cầu khai thác thông tin từ IPCAS.
Hàng ngày, một bộ phận sẽ thông qua các thông tin từ IPCAS khai thác được để phân tích và dự đoán các khoản vay có nguy cơ tiềm ẩn như: Khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, khách hàng vay chuyển tiền lẫn nhau sau đó trả nợ... Các thông tin kiểm tra này sẽ được lập thành các văn bản cảnh báo rủi ro tín dụng để gửi cho các Chi nhánh, giúp Chi nhánh kiểm soát được khoản vay để hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
102
- Đối với các cuộc kiểm tra cần lên kế hoạch rõ ràng, hiệu quả, tránh làm ảnh huởng hoạt động kinh doanh của chi nhánh đuợc kiểm tra, đồng thời sẽ giảm thời gian, chi phí, công sức của đoàn kiểm tra.
Đối với những sai sót phát hiện qua kiểm tra tại Chi nhánh thuờng chỉ tập trung nhiều vào tính đầy đủ của bộ hồ sơ cho vay, ít phát hiện sai sót trong quan hệ nhóm khách hàng có liên quan; khách hàng vay nhiều Chi nhánh; khách hàng sử dụng vốn không đúng cam kết trong HĐTD hoặc cho vay đảo nợ, chua chú trọng đến việc quản lý và giám sát dòng tiền... dẫn đến hiệu lực của công tác KSNB chua phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, các kết luận và kiến nghị của các Đoàn kiểm tra chỉ mới dừng lại ở mức độ chung, chua phân định đuợc trách nhiệm của cá nhân liên quan đến khoản vay ảnh huởng đến công tác sửa sai sau kiểm tra. Hiệu lực của công tác KSNB còn xem nhẹ. Để hạn chế các tình trạng trên, trong quá trình kiểm tra cần tập trung vào:
+ Ngoài việc kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp của bộ hồ sơ cho vay. Cần kết hợp với kiểm soát dòng tiền của khách hàng đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích cam kết theo HĐTD.
+ Các kết luận, kiến nghị của của đoàn kiểm tra phải cụ thể theo từng dạng sai sót, từng khách hàng để Chi nhánh đuợc kiểm tra có thể sửa sai. Đối với những sai sót có ảnh huởng đến khả năng thu hồi vốn vay phải chi tiết và phân định đuợc trách nhiệm của từng cá nhân có liên quan trong việc phê duyệt, quản lý và giám sát khoản vay.
- Làm tốt công tác kiểm tra chỉ dừng lại ở tìm ra sai sót, cần phải khắc phục sai sót đó bằng các biện pháp cụ thể, yêu cầu ban lãnh đạo chi nhánh và CBTD tích cực sửa sai. Cần phải kiểm tra công tác sửa sai sau kiểm tra, đôn đốc chi nhánh kịp thời khắc phục khuyết điểm để hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất có thể.