Những kiến nghị đối với Agribank

Một phần của tài liệu 0379 giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thừa thiên huế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 123 - 128)

5. Cấu trúc đề tài

3.3.2. Những kiến nghị đối với Agribank

Thứ 1: Hoàn thiện mô hình tổ chức và đổi mới hoạt động KSNB theo hướng tổ chức và sắp xếp bộ phận kiểm tra, KSNB chuyên trách, từ đó nhắm tới mục tiêu xa hơn là hoàn thiện hệ thống KSNB. Làm rõ được trách nhiệm của từng Ban, Phòng, Bộ phận nghiệp vụ trong hoạt động kiểm soát; đồng thời đưa hoạt động của bộ phận kiểm tra, kiểm soát chuyên trách về đúng yêu cầu của 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của TCTD, đó là tập trung đánh giá, giám sát việc thực hiện các cơ chế KSNB, không quá tập trung vào công tác kiểm tra như hiện nay.

đó, cần sớm ban hành quy chế tổ chức hoạt động để cán bộ làm công tác KSNB tại các Chi nhánh có thể làm việc trong điều kiện khách quan, phát huy tính độc lập tự chủ. Cần có một số giải pháp trong thời gian tới như: Các khoản lương, phụ cấp và các khoản chi có tính chất lương sẽ do Trụ sở chính của Agribank chi trả; Chương trình công tác, đánh giá việc thực hiện chương trình công tác sẽ do Ban Kiểm tra, KSNB giao và đánh giá kết quả thực hiện.

Thứ 2: Thay đổi về phương pháp kiểm tra, KSNB theo các hướng sau:

- Xây dựng phương pháp kiểm soát từ xa thông qua hệ thống IPCAS cho từng mảng nghiệp vụ để thực hiện thống nhất. Việc trực tiếp kiểm soát không chỉ do Ban kiểm tra, KSNB thực hiện mà từng Ban chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ cụ thể cùng thực hiện.

- Hoạt động kiểm soát từ xa sẽ được nâng tầm hoạt động, tổ chức thường xuyên kết hợp với việc tổng hợp, phân tích thông tin để Trụ sở chính luôn luôn nắm sát tình hình chấp hành các quy định, quy trình nghiệp vụ của từng Chi nhánh. Hoạt động giám sát từ xa sẽ sử dụng các màn hình trong các Modul của IPCAS để thu thập thông tin, đồng thời sử dụng các phần mềm khác để phân tích dữ liệu.

- Tập trung kiểm soát việc tuân thủ các quy định, quy trình nghiệp vụ ngay sau khi giao dịch diễn ra để có thể chỉ đạo và chấn chỉnh kịp thời.

- Hoạt động kiểm tra tại chỗ sẽ có sự thay đổi theo hướng giảm sự kiểm tra mang tính xác suất như hiện nay mà tập trung chủ yếu vào hai hoạt động chính: Kiểm tra toàn diện những hoạt động mà qua quan sát, phân tích từ xa thấy có dấu hiệu bất thường và kiểm tra trực tiếp các thông tin cần thiết mà qua kiểm tra trên hệ thống IPCAS không thể thực hiện được. Ví dụ: kiểm tra hồ sơ, đối chiếu trực tiếp, kiểm tra hiện trạng tài sản, kiểm kê quỹ...

106

Thứ 3: Thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng; Tư vấn của Rabobank và khuyến nghị của Kiểm toán độc lập trong việc đổi mới theo mô hình ngân hàng hiện đại

> Các khuyến nghị của Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng

- Một trong những nguyên tắc mà Ủy ban này đề ra là các hoạt động kiểm soát phải được đưa vào là một phần trong tác nghiệp hàng ngày của Ngân hàng. Để một hệ thống KSNB có hiệu quả thì cần phải xây dựng để hệ thống này thực hiện giám sát thường xuyên, toàn diện đối với mọi hoạt động ngân hàng.

- Các quy tắc về tuân thủ và chức năng kiểm soát tuân thủ trong ngân hàng: Đối với một một số ngân hàng, cán bộ kiểm soát tuân thủ có thể được đặt trong các phòng chức năng, có một số ngân hàng lập bộ phận kiểm soát tuân thủ riêng và cũng có ngân hàng đặt kiểm soát tuân thủ nằm trong bộ phận kiểm soát rủi ro hoạt động

Từ các khuyến nghị trên, căn cứ vào thực tiễn hoạt động của Agribank cần thiết kết hợp vừa xây dựng hệ thống KSNB gồm các cơ chế, quy định, quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức... vừa phải tổ chức một bộ máy kiểm tra, KSNB chuyên trách để kiểm soát thường xuyên việc tuân thủ các quy định, quy trình nghiệp vụ nói trên.

> Tư vấn của Rabobank và khuyến nghị của Kiểm toán độc lập

Tháng 09/2009 trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ kỹ thuật toàn diện cho Agribank; Công ty dịch vụ tư vấn Quốc tế Rabo (RIAS) đã đưa ra tư vấn về Quản trị doanh nghiệp và mô hình tổ chức của Agribank đến năm 2015.

Theo đó, nếu áp dụng mô hình tổ chức mới năm 2015, Agribank sẽ chuyển đổi Trụ sở chính của mình nhằm thực hiện các chức năng: Kiểm soát, phục vụ và tự tạo thu nhập. Trong đó chức năng kiểm soát gồm nhiều vấn đề như quản lý rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng, rủi ro bảng cân đối, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp cụ thể là xác định khuôn khổ quản lý rủi ro và thiết kế chính sách, quy trình, thủ tục và hệ thống cho toàn bộ tổ chức.

108

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng KSNB đối với hoạt động tín dụng tại Agribank Thừa Thiên Huế, qua đó đua ra đánh giá những tồn tại của KSNB đối với hoạt động tín dụng. Từ thực trạng kết hợp với cơ sở lý luận KSNB hoạt động tín dụng, chuơng 3 tác giả đã đua ra một số giải pháp về xây dựng cơ cấu tín dụng hợp lý, phân tán rủi ro tín dụng để nâng cao chất luợng hoạt động tín dụng; một số giải pháp về cơ cấu lại mô hình tổ chức, hoàn thiện cách thức và phuơng pháp kiểm tra tín dụng phù hợp với chuơng trình giao dịch IPCAS, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ KSNB. Đồng thời đề xuất một số kiến nghị với NHNN, Agribank nhằm hoàn thiện hơn về mô hình tổ chức và đổi mới hoạt động KSNB, đào tạo và xây dựng các phần mềm ứng dụng hỗ trợ cho công tác kiểm tra, kiểm soát trên chuơng trình giao dịch IPCAS... để phù hợp với mục tiêu tăng cuờng công tác KSNB, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Thừa Thiên Huế.

do tình hình kinh tế xã hội biến động phức tạp, lạm phát tăng, giá nguyên liệu cơ bản tăng, giá vàng biến động mạnh, tỷ giá ngoại tệ không ổn định.. ..khiến các DN là KH của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn; mặt khác, thời tiết tỉnh Thừa Thiên Huế thất thuờng, thiên tai thuờng xuyên xảy ra làm cho cuộc sống nông dân, ngu dân. lao đao. Vì vậy, hoạt động tín dụng vốn dĩ đã có rủi ro cao nay nguy cơ rủi ro lại càng cao hơn.

Agribank Thừa Thiên Huế luôn đồng hành, sát cánh với KH với phuơng châm “mangphồn thịnh đến với khách hàng” cung cấp vốn cho doanh nghiệp cũng nhu cá nhân, hộ sản xuất có thể phát triển ổn định truớc tình hình khó khăn. Với mục đích nghiên cứu hệ thống KSNB hoạt động tín dụng của ngân hàng, để tìm hiểu ngân hàng kiểm soát hoạt động này ra sao và giảm thiểu rủi ro nhu thế nào, đồng thời cũng tìm biện pháp giúp ngân hàng nâng cao chất luợng của hệ thống KSNB. Về cơ bản, luận văn đã tập trung hoàn thành một số vấn đề sau:

- Hệ thống những lý luận cơ bản về hệ thống KSNB, hoạt động kiểm soát nội bộ tín dụng ngân hàng và các vấn đề liên quan.

- Phân tích hoạt động kinh doanh, tìm hiểu thực trạng và phân tích tình hình tín dụng của Agribank Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2010 - 2012.

- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Agribank Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2010 - 2012.

- Đua ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả KSNB đối với hoạt động tín dụng của Agribank Thừa Thiên Huế.

Tuy nhiên do điều kiện về thời gian cũng nhu đặc thù công việc nên khả năng tiếp cận số liệu thực tế, đi sâu vào luận văn còn hạn chế.

ngân hàng hiện đại, NXB Tài Chính.

[2] TS. Hồ Diệu, Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, 2000.

[3] Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, 2009.

[4] PGS.TS. Vũ Hữu Đức, ThS. Võ Anh Dũng (đồng chủ biên), Giáo trình Kiểm toán, Bộ môn Kiểm toán trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh NXB Lao động - Xã hội, năm 2011.

[5] TS. Đỗ Thị Thuỷ, Bài viết tham gia Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong điều kiện mới ” của Học viện Tài chính - tháng 8/2007.

[6] Luật các tổ chức tín dụng, Quốc hội ban hành Luật số: 47/2010/QH12, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2011.

[7] Chuẩn mực kiểm toán, Chuẩn mực số 400 (ban hành theo Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Bộ trởng Bộ Tài chính).

[8] Quy định về hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (ban hành kèm theo Thông tư số 44/2011/TT- NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc NHNN Việt nam).

[9] Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo, ngày 15 tháng 06 năm 2010: Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

[10] Các Đề cương kiểm tra số 1278/NHNo-KTNB ngày 24/03/2010; Kế hoạch kiểm tra số 2179/NHNo-KTNB ngày 09/4/2011 và Kế hoạch kiểm tra số 1719/NHNo-KTNB ngày 21/3/2012 của Agribank.

[11] Một số website: http://www.kiemtoan.com.vn/ http: //www.tapchiketoan.com http: //www.agribank. com/ http://www.webketoan.vn/ http: //www.webketoan.com.vn http: //www.agribankHue.com/

Một phần của tài liệu 0379 giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thừa thiên huế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 123 - 128)