Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu 0379 giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thừa thiên huế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 80 - 84)

5. Cấu trúc đề tài

2.2.4.2. Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan dẫn đến các khoản nợ xấu cho Ngân hàng xuất phát từ hai phía:

(1) Nguyên nhân từ phía khách hàng:

Rủi ro trong sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng chính là rủi ro trong đầu tư tín dụng của ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng ở nhiều cấp độ khác nhau tương ứng với từng cấp độ rủi ro khách hàng phải hứng chịu. Tại Chi nhánh dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất và doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Nguyên nhân từ phía khách hàng dẫn đến rủi ro có thể được xem xét trên các khía cạnh sau:

- Do năng lực quản lý của khách hàng vay chưa mạnh:

Trình độ quản lý, trình độ thích ứng của các chủ DN đối với thị trường còn yếu. Không thích ứng kịp với sự thay đổi nhu cầu của công chúng. Khả năng cạnh tranh thấp (kể cả ở thị trường nội địa). Hơn nữa, các DN lệ thuộc quá lớn vào nguồn vốn ngân hàng trong khi vốn chủ sở hữu tăng không đáng kể. Một số DN luôn luôn xem trách nhiệm cung ứng vốn cho hoạt động của mình là thuộc về ngân hàng. Trong điều kiện thắt chặt tiền tệ, hầu hết tất cả các DN đều kêu ca ngân hàng không chọ họ vay vốn dẫn đến ách tắc trong sản xuất kinh doanh.

64

- Rủi ro do khách hàng có tâm lý trông chờ, ỷ lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước:

Điều này xuất hiện trong một bộ phận các thành phần kinh tế và dân cu, nhất là các đối tuợng thuộc diện uu tiên, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số chây ỳ cố tình không trả nợ mặc dù có khả năng tài chính để trả nợ.

- Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích:

Nhiều khách hàng sau khi vay vốn đã sử dụng vào các mục đích không đúng với phuơng án vay vốn nhu: Khách hàng sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn để đầu tu cho các mục đích trung, dài hạn. Điều này ngoài việc làm cho doanh nghiệp mất cân đối về nguồn vốn và sử dụng vốn, còn làm ảnh huởng xấu đến khả năng thanh toán của khách hàng do sự chênh lệch giữa thời gian thu hồi vốn của doanh nghiệp và kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận với ngân hàng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

(2) Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

Ngoài nguyên nhân chủ quan gây ra nợ xấu từ phía khách hàng vay, nguyên nhân chủ quan còn lại bao gồm những thiếu sót, khuyết điểm từ phía ngân hàng. Nguyên nhân chủ quan gây ra nợ xấu từ phía Ngân hàng có thể đuợc trình bày cụ thể trong các truờng hợp sau:

- Việc xếp loại khách hàng theo những chỉ tiêu đơn giản (theo văn bản 1406/NHNo-TD ngày 23/05/2007 của Tổng giám đốc Agribank) sẽ không đánh giá chính xác loại của khách hàng nên khi cho vay sẽ xảy ra rủi ro tín dụng là điều tất yếu.

- Trình độ cán bộ chua đáp ứng yêu cầu thực tế:

Hiện nay, tại các Chi nhánh trực thuộc, đội ngũ cán bộ tác nghiệp rất trẻ, có năng lực nhung còn thiếu kinh nghiệm, nhất là trong việc am hiểu về thị truờng, sản phẩm, dịch vụ. Đối với những ngành nghề đòi hỏi phải có hiểu biết chuyên môn cao nhu: Công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng do không có CBTD chuyên trách những lĩnh vực cụ thể nên gặp khó khăn... Điều này dẫn đến nhiều quyết định cho vay mang tính cảm tính, đuợc đua ra trên cơ sở thông

Mặt khác, kỹ năng thương lượng với khách hàng, khả năng kiểm soát chứng từ vay vốn, kiến thức pháp luật của đội ngũ cán bộ tác nghiệp còn hạn chế. Nhiều cán bộ đã máy móc trong việc định kỳ hạn nợ mà không tìm hiểu nhu cầu thực tế của hoạt động của khách hàng.

- Bố trí cán bộ quản lý dư nợ tại Chi nhánh bất hợp lý, tập trung cho một số cán bộ phụ trách nhiều doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ dư nợ cao tại Chi nhánh dẫn đến việc quá tải trong công việc, không quản lý, thiếu sự giám sát chặt chẽ các khoản vay. Đơn cử tại Chi nhánh huyện Phụ Lộc có 01 cán bộ quản lý 19 hồ sơ vay vốn của khách hàng doanh nghiệp, chiếm 45,7% tổng dư nợ toàn chi nhánh.

- Việc vận hành quy trình tín dụng thực hiện chưa đúng và không đầy đủ:

+ Công tác cho vay chưa được chặt chẽ, chưa đảm bảo các điều kiện tín dụng, chưa chủ động đề xuất biện pháp cụ thể khi món vay có biến động xấu.

+ Việc kiểm tra, giám sát quản lý món vay còn lỏng lẻo, chủ quan đặc biệt là đối với các khách hàng có quan hệ tín dụng truyền thống lâu dài.

+ Trong khâu kiểm tra trước khi cho vay, cán bộ tác nghiệp thường chỉ chú ý kiểm tra TSBĐ nợ vay mà không sâu sát mục đích sử dụng vốn vay thật sự của khách hàng. Có trường hợp cán bộ tác nghiệp chỉ nghe trình bày của khách hàng rồi lập dự án, phương án vay vốn thay cho khách hàng.

+ Khâu kiểm tra sau khi cho vay cũng còn nhiều hạn chế, nhiều trường hợp cán bộ tác nghiệp đối phó bằng cách lập sẵn các biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay ngay từ khi lập hồ sơ vay vốn. Đối với các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lâu dài, CBTD thường có tâm lý cả nể, tin khách hàng và bỏ qua chế độ kiểm tra định kỳ, phương pháp kiểm tra không khoa học, không phát hiện được những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp.

+ Định kỳ hạn nợ không phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, dòng tiền của của dự án, phương án vay vốn dẫn đến nguồn tiền thu về của khách hàng

66

không đủ để trả nợ hoặc thời hạn thu hồi thực tế dài hơn hơn kỳ hạn trả nợ được xác định dẫn đến khách hàng không thể trả nợ đúng hạn.

- Còn xem tài sản thế chấp, cầm cố là chỗ dựa an toàn cho tín dụng:

Ngân hàng quá chủ quan, tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm, coi đó là vật đảm bảo chắc chắn cho sự thu hồi cả gốc và lãi tiề n vay mà không chú trọng đến việc kiểm tra đôn đốc, giám sát việc thực hiện dự án, tình hình sử dụng tiền vay của khách hàng, do đó không có các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời khi các khoản vay có dấu hiệu xấu không có khả năng thu hồi.

- Tình trạng quá tải đối với cán bộ tác nghiệp:

Tình trạng quá tải đối với cán bộ tác nghiệp dẫn đến việc vi phạm quy trình tín dụng, không thẩm định hoặc thẩm định sơ sài, hồ sơ về khách hàng vay không đầy đủ, không thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng. Điều này dẫn đến việc đánh giá sai lệch về khách hàng vay vốn, thẩm định thiếu khách quan và rủi ro tín dụng xảy ra là điều không thể tránh khỏi.

- Thiếu dấu hiệu để cảnh báo rủi ro tín dụng:

Agribank Thừa Thiên Huế chưa xây dựng những dấu hiệu cảnh báo sớm những tiềm ẩn rủi ro tín dụng để có biện pháp xử lý kịp thời, đến khi nợ quá hạn phát sinh mới đề ra các biện pháp giải quyết. Đây là một trong những yêu cầu bức thiết trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

- Do CBTD thoái hóa, biến chất, tham ô, lợi dụng:

Bộ phận tín dụng là nơi trực tiếp thẩm định dự án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng cũng như trực tiếp kiểm tra kho hàng, tài sản thế chấp, giám sát giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay, là đầu mối tiếp xúc với khách hàng nên nếu đạo đức nghề nghiệp không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Trong thời gian gần đây tại Agribank Thừa Thiên Huế đã xuất hiện hiện tượng một số cán bộ không rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp nên dẫn đến tha hóa, biến chất, thông đồng cấu kết lẫn nhau trong nội bộ và người bên ngoài để tham ô, chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng. Điển hình như vụ việc tham ô của cán bộ PGD Chợ Mai - Chi nhánh huyện Phú Vang

Số TT

Chi nhánh Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng số Đại học Tổng số Đại học Tổng số Đại học

1 Toàn Chi nhánh ũ 10 10 9 10 9

2 Hội sở 4 4 3 3 4 4

tính đặc thù: Tại huyện Phú Vang, Phong Điền, Phú Lộc, lĩnh vực đầu tu chủ yếu là hộ thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, thủy sản nhu cầu vốn nhỏ lẻ nên dễ dẫn đến sử dụng sai mục đích, mặt khác thông tin mà CBTD thu thập đuợc tính chính xác không cao.

Một phần của tài liệu 0379 giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thừa thiên huế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 80 - 84)