5. Cấu trúc đề tài
2.2.4.1. Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan có thể ảnh huởng tới hoạt động tín dụng của ngân hàng, gây ra các khoản nợ xấu cho ngân hàng là những rủi ro bất khả kháng xảy ra ngoài ý muốn và tầm kiểm soát của con nguời. Nguyên nhân khá ch quan có rất nhiều và đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực và có tính chất rất khác nhau, khó có thể dự đoán truớc.
(1) Nguyên nhân do môi trường kinh doanh nhiều biến động:
Một khi môi truờng kinh doanh không ổn định sẽ gián tiếp làm suy yếu điều kiện tài chính của khách hàng vay. Năm 2012, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh huởng lớn đến nền kinh tế trong nuớc: Giá cả đầu vào nhu giá xăng dầu tăng đột biến làm tăng giá thành sản phẩm, người dân thắt chặt chi tiêu, nhu cầu tiêu dùng giảm... Bên cạnh đó môi trường kinh tế của các tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Trung cũng phần nào tác động đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Một số Chi nhánh loại 3 trực thuộc có các hoạt động kinh tế chưa thật sự sôi động, quy mô nhỏ nên không thực sự có nhiều khách hàng tiềm năng để chọn lựa. Điều này cũng góp phần tác động đến rủi ro của hoạt động tín dụng.
(2) Nguyên nhân do sự thay đổi của chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước:
Các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện nên thường có sự điều chỉnh đã khiến các doanh nghiệp khó có thể chủ động trong việc hoạt động kinh doanh.
62
Đầu năm 2012, nền kinh tế thế giới và Việt Nam gặp nhiều biến động, khó khăn chung của nền kinh tế, thực hiện chủ truơng kiềm chế lạm phát của Chính phủ, chính sách thắt chặt tiền tệ. Khi đó, các ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Vì thế, Agribank đã chỉ đạo việc giảm du nợ tại các chi nhánh. Do đó, việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của một số khách hàng không đuợc đáp ứng, nhiều khách hàng tốt đã chuyển sang quan hệ tín dụng với các NHTM khác, những khách hàng còn lại khả năng tài chính không bảo đảm cộng thêm bối cảnh nền kinh tế suy giảm đã dẫn đến nợ xấu phát sinh.
Bên cạnh đó, việc cho vay theo chỉ định tuy hầu nhu không còn nhung hậu quả nợ xấu do nó mang lại vẫn đang đuợc Chi nhánh tiếp tục giải quyết nhu cho vay theo chỉ định, theo kế hoạch nhà nuớc, theo tín dụng thuơng mại rất nhiều chuơng trình của nhà nuớc nhu: Cho vay nuôi trồng chế biến thủy hải sản, đánh bắt xa bờ,... đều trong tình trạng thiếu hoặc không có TSBĐ tiền vay phải thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Khi nguời vay không trả đuợc nợ thì ngân hàng không thể bán, phát mại để thu hồi nợ.
(3) Nguyên nhân do thiên tai, dịch bệnh:
Địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở khu vực miền Trung chịu ảnh huởng liên tục của thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng về nguời và tài sản, đặc biệt là nông dân - khách hàng truyền thống của Agribank làm ảnh huởng tới khả năng thực hiện phuơng án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ của nguời đi vay. Năm 2010 và 2011, bão lũ đã làm cho các địa phuơng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế về nuôi trồng đánh bắt thủy, hải sản ở các huyện Phong Điền, Phú Vang, gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho nguời dân, điều này cũng đã ảnh huởng đến nợ xấu của các Chi nhánh trực thuộc.
(4) Nguyên nhân do thiếu thông tin kinh tế xã hội, thông tín tín dụng ngân hàng:
Đối với khách hàng, do thiếu thông tin kinh tế xã hội hoặc khả năng khai thác thông tin yếu nên xác định chiến luợc bị sai lệch, quyết định kinh doanh theo thuơng vụ bị sai lầm nên dẫn đến thua lỗ, phá sản và mất khả năng thanh
người vay chưa rõ ràng, không minh bạch gây khó khăn trong việc phân tích tài chính doanh nghiệp. Sự cung cấp thông tin của các cơ quan chức năng có liên quan về khách hàng không đầy đủ, chính xác để ngân hàng làm cơ sở đánh giá uy tín, tư cách của khách hàng vay. Việc không thể đánh giá đúng về thông tin tài chính của khách hàng vay và phương án vay vốn đã gây ra nhiều rủi ro tín dụng. Một yếu tố bất cập nữa của các kênh thông tin là hệ thống cảnh báo sớm rủi ro về các ngành nghề, thông tin dự báo và diễn biến giá cả một số mặt hàng xuất khẩu... không được cập nhật kịp thời để cho các ngân hàng có thể điều chỉnh chính sách tín dụng hay giám sát kịp thời các khoản nợ có vấn đề.