Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu 0379 giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thừa thiên huế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 113 - 117)

5. Cấu trúc đề tài

3.2.1. Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng không chỉ có ý nghĩa với công tác kiểm soát nội bộ mà nó còn là mục tiêu phấn đấu của mọi ngân hàng. Để hoạt động tín dụng có chất lượng thì nhân tố có vai trò quan trọng trong tổ chức, bộ phận là con người.

> Nâng cao chất lượng CBTD

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, để nâng cao trình độ thẩm định. Ngoài ra chi nhánh cần tạo cơ hội cho nhân viên tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị công tác.

- Tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ theo định kỳ, thảo luận các vướng mắc trong công tác tín dụng, quy trình nghiệp vụ. Phát huy tinh thần tự nghiên cứu, học hỏi tự nâng cao trình độ nhận thức, tránh sự tụt hậu trước những biến động của thị trường.

- Xây dựng chế độ đánh giá, khen thưởng, kỷ luật phù hợp, rõ ràng, minh bạch. Như vậy sẽ khuyến khích nhân viên làm việc tích cực, có hiệu quả, nâng cao tính chịu trách nhiệm trong các quyết định của CBTD.

- Ban lãnh đạo phải luôn gương mẫu, làm chuẩn mực để nhân viên noi theo. Mặt khác, quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên yên tâm công tác, cống hiến hết mình cho ngân hàng.

- Rèn luyện phẩm chất đạo đức cho các nhân viên, thái độ phục vụ tận tình, vui vẻ với khách hàng, có tính tự lập, có tinh thần sáng tạo. Phải có khả năng truyền đạt tư vấn thông tin cho khách hàng làm sao đó giúp cho khách hàng thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.

> Chuyển đổi vị trí làm việc và địa bàn công tác của cán bộ

Việc chuyển đổi vị trí làm việc và địa bàn công tác của cán bộ nhằm hạn chế sự gian lận, thiếu trung thực và các sai phạm nghiệp vụ của cán bộ tại các Chi nhánh trực thuộc. Do đó, việc chuyển đổi này là bắt buộc và thường xuyên đối với tất cả cán bộ thực hiện nhiệm vụ làm công tác thẩm định, tín dụng, định giá trong đấu giá.

Việc chuyển đổi vị trí phải theo các nguyên tắc sau:

- Khách quan, công tâm, khoa học, hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ; chống biểu hiện bè phái, chủ nghĩa cá nhân; không gây mất đoàn kết, không làm xáo trộn sự ổn định trong đơn vị.

- Phải đúng nguyên tắc hoán vị, không ảnh hưởng đến tăng, giảm biên chế của các đơn vị.

- Phải được tiến hành theo kế hoạch, được công bố công khai trong nội bộ cơ quan và gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.

- Người chuyển đổi vị trí công việc phải tiến hành bàn giao đầy đủ, rõ ràng thực trạng trách nhiệm cho người nhận công việc đảm bảo không gây ảnh hưởng đến công việc, khách hàng.

Về đối tượng, thời hạn chuyển đổi vị trí công tác: - CBTD thời gian tối đa chuyển đổi vị trí là 18 tháng.

- Giám đốc, Phó Giám đốc Phòng Giao dịch tối đa 18 tháng.

> Khai thác CO hiệu quả thông tin trong hoạt động tín dụng

Thông tin đầy đủ, chính xác về khách hàng, về thị trường có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cho vay, hạn chế rủi ro. Can thực hiện có hiệu quả các khâu sau đây:

- Thu nhập thông tin về KH: Trong hoạt động tín dụng việc thu thập thông tin về khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay.

- Thu thập thông tin từ thị trường: Khi KH quan hệ tín dụng, bên cạnh việc khai thác các thông tin từ KH, CBTD còn phải khai thác thông tin mang tính

96

chất thị trường về sản phẩm KH kinh doanh như dự đoán tình hình cung cầu, giá cả sản phẩm, TSBĐ...

- Phân tích xử lý thông tin: Sau khi đã thu thập các nguồn thông tin CBTD phải sàn lọc nguồn thông tin để phân tích, đánh giá KH, khả năng tài chính của KH, khả năng trả nợ của von vay. Trên cơ sở đó ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay, điều kiện cho vay nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

> Kiểm soát việc xác định giá trị TSBĐ

- Đối với TSBĐ là bất động sản, định kỳ hàng năm Chi nhánh căn cứ vào Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành; kết hợp với tham khảo giá cả của thị trường, có tính đến lợi thế thương mại để làm cơ sở xác định giá trị TSBĐ. Khi kiểm tra lại kết quả định giá, CBTD sẽ áp giá cho từng bất động sản sau khi đối chiếu với giấy tờ về sở hữu, vị trí, diện tích.

Để có thể xác định CBTD có kiểm tra thực tế tài sản, mỗi lần đi thẩm định cán bộ trực tiếp thẩm định và chủ sở hữu tài sản ký xác nhận về thời gian và nội dung đã thẩm định.

- Đối với TSBĐ là động sản (máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải.), cần quy định đối với cán bộ đi thẩm định phải chụp hình hiện trạng, mô tả tình trạng hoạt động của tài sản và thu thập các chứng từ có liên quan. Trong trường hợp Chi nhánh phát hiện tài sản được thế chấp, cầm cố sau đó có sự khác biệt so với mô tả ban đầu, cán bộ trực tiếp thẩm định phải chịu trách nhiệm nếu có sai sót.

Cán bộ thẩm định tài sản phải có trách nhiệm xác minh đầy đủ tính chất pháp lý về người vay và TSBĐ. Trong trường hợp đặc biệt, cần tư vấn luật sư hoặc các chuyên gia pháp lý.

Khi cho vay cần dựa trên các tài sản có độ an toàn cao, không nên mức cho vay cao đối với tất cả các loại tài sản bảo đảm, nhất là các tài sản dễ giảm sút giá trị, rủi ro thanh khoản cáo.

Giám đốc Chi nhánh cần quy định về việc tái kiểm tra, đánh giá lại định kỳ về TSBĐ và quy định lại mức cho vay trên TSBĐ nếu thấy cần thiết.

tượng, một vùng... Cụ thể, phân tán rủi ro là ngân hàng phải phân tán vốn đầu tư, không nên tập trung toàn bộ hay phần lớn vốn đầu tư cho một hoặc một nhóm khách hàng, “không bỏ toàn bộ trứng vào một giỏ”. Làm như vậy, ngân hàng có thể giảm thiểu được rủi ro cho một khách hàng không có khả năng trả nợ. Theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng: Tổng dư nợ của một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường họp đối với các khoản vay từ các nguồn ủy thác của chính phủ, các tổ chức cá nhân hoặc khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác.

Tại Agribank Thừa Thiên Huế, dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp đến cuối năm 2012 chiếm tỷ lệ cao 48,3%/tổng dư nợ. Tuy nhiên, do địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu là địa bàn nông thông nên việc dư nợ cho vay DN cao chủ yếu tập trung vào Hội sở tỉnh và một số Chi nhánh trên địa bàn Thành phố Huế. Do đó, cần thiết phải có giải pháp để phân tán rủi ro tín dụng. Có thể phân tán theo các cách sau:

- Phân tán theo vùng: Phân phối vốn vay một cách hợp lý trên các vùng khác nhau, tránh tập trung vào một vùng nào đó để phân phối mức rủi ro khách quan như thiên tai, lũ lụt, mất mùa... để không ảnh hường lớn đến toàn bộ nguồn vốn của ngân hàng. Chẳng hạn như khi cho vay theo vùng kinh tế thì đối với vùng miền núi nên ưu tiên cho chăn nuôi, trồng rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày; vùng đồng bằng thì ưu tiên cho việc trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm; còn đối với khu vực trung tâm thị xã thì ưu tiên cho tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xây dựng... nhằm phù họp với kế hoạch phát triển kinh tế của từng vùng địa phưong.

- Phân tán theo ngành nghề: Trên cơ sở các ngành nghề mà ngân hàng đã lựa chọn để tập trung cho vay thì việc phân bố hạn mức cho vay họp lý giữa các ngành đó cũng rất quan trọng. Việc xây dựng hạn mức cho các ngành nghề phải được nghiên cứu kỹ lưỡng trên cơ sở phân tích kinh tế các ngành, kết quả hoạt

98

động kinh doanh những năm trước và dự kiến năm kế hoạch, dự đoán phát triến trong tưong lai, khả năng tài trợ và khả năng sử dụng vốn vay của ngành đó.

- Phân tàn theo DN: Trên cơ sở ngành nghề được ưu tiên và danh sách xếp hạng DN của ngân hàng, hàng nãm ngân hàng sẽ đưa ra một danh sách KH dự kiến cho vay. Và ngay từ những năm đầu sẽ thu nhập đầy đủ hồ sơ, tài liệu về KH đó. Sau đó sẽ tiến hành phân tích để đưa ra nhu cầu vay vốn tín dụng họp lý và cùng phối họp với các chỉ tiêu khác để xây dựng hạn mức tín dụng họp lý cho từng KH, tránh tập trung vốn quá nhiều vào một hoặc một nhóm KH.

- Cho vay đồng tài trợ: Đối với những khoản vay quy mô lớn vượt quá khả năng của ngân hàng hoặc những khoản vay mang lại nhiều lợi nhuận song mang lại nhiều rủi ro ngân hàng có thể tìm kiếm đối tác để thực hiện cho vay đồng tài trợ: san sẻ lợi nhuận và rủi ro.

> Xây dựng cơ cấu tín dụng hợp lý

Hiện tại, dư nợ cho vay trung, dài hạn tại Agribank Thừa Thiên Huế chiếm tỷ lệ cao 55%/tổng dư nợ, vượt quá tỷ lệ theo định hướng của Agribank. Điều này rủi ro đến hoạt động huy động vốn của chi nhánh chủ yếu là ngắn hạn nên có thể phát sinh rủi ro về thanh khoản.

Do đó, trong thời gian tới Ban Giám đốc Chi nhánh cần có biện pháp để điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý theo định hướng chung của Agribank: Tỷ lệ dư nợ cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng tối đa 40% tổng dư nợ của Chi nhánh. Có thể điều chỉnh theo các hướng sau:

- Đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, tập trung cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể, khách hàng cá nhân... để phân tán và hạn chế rủi ro.

- Tập trung tăng trưởng tín dụng ngắn hạn; tập trung vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn, phục vụ sản xuất, xuất khẩu theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN; giảm dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất như cho vay đầu tư kinh doanh khách sạn, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Hạn chế cho vay trung, dài hạn, nhất là với tín dụng ngoại tệ để giảm rủi ro về lãi suất và rủi ro về tỷ giá.

Một phần của tài liệu 0379 giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thừa thiên huế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 113 - 117)