Quy trình cấp tín dụng được thiết lập nhằm mục tiêu đưa ra các bước thực hiện tuần tự để thực hiện cấp tín dụng, hạn chế các rủi ro xảy ra, đảm bảo khả năng cho vay thu hồi được đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi. Quy trình cho vay gồm các bước:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và thu thập thông tin về khách hàng
Khách hàng khi có nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng tại các chi nhánh phải tiếp cận thể thu thập các thông tin. Tùy thuộc vào đây là khách hàng cũ hay khách hàng mới mà thông tin yêu cầu khác nhau. Các thông tin cần thiết đó là lĩnh vực, hoạt động kinh doanh của khách hàng, vị thế của khách hàng trong thị trường. Mục đích vay vốn, thời hạn vay vốn cần thiết .... Cán bộ quản lý khách hàng cần thu thập đầy đủ thông tin cho quá trình thẩm định.
Đối với nhóm KHLQ, thông tin cần thiết là thông tin về nhóm, về các thành phần góp vốn, người lãnh đạo điều hành doanh nghiệp, mối liên quan giữa các khách hàng trong nhóm và sự ảnh hưởng lẫn nhau ...
Bước 2: Phân tích, thẩm định và lập báo cáo
Nội dung phân tích thẩm định gồm phân tích năng lực pháp lý, năng lực điều hành,
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, mức độ uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng ...
Báo cáo được cán bộ quản lý khách hàng lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tùy thuộc vào phân cấp thâm quyền của lừng cấp, từng ngân hàng, từng chi nhánh mà cấp phê duyệt có thể khác nhau, cấp phê duyệt có thể là lãnh dạo chi nhánh ngân hàng, lãnh dạo hội sở chính, thậm chí là Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp khoản vay của
khách hàng, nhóm KHLQ vượt mức thẩm quyền cho vay, bảo lãnh của từng ngân hàng. Theo quy định của luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (điều 128 - giới hạn cấp tín
dụng) và thông tư 36/2014/TT-NHNN (điểm 1 Điều 13 - giới hạn cấp tín dụng): “tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có