2.2.2.1. Chỉ tiêu định tính
- Mức độ thòa mãn nhu cầu của nhóm KHLQ.
Agribank đang đáp ứng được tất cả các nhu cầu về vốn đối với nhóm KHLQ. Quy mô cấp tín dụng của nhóm KHLQ đã tăng lên từ 48.233 tỷ đồng năm 2017 lên 84.196 tỷ đồng năm 2019. Thông qua nguồn vốn vay của chi nhánh, nhiều khách hàng trong nhóm KHLQ đã tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh, mang lại chất lượng cho các tổ chức, cá nhân và n ền kinh tế. Các tập đoàn lớn như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Viettel, Tập đoàn xăng dầu, Tập đoàn than và khoáng sản. đều thu được kết quả hoạt động kinh doanh tốt qua các năm, giữ vững vai trò là đầu tầu phát triển kinh tế trong nước. Bên cạnh đó, nguồn vốn cấp tín dụng được cung cấp cho các doanh nghiệp thuộc nhóm KHLQ thực hiện dự án thủy điện, đường giao thông. Qua đó, nhiều nơi đã được cung cấp điện như các đảo. mạng lưới giao thông liên tỉnh được lưu thông thuận tiện.
Tuy nhiên, các nhóm KHLQ là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được quan tâm tăng trưởng về quy mô tín dụng. Nhu cầu cấp tín dụng đối với ngắn hạn khó có thể được Agribank đáp ứng đầy đủ do không đáp ứng được các điều kiện về tài sản bảo đảm
nên dư nợ tín dụng ngắn hạn của nhóm KHLQ giảm. Trong khi đó, vay trung, dài hạn với lợi thế là tài sản bảo đảm chính là tài sản hình thành từ vốn vay nên đáp ứng được điều kiện về tài sản bảo đảm, nhờ đó tín dụng trung, dài hạn được tăng trưởng.
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Giá trị Giá trị Giá trị
Nợ quá hạn nhóm KHLQ 1,023 986 2,130
Tỷ trọng NQH/Tổng dư nợ nhóm KHLQ 2.12% 1.49% 2.53%
Theo kết quả đánh giá đo lường sự hài lòng của khách hàng định kỳ 06 tháng của Agribank, kết quả cho thấy 80% khách hàng hài lòng và rất hài lòng với mức độ và tiến độ cung cấp tín dụng của Agribank và ý kiến về thủ tục cấp tín dụng còn mất nhiều thời gian chiếm 20% số lượng khách hàng được khảo sát. Như vậy, một số nhóm khách hàng
vẫn mong muốn được Agribank đáp ứng nhu cầu vốn một cách nhanh chóng hơn để chủ
động và nắm cơ hội sản xuất, kinh doanh được tốt hơn. - Tình hình cung cấp thông tin:
Các khách hàng thuộc nhóm KHLQ tại chi nhánh hầu hết là các doanh nghiệp (tập đoàn) lớn, báo cáo tài chính được kiểm toán hàng năm. Đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán thì báo cáo tài chính thường niên thường được cung cấp vào thời điểm cuối tháng 4 hàng năm, các thông tin kết quả hoạt động kinh doanh năm cũ và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm sau được khách hàng cung cấp sau khi có nghị quyết của đại hội đồng cổ đông. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chưa niêm yết việc cung cấp báo cáo tài chính còn bị chậm vì nhiều lý do khác nhau, thậm chí sang Quý III
khách hàng mới cung cấp được báo cáo kiểm toán năm trước. Do đó, việc thẩm định về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng không đầy đủ, kịp thời và chính sách áp dụng với khách hàng sẽ có độ trễ so với tình hình thực tế.
- Tình hình quản lý của Ngân hàng đối với nhóm KHLQ:
Chi nhánh thực hiện theo quy định của Agribank về cấp tín dụng cho nhóm KHLQ.
Trong giai đoạn vừa qua Agribank không ghi nhận hiện tượng thay đổi bất thường nào về chính sách đối với nhóm KHLQ. Đối với cấp tín dụng cho nhóm KHLQ được áp dụng một cách nhất quán theo quy định trong từng thời kỳ của Agribank. Nếu một khách
hàng, nhóm KHLQ vẫn duy trì được hoạt động kinh doanh tốt, không có sự thay đổi về xếp hạng tín dụng thì Chi nhánh vẫn duy trì ổn định các điều kiện cấp tín dụng đã cam kết với nhóm KHLQ.
2.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng
- Chỉ tiêu nợ quá hạn:
Nợ quá hạn của nhóm KHLQ tại Agribank trong những năm gần đây có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, năm 2019 nợ quá hạn lại tăng cao.
Bảng 2. 6: Tình hình nợ quá hạn của nhóm KHLQ
Dư nợ của toàn hệ thống Agribank 808,868 962,229 1,074,779 Tỷ trọng NQH nhóm KHLQ/Dư nợ của toàn
Giá trị Tỷ trọng Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ Nợ nhóm 1 47,210 97.88% 64,976 98.51% 82,066 97.47% Nợ nhóm 2 862 1.79% 833 1.26% 1,616 1.92% Nợ nhóm 3 161 0.33% 153 0.23% 416 0.49% Nợ nhóm 4 - 0.00% - 0.00% 98 0.12% Nợ nhóm 5 - 0.00% - 0.00% - 0.00% Tổng dư nợ 48,233 100% 65,962 100% 84,196 100%
(Nguồn: Báo cáo nhóm KHLQ của Agribank)
Nợ quá hạn nhóm KHLQ là 1.023 tỷ đồng (năm 2017), chiếm tỷ lệ 2,12% so với tổng dư nợ nhóm KHLQ và chiếm 0,13% dư nợ của toàn hệ thống Agribank, năm 2018 nợ xấu nhóm KHLQ là 968 tỷ đồng giảm 37 tỷ đồng so với năm 2016, chiến tỷ lệ 1,49%/tổng dư nợ nhóm KHLQ và chiếm 1,10%/ dư nợ toàn hệ thống Agribank. Tuy nhiên năm 2019 tỷ lệ nợ xấu nhóm KHLQ tăng đột biến 2.130 tỷ đồng, chiếm 2,53%/ tổng dư nợ nhóm KHLQ, chiếm tỷ lệ 0,20%/ tổng dư nợ toàn hệ thống Agribank. Qua đó cho thấy chất lượng tín dụng có dấu hiệu xấu đi rõ rệt. Nợ quá hạn năm 2019 đều là các khoản nợ ngắn hạn. Trước đây, Thông tư 02/2013/TT-NHNN chưa có hiệu lực, khách hàng gặp khó khăn có thể được Agribank xem xét gia hạn nợ cùng với các cơ chế cho phép được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ theo quy định tại quyết định số: 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Thủ tướng Chính Phủ... Riêng tại Agribank có quyết định số 247/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 27/3/2014 của Chủ tịch Hội đồng thành viên. Do đó, tỷ lệ nợ quá hạn thường không cao. Khi Thông tư 02/2013/TT-NHNN được áp dụng và các quy định cho phép cơ cấu hết hiệu lực, khách hàng có nợ vay gia hạn thì sẽ ngay lập tức bị chuyển xuống nợ nhóm 3. Điều đó ảnh hưởng tới kết quả nợ xấu, số tiền trích lập dự phòng rủi ro, do đó Agribank hạn chế gia hạn nợ. Thực tế toàn bộ nợ vay đến hạn không trả được của nhóm KHLQ đều không được gia hạn, phải chuyển nợ quá hạn và áp dụng lãi xuất quá hạn. Với cách tính này, nợ nhóm 2, nợ quá hạn, nợ xấu được thể hiện rõ và ít có sự che dấu.
64
Đối với các doanh nghiệp, công ty khác cùng thuộc nhóm KHLQ với công ty, doanh
nghiệp phát sinh nợ quá hạn, mặc dù công ty này vẫn hoạt động kinh doanh tốt và trả nợ
theo đúng kỳ hạn, nhưng đánh gia chấm điểm mức độ tín nhiệm của Agribank sẽ giảm xuống. Theo chương trình chấm điểm xếp hạng nội bộ của Agribank, điểm chấm đánh giá trong nhóm và nhóm khách hàng của các công ty, doanh nghiệp này sẽ bị giảm.
Đối với nhóm KHLQ, nợ quá hạn phát sinh sẽ có ảnh hưởng nặng nề hơn nợ quá hạn của các công ty, doanh nghiệp đơn lẻ khác. Lý do: trước khi công ty, doanh nghiệp khó khăn dẫn tới phát sinh nợ quá hạn thì có thể nhận được hỗ trợ từ các công ty, doanh nghiệp trong nhóm KHLQ. Sự hỗ trợ bao gồm một hoặc một số hình thức như về quản lý điều hành, giới thiệu thêm bạn hàng, đối tác, hỗ trợ về tài chính thông qua việc chậm trả tiền hàng hoặc vay nợ lẫn nhau. Tuy nhiên, các hình thức hỗ trợ vẫn không giúp được
công ty, doanh nghiệp này có đủ nguồn để trả nợ đúng hạn và giá trị nợ quá hạn là rất lớn. Điều đó cho thấy công ty, doanh nghiệp phát sinh nợ quá hạn có thể có quan hệ không khăng khít với các công ty, doanh nghiệp khác thuộc nhóm KHLQ hoặc tổng thể các công ty, doanh nghiệp trong nhóm KHLQ cũng đang gặp khó khăn nhất định.
- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ quá hạn:
Phân loại nợ tại Agribank áp dụng theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN. Theo đó, dư nợ cấp tín dụng (bao gồm cà dư nợ vay và dư nợ bảo lãnh) của khách hàng được phân thành 5 nhóm tương ứng với mức độ rủi ro của khách hàng. Phân loại nợ được thực hiện đồng thời cả theo phương pháp định lượng và định tính.
Bảng 2. 7: Tình hình nợ nhóm 2, nợ xấu của nhóm KHLQ
80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% Illl
(Nguồn: Báo cáo nhóm KHLQ của Agribank)
65
Giá trị Giá trị Giá trị
DPRR cụ thể______________________ 60 54 151
DPRR chung 362 495 631
Tổng DPRR nhóm KHLQ 422 549 783
Theo phương pháp định tính, các công ty, doanh nghiệp tại Agribank được xếp hạng
định kỳ 03 tháng/lần (theo Quý) và thực hiện xếp hạng tín dụng ngay khi đề xuất thiết lập quan hệ lần đầu. Khách hàng được phân thành 10 hạng là AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C và hạng D, trong đó: Khách hàng hạng BBB, BB được phân loại nợ Nhóm 2; khách hàng hạng B, CCC, CC được phân loại nợ Nhóm 3; khách hàng hạng C được phân loại nợ Nhóm 4, khách hàng hạng D được phân loại nợ Nhóm 5 và khách hàng từ hạng A trở lên được phân loại nợ Nhóm 1. Đồng thời dư nơ của khách hàng được phân loại theo phương pháp định lượng căn cứ theo các tiêu chí chủ yếu là thời gian quá hạn, số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh KHLQ kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ), theo thông tin CIC.
Đánh giá tổng thể nhóm KHLQ của Agribank thì chất lượng tín dụng theo chỉ tiêu phân loại nợ của nhóm KHLQ là khá tốt. Nhóm nợ 1 chiếm tỷ trọng lớn 97,47 % (năm 2019) và (năm 2017 chiếm 97,88%; năm 2018 chiếm 98,51%). Năm 2017, 2018 nợ xấu có tỷ lệ rất thấp các khách hàng thuộc nhóm KHLQ không có nợ nhóm 4, nhóm 5; nợ xấu chỉ có ở nợ nhóm 3 với tỷ lệ 0,33% (năm 2017) và 0,23% năm 2018; tỷ trọng nợ nhóm 2 duy trì ở mức thấp; tuy nhiên lại có sự tăng khá cao từ 1,26% (năm 2018) lên 1,92% (năm 2019); không những thế năm 2019 còn phát sinh nợ xấu cao ở nhóm 3 chiếm tỷ lệ 0,49% và phát sinh thêm nợ xấu nhóm 4 chiếm tỷ lệ 0,12%. Nguyên nhân do nợ quá hạn phát sinh với giá trị cao năm 2019, do ảnh hưởng kinh tế từ sự căng thẳng
thương mại giữa Mỹ - Trung ảnh hưởng. Ngoài ra, khi xem xét tương quan giữa nợ quá hạn phát sinh và nợ tiềm ẩn nợ xấu nhóm 2 cho thấy phần lớn dư nợ của các khách hàng
66
lớn (công ty, doanh nghiệp) được phân loại nợ nhóm 2 đều có nguy cơ chuyển nợ quá hạn. Cơ sở để đưa ra nhận xét trên là do tại thời điểm 31/12/2018 nợ tiềm ẩn nhóm 2 chỉ
có 833 tỷ đồng và nợ nhóm 3 là 153 tỷ đồng; Năm 2019 đã tăng thêm 783 tỷ đồng chuyển nợ nhóm 2, nợ xấu nhóm 3 là 416 tỷ đồng và nợ xấu nhóm 4 là 98 tỷ đồng. Thực
tế cho thấy nợ tiềm ẩn nhóm 2 nếu không kiểm soát chặt chẽ và có phương án xử lý kịp thời sẽ có nguy cơ chuyển sang nợ xấu là rất cao; năm 2019 đã ghi nhận 361 tỷ đồng chuyển từ nợ tiềm ẩn nhóm 2 sang nợ xấu. Với dư nợ quá hạn lớn như thế sẽ là một khó
khăn lớn cho các doanh nghiệp này nếu muốn chuyển trở lại nợ nhóm 1, nhóm 2 trước đây, hay chất lượng tín dụng khó có khả năng tốt lên trong thời gian ngắn.
Về việc thu hồi nợ nhóm 2, trong những năm qua Agribank đã lỗ lực thu hồi và kiểm
soát việc phát sinh tăng nợ nhóm 2. Thông qua việc thành lập Ban chỉ đạo nợ xấu, kiểm soát, đôn đốc thu hồi nợ, bán tài sản bảo đảm... các khách hàng không có TSBĐ hoặc chưa kịp bán tài sản sẽ chuyển dư nợ ở nhóm nợ cao hơn để xử lý các năm tiếp theo.
- Tình hình trích lập Dự phòng rủi ro tín dụng:
Bảng 2. 8: Bảng thống kê tình hình trích lập dự phòng rủi ro của nhóm KHLQ
Giá trị Giá trị +/- Giá trị +/-
Nợ đã XLRR____________________ 250 220 -30 192 -28
Nợ bán VAMC___________________ 96 70 -26 50 -20
Tổng nợ ngoại bảng nhóm KHLQ 346 290 -56 242 -48
(Nguồn: Báo cáo nhóm KHLQ của Agribank)
Nguồn để trích lập dự phòng rủi ro được lấy từ thu nhập mang về từ hoạt động cho vay, huy động vốn, dịch vụ. Hàng năm Agribank đều hoạt động kinh doanh tốt do đó với số trích lập riêng đối với nhóm KHLQ và trích lập toàn hệ thống đều đảm bảo được thu nhập bù đắp được số dự phòng rủi ro phải trích lập và mang lại chất lượng hoạt động
của an toàn của toàn hệ thống Agribank. Với việc trích lập DPRR đủ đúng đã tạo được nguồn vốn để chống đỡ cho các rủi ro có thể xảy ra đối với các khoản vay của khách hàng.
- Tình hình nợ ngoại bảng (bao gồm nợ đã XLRR và nợ bán cho VAMC):
Nợ ngoại bảng của nhóm KHLQ bao gồm các khoản nợ xấu mà chi nhánh đã phải sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý bù đắp tổn thất và được chuyển hạch toán ngoại
67
bảng, hiện tại đối với các khoản nợ ngoại bảng của nhóm KHLQ bao gồm các khoản nợ
đã được xử lý rủi ro và nợ đã bán cho VAMC. Nợ ngoại bảng của nhóm KHLQ trong những năm qua có chiều hướng giảm xuống. Nợ ngoại bảng năm 2018 là 290 tỷ đồng, giảm 56 tỷ đồng so với năm 2017; nợ ngoại bảng năm 2019 là 242 tỷ đồng, giảm 48 tỷ so với năm 2018. Qua đó cho thấy Agribank đã tích cực thu hồi nợ ngoại bảng của nhóm
KHLQ và giá trị thu hồi được ghi nhận vào thu nhập của năm.
Bảng 2. 9: Tình hình thu hồi nợ ngoại bảng (bao gồm nợ đã XLRR và nợ bán cho VAMC) của nhóm KHLQ
Về việc kiểm soát, thu hồi nợ ngoại bảng Agribank đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra, giám sát đôn đốc các chi nhánh phát sinh nợ ngoại bảng nói riêng và nợ ngoại bảng của toàn hệ thống nói chung một cách quyết liệt, do đó các khoản nợ đã xử lý rủi ro của nhóm KHLQ đã được thu hồi chất lượng năm 2018 thu hồi được 30 tỷ đồng so với năm 2017, năm 2019 thu hồi được 28 tỷ đồng so với năm 2018. Các khoản nợ đã bán cho VAMC cũng tương tự năm 2018 thu được 26 tỷ đồng so với năm 2017, năm 2019 thu hồi được 20 tỷ đồng so với năm 2018 và theo nghị quyết của Hội đồng thành viên Agribank thì năm 2020 sẽ không còn dư nợ VAMC. Agribank đã chủ động phối hợp tích cực với các bộ, ban ngành, “chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan công an, tòa án, thi hành án các cấp để nhận được sự hỗ
trợ: Thực hiện các thủ tục hành chính; Thực hiện quyền áp dụng thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ về thuế khi xử lý TSBĐ (bao gồm xử lý TSBĐ là dự án bất động sản còn dở dang) hay nộp án phí theo bản án, quyết định của Tòa án nhân dân các cấp; Thực hiện quyền áp dụng biện pháp thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao TSBĐ và xử lý TSBĐ; Thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42, đặc biệt trong các trường hợp khách hàng chây ỳ hoặc có thái độ không hợp tác; Xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu có liên quan
Đồng thời Agribank áp dụng các chế tài khen thưởng, xử phạt phù hợp nhằm mục đích yêu cầu các chi nhánh thực hiện tốt công tác thu hồi nợ. Song song với đó Agribank đã