Tăng cường kiểm soát trong và sau khi cho vay

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với nhóm khách hàng liên quan tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99 - 102)

Phổ biến tới toàn thể các bộ phận từ tín dụng, ban Khách hàng lớn, Trung tâm quản lý rủi ro về kiểm tra, kiểm soát trong cho vay, đặc biệt là cho vay đối với các khách hàng trong nhóm KHLQ. Bộ phận tín dụng khi nhận được đề nghị, nhu cầu vay vốn giải ngân của khách hàng phải luôn ý thức được nhóm KHLQ đến khách hàng này gồm những

khách hàng nào? Trường hợp giải ngân để thanh toán nhu cầu trong cho khách hàng trong nhóm KHLQ cần kiểm tra kỹ đảm bảo tính phù hợp về mục đích sử dụng vốn của các đối tượng khách hàng trong nhóm, thời gian cho vay cần xác định phù hợp. Cán bộ tín dụng nên kiểm tra mặt hàng mà khách hàng vay liệu đã được Agribank tài trợ trước đây cho doanh nghiệp có liên quan hay không. Neu nguồn gốc hình thành mặt hàng này đã được Agribank tài trợ thì thời gian cho vay lần này cần xét tới cả lần cho vay trước đây, xem xét tính hợp lý của quá trình sản xuất kinh doanh của toàn nhóm. Tránh trường hợp nhóm khách hàng mua bán lòng vòng kéo dài thời gian tồn kho của hàng hóa đối với doanh nghiệp thương mại và thời gian thi công, dở dang chưa được nghiệm thu thanh toán đối với khoản vay.

Trường hợp khoản giải ngân được thanh toán cho bên thụ hưởng là doanh nghiệp thuộc nhóm KHLQ thì đồng thời giải ngân ở doanh nghiệp này thì thu nợ ở doanh nghiệp là KHLQ. Nếu khách hàng liên quan của doanh nghiệp vay tại tổ chức tín dụng khác, chi nhánh Agribank khác thì chuyên viên của ban khách hàng lớn báo cáo lên ban điều hành thông báo phối hợp với tổ chức khác hoặc chi nhánh Agribank trong hệ thống thông báo thu hồi nợ vay theo đúng quy định.

Ngoài việc xem xét nhu cầu vay vốn trên cơ sở hồ sơ mà khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng kết hợp đột xuất kiểm tra hàng hóa, tình hình thực hiện hợp đồng cụ thể, tránh trường hợp hóa đơn được phát hành khống mà không có hàng hóa đối ứng. Trụ sở chính và Agribank cùng các Chi nhánh kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay, mục đích sử dụng vốn phù hợp với tính chất, đặc tính hoạt động của nhóm khách hàng.

Kiểm soát việc chuyển tiền doanh thu theo cam kết của khách hàng, cam kết chuyển doanh thu tối thiểu tương ứng với tỷ trọng tài trợ vốn của chi nhánh so với các tổ chức tín dụng khác hoặc một tỷ lệ khác theo quy định áp dụng với khách hàng. Triển khai biện pháp kiểm soát dòng tiền chuyển về tài khoản tiền gửi của khách hàng tại chi nhánh, đảm bảo các khoản giải ngân kèm theo các điều kiện chuyển tiền cụ thể. Kiên quyết áp dụng chế tài thu hồi nợ trước hạn trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng cam kết.

Kiểm soát dòng tiền của khách hàng, đồng thời phối kết hợp quản lý dòng tiền của toàn bộ nhóm KHLQ. Để quản lý nhóm khách hàng có chất lượng định kỳ (thường là

hàng tháng) theo dõi dòng tiền của tất cả các khách hàng trong nhóm. Đặc biệt lưu ý những khoản chuyển tiền cho nhau giữa các khách hàng trong nhóm, kịp thời phát hiện và xử lý nếu có hiện tượng khách hàng chuyển tiền lòng vòng trong nhóm.

Kiểm tra, kiểm soát tính tuân thủ quy trình cho vay nhóm KHLQ. Thực hiện kiểm soát, tổ chức các đợt kiểm tra định kỳ. Trong đó, việc kiểm tra cần chú trọng khâu thực hiện cho vay, thu hồi nợ của nhóm KHLQ của bộ phận tín dụng, đảm bảo việc kiểm soát chặt chẽ, phòng tránh rủi ro cho hoạt động của ngân hàng. Tổ chức các đợt kiểm tra định kỳ. Đồng thời, bộ phận kiểm tra tín dụng của Agribank cần lồng ghép và lên kế hoạch đề cương cụ thể đối với vấn đề kiểm tra nhóm KHLQ trong các đợt kiểm tra tín dụng tại các Chi nhánh. Hiện nay, hoạt động kiểm tra được thực hiện trên từng khách hàng riêng lẻ, bộ phận kiểm tra chưa thực hiện kiểm tra đồng bộ nhóm KHLQ. Ngoài ra, trong công tác kiểm tra, kiểm soát của Agribank cần khai thác thông tin về các đợt kiểm tra của các Chi nhánh đã thực hiện kiểm tra. Từ đó Agribank có thêm được thông tin để kịp thời phát hiện và có biện pháp ứng xử trong quan hệ tín dụng nếu KHLQ với khách hàng của các Chi nhánh đang có các vi phạm về tín dụng, hoặc tình hình tài chính giảm sút...

Việc giải ngân vốn cho vay đối với nhóm KHLQ cần lưu ý: (1) Quan hệ mua bán hàng hóa/dịch vụ giữa các thành viên thuộc Nhóm phải trên nguyên tắc thương mại (có phát sinh chuyển giao hàng hóa/dịch vụ tương ứng với giá trị hợp đồng mua bán). Kiểm tra thực tế các giao dịch mua bán hàng hóa giữa các thành viên thuộc Nhóm (đặc biệt trong trường hợp các khách hàng trong nhóm sản xuất kinh doanh cùng ngành nghề/mặt hàng) để phòng ngừa việc thanh toán khống cho nhau mà không có giao dịch mua bán hàng hóa thực. (2) Phải kiểm tra, đánh giá giá mua bán trên các hợp đồng, hóa đơn, chứng từ giải ngân so với giá thị trường, tránh việc các thành viên thuộc Nhóm cấu kết nâng giá trên hóa đơn để giải ngân vốn vay ngân hàng sử dụng vào mục đích khác. (3) Xem xét chặt chẽ trường hợp giải ngân cho vay ứng trước cho người thụ hưởng là thành viên khác trong Nhóm mà giá trị khoản tạm ứng chiếm tỷ lệ lớn (hơn 50%) so với hợp đồng mua bán. (4) Kiểm tra, đánh giá tần suất giải ngân và tổng hợp số tiền đã giải ngân tương ứng với năng lực sản xuất, kinh doanh (tháng, quý, năm) của thành viên khác thuộc Nhóm là nhà cung cấp hàng hóa đầu vào của khách hàng vay, tránh việc giải ngân mua hàng hóa vượt quá năng lực sản xuất, kinh doanh của người cung cấp, có thể dẫn đến tiền vay được sử dụng sai mục đích.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với nhóm khách hàng liên quan tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w