Sự hình thành và phát triển của Agribank

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với nhóm khách hàng liên quan tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 51)

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được thành lập theo Nghị định số 53-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Trải qua mỗi thời kỳ phát triển với những tên gọi gắn với sứ mệnh khác nhau, xuyên suốt 32 năm xây dựng và phát triển, Agribank luôn khẳng định vị thế, vai trò của một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam, đi đầu thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng, luôn đồng hành cùng sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, có nhiều đóng góp tích cực thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội.

Thời kỳ đầu mới thành lập với điểm xuất phát thấp, tổng tài sản chưa tới 1.500 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 1.056 tỷ đồng, trong đó vốn huy động chiếm 42%, còn lại 58% vay

từ Ngân hàng Nhà nước; tổng dư nợ 1.126 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu trên 10%; khách hàng là

những doanh nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã phần lớn làm ăn thua lỗ, sáp nhập, giải

thể, tự tan rã... Sau 32 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay, Agribank là NHTM Nhà

nước hàng đầu Việt Nam trên mọi phương diện, là NHTM duy nhất Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Agribank có gần 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch có mặt khắp mọi vùng, miền, là NHTM duy nhất có mặt tại 9/13 huyện đảo, gần 40.000 cán bộ, người lao

động. Đến 31/12/2019, tổng tài sản đạt 1.452.181 tỷ đồng; nguồn vốn huy động của thị trường 1 đạt 1.347.382 tỷ đồng; quy mô tín dụng và đầu tư đạt trên 1.121.970 tỷ đồng. Dư

nợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng trên 69,8%/tổng dư nợ và chiếm

trên 50% thị phần tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam.

Là một trong các NHTM Nhà nước đóng vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng, Agribank luôn phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của một NHTM Nhà nước trong việc dẫn dắt hệ thống các TCTD thực thi nghiêm túc, có chất lượng chính sách tiền tệ quốc gia và các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về tiền tệ, ngân hàng, nhất

là chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Agribank đang triển khai chất lượng 07 chương trình tín dụng chính sách (Cho vay theo chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua Tổ vay vốn/tổ liên kết; Cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Cho vay gia súc, gia cầm; Cho vay tái canh cà phê; Cho vay chính sách phát triển thủy sản; Tín dụng ưu đãi phục vụ Nông nghiệp sạch và 02 Chương trình mục tiêu Quốc gia (xây dựng Nông thôn mới, giảm nghèo bền vững). Agribank hiện cung ứng trên 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, qua đó có đóng góp tích cực vào quá trình phát triển thị trường thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam và thực hiện Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện.

Thông qua chủ động thực hiện đầu tư tín dụng và cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, Agribank đang mở ra cơ hội cho hàng triệu người nông dân Việt Nam được tiếp cận với kỹ thuật nông nghiệp hàng đầu trên thế giới, ứng dụng thành quả cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất, kinh doanh, góp phần đưa nền nông nghiệp Việt Nam có những bước tiến lớn trong gia nhập sân chơi toàn cầu.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Agribank rất quan tâm đến công tác hỗ trợ an sinh xã hội với nhiều dự án, chương trình tài trợ tổng thể và dài hạn trên khắp cả nước, thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, góp phần tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Trải qua 32 năm xây dựng và trưởng thành, Agribank duy trì được sự tăng trưởng ổn định cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng và chất lượng hoạt động. Nhiều năm liên tiếp, Agribank nằm trong Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và đạt nhiều giải thưởng do các tổ chức quốc tế trao tặng. Đặc biệt, đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập 26/3/2018, Agribank vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất - phần thưởng cao quý nhất của Đảng, Nhà nước Việt Nam dành cho tập thể có công lao đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước, thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời kỳ đổi mới.

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Dư nợ 691.256 808.868 962.229 1.074.779 1.121.970

Nợ xấu 13.917 15.292 14.833 16.188 17.610

Nguồn vốn 804.184 924.109 1.061.406 1.186.172 1.347.382

Năm 2019, Agribank được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s công bố mức xếp hạng của Agribank là Ba3, tương đương mức tín nhiệm quốc gia và là mức xếp hạng cao nhất đối với các NHTM ở Việt Nam. Agribank được xếp hạng thứ 142/500 ngân hàng lớn nhất Châu Á về quy mô tài sản. Hiện Agribank đang tập trung triển khai có chất lượng Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016- 2020, tầm nhìn 2030, thực hiện thành công tái cơ cấu giai đoạn 2 gắn với nhiệm vụ đẩy nhanh tiến trình thực hiện kế hoạch cổ phần hóa Agribank theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục giữ vững vị trí, vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, đóng góp tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước. [27]

Sơ đồ 2. 1: Mô hình quản trị và cơ cấu bộ máy tổ chức của Agribank 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank

Trên cơ sở các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế, xã hội của thành phố, mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh và sự chỉ đạo điều hành của Agribank, với mục tiêu nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đón chào mừng đại hội Đảng các cấp tiến tới đại hội lần thứ XII của Đảng, Agribank đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được những kết quả kinh doanh qua giai đoạn năm 2015 - 2019 như sau:

Bảng 2. 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank

Biểu đồ 2. 1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank) [1]

Nhận xét: Qua biểu đồ trên ta thấy các chỉ tiêu về dư nợ, nguồn vốn, nợ xấu của

Agribank từ năm 2015 - 2019 có sự biến động. Đối với dư nợ tín dụng có xu hướng tăng, cụ thể: Từ năm 2015, dư nợ tín dụng là 691.256 tỷ đồng, đến năm 2016 là 808.868 tỷ, tăng 117.612 tỷ đồng so với năm 2015; Đến 2017 là 962.229 tỷ đồng, tăng lên là

153.361 tỷ đồng so với năm 2016; đến năm 2018 dư nợ đã tăng lên là 1.074.779 tỷ đồng,

tăng 112.550 tỷ đồng so với năm 2017 và đến năm 2019 dư nợ đạt 1.121.970 tỷ đồng, tăng 47.191 tỷ đồng so với năm 2018, điều này cho thấy dư nợ của Agribank đã có sự gia tăng do tập trung nguồn vốn kinh doanh để cho vay.

Đối với dư nợ xấu, cho thấy có sự giảm và biến động qua 02 giai đoạn. Giai đoạn

2016 đến 2017 có sự giảm từ 15.292 tỷ đồng xuống còn 14.833 tỷ đồng năm 2017 (giảm

459 tỷ đồng). Nguyên nhân của việc giảm lượng lớn về dư nợ xấu năm 2017 là trong năm này, Agribank tiến hành bán các khoản nợ xấu cho VAMC để giảm tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống xuống dưới 3% theo chỉ đạo của NHNN. Tuy nhiên, đến năm 2019 dư nợ

xấu của Agribank là 17.610 tỷ đồng, tăng 1.422 tỷ so với năm 2018. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu của Agribank giảm qua các năm từ 2015 - 2019 lần lượt là: 2,2%, 2,1%, 1,7%, 1,56% và 1,53; đạt kế hoạch NHNN giao về nợ xấu.

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Về nguồn vốn của Agribank có sự biến động: năm 2015 là 804.184 tỷ đồng, tăng 114.067 tỷ so với năm 2014. Năm 2016, nguồn vốn là 924.109 tỷ đồng, tăng 119.925 tỷ đồng so với năm 2015. Đến năm 2017, nguồn vốn là 1.061.406 tỷ đồng, tăng 137.297

tỷ đồng so với năm 2016. Đến năm 2018 thì nguồn vốn đạt 1.186.172 tỷ đồng, tăng 124.766 tỷ đồng so với năm 2017. Đến năm 2019 thì nguồn vốn đạt 1.347.382 tỷ đồng, tăng 161.210 tỷ đồng so với năm 2018. Lợi nhuận của Agribank thu được chủ yếu từ hoạt động tín dụng và tăng qua các năm và đạt lợi nhuận năm sau cao hơn so với năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do Agribank có hệ thống mạng lưới rộng khắp toàn

quốc, người dân thuận lợi trong việc

giao dịch với Agribank. Mặt khác, Agribank là ngân hàng thương mại nhà nước, có lịch sử hình thành lâu đời (từ năm 1988) nên nhận được sự

tin cậy của khách hàng, nhất là khách hàng ở địa bàn các tỉnh. Đến 31/12/2019, tổng nguồn vốn đạt 1.351.404 tỷ đồng, trong đó vốn

huy động thị trường 1 đạt 1.347.382 tỷ đồng, tăng trưởng 13,6% (+161.094 tỷ đồng),

đạt 135,8% kế hoạch năm 2019 (mục tiêu tăng từ 10-13%). Vốn huy động nội tệ đạt 1.332.638 tỷ đồng, tăng 13,8%, chiếm 98,9% tổng vốn huy động thị trường 1.

2.1.2.2. Hoạt động tín dụng

Mở rộng quy mô tín dụng hợp lý gắn với đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay của nền kinh tế đặc biệt trong nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ:

- Trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng kế hoạch được giao và khả năng tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn, Agribank đã điều hành tăng trưởng tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ và duy trì tỷ lệ dư nợ cho

vay NNNT khoảng 65-70%; kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín

dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông, tiêu dùng; bổ sung, hoàn thiện quy chế cho vay đối với khách hàng ; chủ động triển khai các biện pháp tăng vốn tự có (phát

hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu, đề xuất tăng vốn điều lệ từ NSNN...) và cơ cấu lại tài sản Có rủi ro để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cho tăng trưởng tín dụng; tiếp tục cho vay các chương trình tín dụng chính sách theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN; Phối hợp với chính quyền địa phương, Hội nông dân, Hội Phụ nữ đẩy mạnh cho vay

43% 57% 70% C ∙) OJ D C S

Cơ cấu cho vay

<<5 30%

* S

qua tổ nhóm ; triển khai gói sản phẩm tín dụng tiêu dùng quy mô 5.000 tỷ đồng góp phần hạn chế tín dụng đen; gói sản phẩm dành cho khách hàng lớn nhằm bán chéo sản phẩm và cải thiện cơ cấu tín dụng... Đến 31/12/2019, tổng dư nợ và đầu tư đạt

C C

Pháp nhân Cá nhân Hạng AAA, AA, A Hạng BBB, BB Hạng AAA, AA, A Hạng BBB, BB Hạng 1 và tạm xếp hạng 1 120 100 30 20 Hạng 2 và tạm xếp hạng 2 100 80 20 15 Hạng 3 và tạm xếp hạng 3 50 30 15 10

Chưa đủ điều kiện sếp hạng 30 20 10 5

1.325.463 tỷ đồng, trong đó cho vay nền kinh tế đạt 1.121.970 tỷ đồng, tăng 117.208

tỷ đồng (+11,7%) so với đầu năm, đạt 116,7% kế hoạch (tăng 10-12%), tiếp tục là ngân hàng chiếm thị phần lớn nhất trong cho vay khách hàng (13,6%). Tín dụng tăng

trưởng ngay từ đầu năm, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh, khôi phục và phát triển hoạt động

sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong nông nghiệp, nông thôn. Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 782.154 tỷ đồng, chiếm 69,8% tổng dư nợ cho vay của Agribank. Năm 2019, phát huy tốt vai trò là thành viên chủ chốt trên thị trường liên

ngân hàng, Agribank đã hỗ trợ tích cực cho thanh khoản và ổn định thị trường

tiền tệ,

đồng thời tăng chất lượng kinh doanh. Đến ngày 31/12/2019, cho vay các TCTD đạt

28.431 tỷ đồng, tiền gửi có kỳ hạn tại NHCSXH 22.279 tỷ đồng, tăng 2.210 tỷ đồng

so với đầu năm, đầu tư giấy tờ có giá 129.776 tỷ đồng, tổng thu từ hoạt động kinh doanh vốn đạt 8.792 tỷ đồng. 2.1.2.3. Hoạt động thu phí sản phẩm dịch vụ 26.0ớ/ o 24.0ớ/ o 22.0Ớ/ 20.0Ớ/ 18.0Ớ/ 16.0Ớ/ 14.0Ớ/ 12.0Ớ/ 2016 2017 2018 2019 Đến 31/12/2019, Agribank có 215 sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng, với 3.061 ATM, 81 CDM chiếm 17% số lượng ATM tại Việt Nam, 24.554 thiết bị POS. Tổng số thẻ đang hoạt động đến 31/12/2019 là 12,6 triệu thẻ, trong năm 2019 Agribank đã triển khai đề án phát triển

dịch vụ thẻ tại thị trường nông thôn trong đó phát hành 30.000 thẻ thấu chi, lắp đặt 350 POS, dư nợ thấu chi 80 tỷ đồng đóng góp tích cực trong việc đẩy mạnh triển khai

Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển dịch vụ thẻ tại khu vực

nông thôn ở Việt Nam. Doanh thu phí dịch vụ năm 2019 đạt 6.695 tỷ đồng, tăng 24,5% so với năm 2018, hoàn thành 108,2% kế hoạch năm 2019; thu ròng dịch vụ đạt 5.507 tỷ đồng, tăng 1.083 tỷ đồng (24,5%) so với năm 2018. [1]

Trong những năm qua, tình hình kinh tế xã hội còn khó khăn, tăng trưởng chậm, giá cả các mặt hàng có nhiều biến động, tình hình tài chính của các doanh nghiệp còn khó khăn. Tuy nhiên, với định hướng tín dụng đúng đắn cùng nhiều giải pháp quyết liệt của ban lãnh đạo Agribank, sự nỗ lực vượt bậc của đội ngũ cán bộ, tận dụng triệt để các gói giải pháp của Agribank gồm: Các chương trình tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các

chương trình ưu đãi cho vay với lãi suất thấp đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất nhập khẩu và cho vay vốn lưu động đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ... hoạt động tín dụng của Agribank đã có mức tăng trưởng cao trong hệ thống ngân hàng và so với bình quân các ngân hàng khác.

2.1.3. Thực trạng hoạt động cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng liên quantại Agribank tại Agribank

2.1.3.1 Chính sách cấp tín dụng

Chính sách cấp tín dụng đối với từng khách hàng trong nhóm KHLQ được áp dụng theo chính sách chung của Agribank, trên cơ sở kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng và quyền phán quyết tín dụng trong hệ thống Agribank cụ thể:

ữ) Quyền phán quyết tín dụng

- Thẩm quyền của Hội đồng thành viên

+ Hội đồng thành viên phê duyệt cấp tín dụng đối với những trường hợp vượt thẩm quyền của Tổng giám đốc và không vượt quá 15% vốn tự có của Agribank ;

+ Trường hợp mức cấp tín dụng đối với một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của Agribank, Hội đồng thành viên trình Thống đốc NHNN phê duyệt.

- Thẩm quyền của Tổng giám đốc : Tối đa là 1.000 tỷ đồng.

theo HTXH (ĐT)

_________AAA_________ Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 1 __________AA__________

___________A___________

__________BBB__________ Nợ cần chú ý Nhóm 2 __________BB__________

_________B_________ Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 3

__________CCC__________ __________CC__________ _________C_________ Nợ nghi ngờ Nhóm 4 D Nợ có khả năng mất vốn Nhóm 5 b) xếp hạng tín dụng nội bộ 47

Agribank đã thiết lập và thực hiện chương trình xếp hạng khách hàng theo 02 tiêu chí:

- Các chỉ tiêu tài chính: Dựa trên báo cáo tài chính của khác hàng. Hiện tại, Agribank chỉ chấp thuận 02 báo cáo tài chính là báo cáo tài chính năm có kiểm toán hoặc báo cáo tài chính nộp cơ quan thuế.

- Các chỉ tiêu phi tài chính: Thông tin khách hàng, lịch sử quan hệ với các tổ chức tín dụng, thông tin ngành, thông tin về nhóm khách hàng liên quan (nếu có)...

+ Các thông tin được nhập vào hệ thống và xếp hạng định kỳ 3 tháng/lần. Ngoài ra, hàng tháng nếu khách hàng có biến động về chỉ tiêu tài chính và phi tài chính sẽ được

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với nhóm khách hàng liên quan tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w