Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp đối với nhóm KHLQ

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với nhóm khách hàng liên quan tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 94)

Chính sách tín dụng chính là bộ khung, là kim chỉ nam định hướng hoạt động cấp tín dụng của chi nhánh đối với nhóm KHLQ. Chính sách tín dụng phù hợp đảm bảo cung cấp cho khách hàng, nhóm KHLQ sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng với chất lượng, số lượng, mức lãi suất, phí hợp lý. Đồng thời chính sách tín dụng với các điều kiện tín dụng vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng, đảm bảo khả năng thu hồi vốn vừa đảm bảo phù hợp với khả năng của nhóm KHLQ. Đặc biệt chính sách khách hàng đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, hợp lý áp dụng trong toàn bộ các khách hàng trong một khối khách hàng liên quan. Chính sách tín dụng của Chi nhánh phải tuân thủ chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng, nhóm KHLQ mà Agribank quy định.

- Chính sách về lãi suất, phí: đặc điểm các khách hàng trong nhóm KHLQ có mối quan hệ thường xuyên với nhau, nên các thông tin về các chính sách lãi suất áp dụng đối với khách hàng này sẽ dễ dàng được biết bởi các khách hàng khác trong nhóm. Do đó, chính sách lãi suất, phí đối với các khách hàng trong nhóm đòi hỏi phải rõ ràng và linh hoạt. Quy tắc áp dụng là những khách hàng như nhau trong nhóm phải được áp các mức lãi suất, phí như nhau và thống nhất giữa các chi nhánh trong toàn hệ thống. Trường hợp, các chi nhánh cùng cấp tín dụng đối với một nhóm khách hàng thì khi đưa ra chính sách ưu đãi cần được sự thống nhất với các chi nhánh khác.

- Chính sách về bảo đảm tiền vay:

Biện pháp bảo đảm là một trong những điều kiện cần thiết để cấp tín dụng cho khách hàng. Đối với nhóm KHLQ, biện pháp bảo đảm ngoài bằng chính các hình thức bảo đảm riêng lẻ của khách hàng thì có thể khai thác tối đa, sử dụng linh hoạt các tài sản của các khách hàng khác trong nhóm để đảm bảo cho một hoặc một số khách hàng vay.

Đối với trường hợp cấp tín dụng cho nhóm KHLQ nhóm công ty mẹ con, có quan hệ về sở hữu thì việc khai thác tài sản bảo đảm cho cả nhóm là thực sự cần thiết. Trường hợp này hạn mức nên áp dụng chính sách cấp hạn mức chung cho toàn bộ nhóm, sau đó phân chia cụ thể cho từng khách hàng trong nhóm và tài sản bảo đảm sử dụng kết hợp

tài sản riêng và tài sản chung, trong đó khuyến khích hình thức tài sản chung do mối quan hệ giữa các công ty là rất chặt chẽ.

Trường hợp nhóm KHLQ là chuỗi liên kết các doanh nghiệp hoạt động trong một chu trình từ sản xuất đến tiêu thụ thì cũng khuyến khích áp dụng chính sách tài sản bảo đảm chung. Doanh nghiệp phân phối thương mại, dịch vụ thường có rất ít tài sản bảo đảm, một số doanh nghiệp khi quan hệ tín dụng đề xuất sử dụng biện pháp bảo đảm là hàng tồn kho, khoản phải thu. Biện pháp này thường tỏ ra ít chất lượng với ngân hàng khi xử lý tài sản bảo đảm và tranh chấp đã xảy ra khi nhiều ngân hàng cùng nhận đảm bảo chung một kho hàng, hoặc khách hàng liên quan tạo dựng các khoản phải thu ảo. Trong khi đó, doanh nghiệp sản xuất thường có giá trị tài sản cố định là máy móc thiết bị, nhà xưởng có giá trị lớn. Kết hợp cung cấp vốn cho chuỗi doanh nghiệp sản xuất - tiêu thụ bằng việc sử dụng chung tài sản sẽ góp phần cho doanh nghiệp sản xuất thuận lợi khi có một đơn vị chuyên trách phân phối sản phẩm đồng thời doanh nghiệp phân phối vẫn có được nguồn vốn vay ngân hàng để tiến hành hoạt động.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với nhóm khách hàng liên quan tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w