Chất lượng tín dụng đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự tồn tại, phát triển của các ngàn hàng thương mại. Hoạt động ngân hàng tại các nước bị ảnh hưởng bởi sự phát triển, thăng trầm của nền kinh tế. Một nền kinh tế mạnh, các doanh nghiệp cá nhân hoạt động thông suốt thì mang lại thuận lợi hoạt động cho vay, thu nợ của ngân hàng. Nền kinh tế các nước trên thể giới trải qua các chu kỳ phát triển, các cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra với quy mô và ảnh hưởng ngày càng lớn. Hoạt động thương mại toàn cầu
phát triển, giao thương kinh tế giữa các quốc gia ngày càng nhiều hơn. Cuộc khủng hoảng kinh tế tại một nước có thể ảnh hưởng tới không chỉ quốc gia đó mà còn vượt ra biên giới quốc gia. Trong thời kỳ khủng hoảng, các doanh nghiệp, cá nhân gặp khó khăn
thì nguồn trả nợ ảnh hưởng nghiêm trọng và giảm sút chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Nợ xấu bùng phát, ngân hàng yếu kém, thậm chí phải sáp nhập, mua lại 0 đồng hay phá sản. Đặc biệt việc tập trung cấp tín dụng cho một nhóm công ty thì sự phát triển,
suy vong của nhóm các công ty, nhóm khách hàng, tập đoàn có ảnh hưởng mạnh tới chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Đây là bài học quý báu đối với các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng tín dụng.
1.5.1.1. Kinh nghiệm về chất lượng tín dụng tại các ngân hàng Hàn Quốc
Hệ thống ngân hàng Hàn quốc đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ, ngoài
cung ứng vốn nhằm mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất phát từ đó, Chính phủ hỗ trợ và có chính sách ưu đãi đặc biệt để: “Khuyến khích hình thành các tập
đoàn lớn làm đầu tàu cho nền kinh tế. Các tập đoàn này đều là của tư nhân được quản trị theo kiểu gia đình và được gọi là các Chaebol.” Các tập đoàn này là một trong những
hình thức của nhóm KHLQ đến một doanh nghiệp và một cá nhân.
Với ưu đãi có được, các Chaebol dễ dàng vay vốn được từ ngân hàng với những khoản cấp tín dụng quá lớn. Việc có lượng vốn quá lớn, ồ ạt và dễ dàng với mức lãi suất
rất thấp đã thúc đẩy các Chaebol phát triển. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đó là năng lực quản
lý. Thực tế các Chaebol đều xuất phát từ các tập đoàn tư nhân mạnh nên sức mạnh mà họ có được không phải hoàn toàn bởi khả năng của họ mà là ở sự hậu thuẫn của Chính phủ. Mặt trái của việc có được nguồn vốn lớn đó là đã đẩy các Chaebol đầu tư dàn trải, đầu tư quá mức và ngập chìm trong nợ nần chồng chất. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á xảy ra vào cuối năm 1997, việc cho vay quá lớn, tập trung vào các Chaebol đã đe dọa đến sự tồn tại của các ngân hàng Hàn Quốc khi họ sử dụng vốn ngắn hạn ngoại tệ để cho vay trung dài hạn các Chaebol.
“Cuối năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á lan rộng. Hàn Quốc đã phải vay tổng cộng 57 tỷ USD từ Quỹ liền tệ quốc tế để cứu nguy hệ thống ngân hàng và giúp nền kinh tế khỏi đổ vỡ. Đây là hậu quả của một thời gian dài chính phủ dễ đãi trong việc cấp tín dụng cho các tập đoàn lớn khiến hoạt động đầu tư trở nên dàn trải, nợ xấu các ngân hàng tăng cao.”
Như vậy, một trong những nguyên nhân gây ra chất lượng nợ xấu tại thời đó của Ngân hàng Hàn Quốc chính là sự cho vay dễ đãi với các Chaebol. Ngoài ra, “sự quản lý, của các cổ đông với các Chaebol rất yếu kém do không có sự tách bạch rõ ràng giữa quan hệ sở hữu và quản lý (các chaebol thực chất là công ty gia đình và cổ phần do các công ty liên kết nắm giữ)”. Đây cũng chính là một hình ảnh của nhóm KHLQ với sự yếu
kém trong quản lý, với mối quan hệ sở hữu chồng chéo giữa các khách hàng.
Nhìn vào sự sụp đổ, phá sản của Chaebol của Hàn Quốc cho thấy không phải cứ một tập đoàn lớn là không thể bị sụp đổ. Không có nghĩa là cho vay doanh nghiệp lớn thì không lo vỡ nợ. Trường hợp sự sụp đổ của Tập đoàn Daewoo (Hàn Quốc), đóng cửa mảng sản xuất ô tô cùng với khoản nợ 82 tỷ USD vào năm 2000 được xem là một trong
những vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử thế giới thời đó. Gần đây vào tháng 9/2016, “Hanjin là hãng vận tải biển lớn nhất Hàn Quốc và lớn thứ bảy trên thế giới với 2,9% tổng khối lượng vận tải biển khả dụng trên toàn cầu và chiếm 8% khối lượng giao thương
của thị trường Mỹ với vùng biển Thái Bình Dương. Hãng này đã bị đặt dưới sự quản lý tài sản của tòa án vào tháng 9/2016 sau khi các chủ nợ do Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc đứng đầu không chấp nhận kế hoạch tự giải cứu của hãng. Tập đoàn Hanjin là một
trong những công ty gia đình trị lớn (Chaebol) ở Hàn Quốc với mảng vận tải biển (Hanjin
Slipping) và hàng không (Korean Air).” Sự sụp đổ của các công ty gia đình trị lớn tại Hàn Quốc nhìn dưới góc độ cho vay ngân hàng thì đây là kinh nghiệm đắt giá cho việc không được chủ quan khi cho vay các tập đoàn, nhóm khách hàng lớn. Mọi tổn thất đều
có thể xảy ra, và việc xảy ra tổn thất đối với cho vay các khối, nhóm khách hàng lớn sẽ mang lại ảnh hưởng nặng nề tới hệ thống ngân hàng.
Để thoát ra khỏi khủng hoảng, một trong các biện pháp mà Ngân hàng Hàn Quốc thực hiện đó là xử lý nợ xấu. Biện pháp được thực hiện đó là khuyến khích các ngân hàng xử lý nợ xấu bằng các biện pháp tự thân, mua bán trên thị trường mua bán nợ và bán nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO), một tổ chức tương tự như
VAMC của Việt Nam. Để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các ngân hàng trong xử lý nợ xấu, Chính phủ Hàn Quốc thực thi nhiều biện pháp khuyến khích, hỗ trợ thị trường mua bán nợ phát triển và được cụ thể hóa bằng một hệ thống luật pháp đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, tạo sự chủ động, linh hoạt cho các chủ thể tham gia quá trình xử lý nợ xấu, đặc biệt là các quy định liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm. Trong đó, Chính phủ Hàn Quốc trao quyền rất lớn cho Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc trong việc xử lý nợ xấu thông qua một bộ luật riêng biệt về cải tổ chức năng và nhiệm vụ của Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc, nhờ đó, nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã được xử lý rất nhanh, dứt điểm, hạn chế tối đa tác động lan truyền trong hệ thống.
1.5.1.2. Kinh nghiệm về chất lượng tín dụng tại các ngân hàng Mỹ.
Mỹ là cường quốc về kinh tế, các ngân hàng Mỹ có lịch sử lâu đời, được xem là trung tâm thanh toán của toàn thế giới. Việc sử dụng công cụ nợ, vay trở nên phổ biến và thông dụng đối với cá nhân và doanh nghiệp, cấp tín dụng được dựa trên các chuẩn mực nhất định, nhưng khi nền kinh tế đang trong trạng thái hưng phấn thì việc tăng trưởng mạnh tín dụng với điều kiện lỏng lẻo tạo ra mối nguy hiểm cho các ngân hàng.
STT Nămthực hiện
Ngân hàng tham gia Ngân hàng sau sápnhập
“Cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn 2007 - 2008 của Mỹ bắt nguồn từ sự quản lý lỏng lẻo trong cho vay tín dụng dưới chuẩn và từ lòng tham của thị trường. Nợ dưới chuẩn được hiểu là các khoản cho vay các đối tượng có mức tín nhiệm thấp. Những đối tượng đi vay này thường là những người nghèo, không có công ăn việc làm ổn định, vị thế xã hội thấp hoặc có lịch sử thanh toán tín dụng không tốt trong quá khứ. Những đối tượng này tiềm ẩn rủi ro không có khả năng thanh toán nợ đến hạn. Do đó, đối tượng rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng truyền thống vốn chỉ dành cho những đối tượng trên chuẩn. Chính vì vậy, nợ dưới chuẩn có mức độ rủi ro tín dụng rất cao song bù lại có mức lãi suất cũng rất hấp dẫn. Tại Mỹ, nợ dưới chuẩn được thực hiện đối với các sản phẩm cho vay thế chấp mua nhà (mortgage), thế chấp mua trả góp ô tô, thẻ tín dụng...
Lợi nhuận cao kết hợp với lòng tham đã dẫn đến lạm dụng việc cho vay nợ dưới chuẩn. Các thủ tục thẩm định thực hiện bởi các đại lý cho vay diễn ra hết sức lỏng lẻo và việc tiếp cận vốn tín dụng mua nhà trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn bao giờ hết. Cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn lan nhanh ra toàn nước Mỹ. Giá bất động sản tăng nhanh chóng.
Tác động của cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn trở nên sâu rộng khi hàng loạt các tập đoàn tài chính tên tuổi của Mỹ sụp đổ. Sau Bear Stearns - ngân hàng môi giới và đầu tư lớn thứ 5 phố Wall bị JP Morgan Chase mua lại vào tháng 3/2008 với giá 2 USD/cổ phiếu, hàng loạt (Ông lớn) ngã qụy: Fannie Mae và Freddie Mac, hai ngân hàng bất động sản lớn nhất thế giới, bị quốc hữu hóa; Lehman Brothers, ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 phố Wall, phá sản, chấm dứt 158 năm hoạt động; Merrill Lynch, ngân hàng đầu tư lớn thứ 3, bị Bank of American mua lại...”
Như vậy, xuất phát từ cấp tín dụng dưới chuẩn, điều kiện thấp, rủi ro cao, kết hợp với chứng khoản hóa các khoản tín dụng đã dẫn đến việc sụt giảm nghiêm trọng chất lượng tín dụng của các khoản nợ vay và ảnh hưởng không chi ở Mỹ mà còn lan rộng ra Châu Âu.
1.5.1.3. Kinh nghiệm vế chất lượng tín dụng tại các Ngân hàng Việt Nam, nợ xấu và tái cơ cấu ngân hàng
Hệ thống các NHTM Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, các tổ chức, các nhân thường tìm đến kênh tín dụng ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn tăng thêm cho hoạt động. Trong 3 năm gần đây từ năm 2017 đến năm 2019 tín dụng ngân hàng có mức tăng trưởng từ 16% đến 18%, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng các ngân hàng đã đồng thời kiểm soát chất lượng tín dụng, kiểm soát rủi ro, tăng trưởng vốn để đáp ứng các tiêu chuẩn của Basel II.
Vấn đề về tái cơ cấu ngân hàng, lành mạnh hóa hệ thống tài chính, ổn định thị trường
được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Những ngân hàng hoạt động yếu kém, không chất lượng buộc phải thực hiện tái cơ cấu dưới hình thức sáp nhập, ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng. Trong giải đoạn 1 từ năm 2012 đến 2015, tổng số ngân hàng phải sáp nhập lên tới 9 ngân hàng Tín Nghĩa, Đệ Nhất, ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank), ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank), Đại Á, Đại Tín, Phương Nam, ngân hàng TMCP Đồng bằng sông Cửu Long (MHB), ngân hàng TMCP Mê Kông (MDB) [28].
2 2012 - NHTM Tín nghĩa- NHTM Nhà Hà Nội
- NHTM Sài gòn Ha Nội (SHB)_______________
NHTM Sài gòn Hà Nội 3 2013 - NHTM Phương Tây (WesternBank)
- Tổng công ty cổ phần Tài chính đầu khí (PVFC)
NHTM Đại chúng
(PVcom Bank) 4 2013 - NHTM Đại Á (Đại Á Bank)
- NHTM phát triển nhà thành phố Hồ Chi Minh (HDBank)__________________________________
NHTM phát triển nhà thành phố Hồ Chi Minh (HDBank)
5 2015 - NHTM Mê Kông (MDBank)
- NHTM Hàng Hải (Maritime Bank)____________
NHTM Hàng
hảT (Maritime Bank) 6 2015 - NHTM đồng bằng sông cửu long (MHB)
- NHTM cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam
(AGRIBANK) _____________________________
NHTM cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam
(AGRIBANK)
7 2015 - NHTM phương nam (Southern Bank)
- NHTM Sài gòn Thương tín (Sacombank)_______
NHTM Sài gòn Thương tín (Sacombank)
Ngoài ra có 3 ngân hàng không có phương án tăng vốn khả thi. Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng gồm: NHTM cổ phần đầu khí toàn cầu (GP Bank); NHTM cổ phần đại dương (Ocean Bank); NHTM cổ phần xây dựng Việt Nam (VNCB).
Số lượng các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng giảm từ 42 ngân hàng xuống 34 ngân hàng [30]. Sự yếu kém của các ngân hàng trên đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, song đều có chung một điểm đó là chất lượng tín dụng kém, nợ xấu chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt các ngân hàng mua lại 0 đồng có tỷ lệ nợ xấu rất lớn. Tại thời điểm 2015 trước khi mua lại, nợ xấu của NHTM cổ phần xây dựng Việt Nam (VNCB) là 23 nghìn tỷ đồng chiếm 99% tổng dư nợ; nợ xấu của NHTM cổ phẩn đại dương (Ocean Bank) là 18,5 nghìn tỷ đồng chiếm 59% tổng dư nợ; nợ xấu của NHTM cổ phần đầu khí toàn cầu (GP Bank) là 4,1 nghìn tỷ đồng chiếm 48% tổng dư nợ.
Nguyên nhân nợ xấu đối với các ngân hàng trên xuất phát từ biến động bất ổn của nền kinh tế, từ tính tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách phát triển tín dụng của từng ngân hàng ...
Điển hình trong việc cấp tín dụng cho nhóm KHLQ để phát sinh nợ xấu là trường hợp của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank). Đối với hoạt động cấp tín dụng đối với nhóm KHLQ, Habubank cấp tín dụng đối với nhóm KHLQ quá mức. Nợ xấu của nhóm KHLQ phát sinh quá lớn là một trong những nguyên nhân chính dẫn den sự ra đi của Ngân hàng này trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam.
Habubank đã từng có bề dày hơn 20 năm phát triển, từng được đánh giá là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên có những bước phát triển vững chắc. Chính thức hoạt động từ tháng 4-1989, sau 3 năm hoạt động thử nghiệm, tháng 6-1992, Ngân hàng Phát triển Nhà thành phố Hà Nội trở thành Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) với số vốn điều lệ là 5 nghìn tỷ đồng, nằm trong số những ngân hàng lớn tại Việt Nam thời bấy giờ. Nhưng đến năm 2011 và đầu năm 2012, tình hình tài chính của Habubank rất kém, chất lượng tín dụng xấu, Habubank luôn thường trực nguy cơ mất khả năng chi trả và thực tế đã mất khả năng thanh toán . Vậy nợ xấu của Habubank nằm ở đâu? Tại thời điểm đó, đanh mục tín dụng của Habubank kém đa dạng, dư nợ tập trung vào một số nhóm khách hàng lớn như nhóm Vinashin và nhóm Công ty CP Thủy sản Bình An. Riêng cho vay và đầu tư vào nhóm các công ty thuộc Vinashin là hơn 3.300 tỷ đồng (trong đó: Dư nợ cho vay hơn 2.700 tỷ đồng, mua trái phiếu DN Vinashin 600 tỷ đồng).
Việc tập trung tín dụng quá nhiều với dư nợ lớn (tương đương 83% vốn điều lệ) vào nhóm khách hàng này dẫn đến khi Vinashin gặp khó khăn về tài chính thì Habubank cũng không có khả năng thu hồi được nợ vay từ Vinashin, nợ xấu tăng mạnh.