Đánh giá tình hình dư nợ của nhóm KHLQ

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với nhóm khách hàng liên quan tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 63 - 74)

2.2.1.1. về quy mô, tốc độ tăng trưởng dư nợ của nhóm KHLQ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2. 2: Quy mô dư nợ nhóm KHLQ tại Agribank

Biểu đồ 2. 2: Quy mô dư nợ nhóm KHLQ tại hệ thống Agribank 1,200,000 1,000,000 800,000 600,000 400,000 200,000 0

Nhận xét: Dư nợ của nhóm KHLQ chiếm tỷ lệ khá cao đối với dư nợ toàn hệ thống.

Tỷ trọng dư nợ nhóm KHLQ/dư nợ toàn hệ thống trong 03 năm 2017-2019 tương ứng 5.01%; 6.14%; 7.50%. Vì vậy, việc cho vay đối với nhóm KHLQ này được đặc biệt quan tâm. Chất lượng tín dụng của nhóm KHLQ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tín dụng toàn hệ thống.

Theo số liệu thống kê của Agribank thời điểm năm 2019 nhóm KHLQ toàn hệ thống là 1.213 khách hàng thuộc các nhóm có liên quan với tổng số nhóm tại các chi nhánh 399 nhóm khách hàng, trong đó: Nhóm khách hàng cá nhân: 63 nhóm, còn lại 336 nhóm khách hàng là tổ chức. Vì vậy, cho thấy KHLQ thuộc nhóm Doanh nghiệp (tổ chức) chiếm tỷ trọng lớn 336/399 chiếm 84% tổng số KHLQ toàn hệ thống, chiếm tỷ lệ dư nợ 5.73% tổng dư nợ toàn hệ thống.

Các khách hàng trong nhóm gồm các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước như: Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tập đoàn điện lực, Tổng công ty Viettel, Tổng công ty Xây dựng. Các tập đoàn tư nhân như: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn FLC. Đây là các khách hàng có quan hệ truyền thống với Agribank. Tập đoàn được Agribank tham gia tài trợ vốn đầu tư trung, dài hạn để thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia, các dự án mang tính chiến lược của tập đoàn.

Từ các tập đoàn Agribank thiết lập các mối quan hệ với công ty mẹ, một số các công ty con trong tập đoàn nhằm cung cấp tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn. vốn cung

cấp cho tập đoàn là khá lớn, thậm chí nhiều dự án Agribank phải thực hiện hợp vốn với các tổ chức tín dụng khác để đảm bảo tổng giới hạn tín dụng đối với một khách hàng, nhóm liên quan nằm trong giới hạn quy định của luật các tổ chức tín dụng tối đa là 15%

vốn tự có đối với một khách hàng và 25% vốn tự có đối với nhóm KHLQ.

Đối với tổ chức kinh tế tư nhân, nhóm KHLQ này cùng có liên quan tới một cá nhân. Đây là cổ đông lớn và cũng là người điều hành hoạt động của các Công ty. Trong những năm gần đây, nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh, quy mô ngày càng lớn. Vì vậy,

nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên. Nhóm công ty có thể kinh doanh theo hướng chuỗi liên kết từ sản xuất, phân phối.; hoặc cũng có thể phát triển theo mô hình đa ngành nghề.

về tốc độ tăng trưởng: Dư nợ của nhóm KHLQ tăng nhanh. Dư nợ năm 2017 đạt 48.233 tỷ đồng thì đến năm 2019 dư nợ đạt 84.196 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt từ 15% đến 20%.

Như vậy, trong 03 năm qua Agribank luôn duy trì được sự tăng trưởng mạnh về quy mô dư nợ của nhóm KHLQ. Nguồn vốn cung cấp cho vay đối với nhóm KHLQ ngày được tăng thêm, đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng. Agribank khai thác nhu cầu cấp tín dụng của nhóm KHLQ để có kế hoạch tăng trưởng tín dụng góp phần gia tăng chất lượng, chất lượng của nhóm KHLQ tại Agribank. Trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng, dư nợ của nhóm KHLQ giảm ở nhóm khách hàng này nhưng lại tăng ở nhóm KHLQ khác, tổng quy mô vẫn đảm bảo sự tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ

nhóm KHLQ tỷ lệ thuận với mức độ tăng trưởng tin dụng chung của toàn hệ thống Agribank và gần sát với tốc độ tăng trưởng tín dụng mà Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước định hướng cho các Ngân hàng thương mại.

Tại Agribank bên cạnh các chi nhánh có chất lượng tín dụng tốt còn có một số chi nhánh chất lượng tín dụng còn kém, thậm chí xếp loại chi nhánh không hoàn thành nhiệm vụ, thuộc nhóm chịu sự kiểm soát đặc biệt, các chi nhánh này sẽ hạn chế tăng trưởng tín dụng, đồng thời Trụ sở chính sẽ giảm quyền phán quyết cho vay, giảm dư nợ đi kèm với thu hồi nợ xấu, lành mạnh hóa hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Qua số liệu về số nhóm, số lượng khách hàng trong nhóm KHLQ, cho thấy số lượng nhóm tăng, số lượng khách hàng tăng. Năm 2017 chi nhánh có 282 nhóm khách hàng với số lượng 857 khách hàng; Năm 2018 chi nhánh có 316 nhóm khách hàng với số lượng 961 khách hàng; Năm 2019 chi nhánh có 399 nhóm khách hàng với số lượng 1.213 khách hàng; Trong điều kiện dư nợ tăng thì số lượng nhóm và số khách hàng lại giảm. Theo đó, dư nợ tại một số nhóm khách hàng đã tăng lên; tổng dư nợ một nhóm khách hàng đạt giá trị lớn nhất đã tăng từ 7.215 tỷ đồng (năm 2017) lên 9.618 tỷ đồng (năm 2019). Thực tế cho thấy nếu quá nhiều khách hàng có liên quan với những mối quan hệ mua, bán qua lại lẫn nhau hoặc khách hàng trong chuỗi liên kết sản xuất đến tiêu thụ... thì càng làm cho việc quản lý mục đích sử dụng vốn của từng khách hàng trong nhóm trở lên phức tạp. vì vậy, việc hạn chế số lượng khách hàng, nhóm KHLQ đồng thời tập trung cấp tín dụng vào một số khách hàng có năng lực tài chính tốt, quản lý chất lượng đang là sự lựa chọn của Agribank.

S T

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

2.2.1.2. về mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề của nhóm KHLQ

Agribank cho vay các khách hàng trong nhóm KHLQ thuộc các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Nhóm ngành nghề chiếm tỷ trọng cao nhất trong cho vay nhóm KHLQ

là ngành thương mại, dịch vụ (phân phối, bán buôn, bán lẻ, vận chuyển . .) đạt 39% - 41% tổng dư nợ nhóm KHLQ. Các ngành có tỷ trọng cho vay tiếp theo là nông, lâm, thủy hải sản (chăn nuôi.) chiếm tỷ trọng 18% - 22%; lĩnh vực sản xuất và phân phối

điện đạt 14%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 9%; ngành kinh doanh bất động

sản đạt 7%; ngành xây dựng chiến tỷ trọng 5%; lĩnh vực cho vay khai khoáng chiếm tỷ trọng 2%. Tỷ lệ cho vay ngành xây dựng giảm từ 8,94% (năm 2017) xuống còn 6,30% (năm 2018), 4,62% (năm 2019). Trong khi đó, tỷ trọng cho vay ngành nông, lâm, thủy hải sản (chăn nuôi) lại tăng rất mạnh cả về tỷ trọng và giá trị. Dư nợ cho vay nhóm KHLQ ngành chăn nuôi năm 2017 chỉ đạt 5,584 tỷ đồng, đến cuối năm 2019 con số này

đã đạt 18,569 tỷ đồng.

Dư nợ nhóm ngành nông, lâm, thủy hải sản (chăn nuôi) tăng lên là do Agribank có

cơ chế khuyến khích chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Trong những năm qua, Agribank rất quan tâm ưu tiên cấp tín dụng đối với các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản. Nhằm phát triển các vùng sản xuất thực phẩm

an toàn theo chuỗi như: vùng trồng rau an toàn có diện tích hơn 5.000 ha, 25 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung... Đến nay, Agribank đã và đang cấp tín dụng cho 530 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm, liên kết chế biến - tiêu thụ nông sản. Vì thế, Agribank tiếp tục ưu tiên nguồn vốn nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng

hóa chuyên canh tập trung. Khuyến khích các doanh nghiệp trong chuỗi liên kết ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, bảo đảm phát triển bền vững, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là đối với lĩnh vực có thế mạnh như trồng rau, trồng cây ăn quả đặc sản,

sản xuất giống và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Agribank tiếp tục cấp tín dụng để mở rộng các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản.

Đối với ngành kinh doanh bất động sản, tỷ trọng cho vay giảm xuống theo chủ trương của Agribank, việc hạn chế phát triển quá nóng trong cho vay đầu tư, đầu cơ bất động sản. Agribank chỉ xem xét cấp tín dụng cho các dự án bất động sản có tính khả thi,

chủ đầu tư có vốn tự có tham gia vào dự án đảm bảo tỷ lệ quy định. Ngoài ra, tất cả các dự án đầu tư bất động sản của Doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều phải trình Trụ sở chính xem xét quyết định. Vì vậy, quy mô cho vay ngành bất động sản của chi nhánh thu hẹp, ít phát sinh khoản vay mới, chủ yếu là quản lý và thu nợ các dự án đang đi vào hoạt động.

Bảng 2. 3: Cơ cấu cho vay theo ngành nghề, lĩnh vực của nhóm KHLQ

T trị trị trị

1 Nông, lâm, thủy hải sản 5,584 11.58% 12,355 18.73% 18,569 22.05%

2 Khai khoáng 2,354 4.88% 2,196 3.33%

1,61

8 1.92%

3 Sản xuất và phân phốiđiện 5,383 11.16% 7,180 10.88% 12,140 14.42%

4 Xây dựng 4,311 8.94% 4,156 6.30%

3,89

2 4.62%

5

Công nghiệp chế biến,

chế tạo 5,349 11.09% 7,636 11.58% 7,97 7 9.47% 6 Kinh doanh BĐS 6,436 13.34% 6,071 9.20% 5,90 1 7.01% 7 Thương mại, dịch vụ 18,816 39.01% 26,368 39.97% 34,099 40.50% Tổng cộng 48,233 100% 65,962 100% 84,196 100%

Biểu đồ 2. 3: Cơ cấu cho vay theo ngành nghề của nhóm KHLQ Năm 2017 .1.2.3.4.5-6.7 Năm 2018 ■1 .2 .3 .4 .5 -6 -7 Năm 2019 ■1 -2 «3 - 4 - 5 «6 ■7

Chỉ tiêu

2017 2018 2019

Giá trị trọngTỷ Giá

trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ

1. Nông, lâm, thủy hải sản. 2. Khai khoáng.

3. Sản xuất và phân phối điện. 4. Xây dựng.

5. Công nghiệp chế biến, chế tạo. 6. Kinh doanh BĐS.

7. Thương mại, dịch vụ.

Mức độ tập trung tín dụng theo ngành của nhóm KHLQ đang bộc lộ những điểm

còn chưa hợp lý. Đó là tỷ trọng cho vay ngành thương mại, dịch vụ chiến tỷ lệ lớn so với các lĩnh vực khác, mức độ tập trung đang tăng nhanh, tỷ trọng chiếm từ 19% tăng dần lên 41% tổng dư nợ nhóm KHLQ. Đây là nhóm ngành có nguy cơ tiềm ẩn rủi cao do ngành phụ thuộc nhiều và yếu tố biến động của nền kinh tế (chính trị bất ổn ... chiến tranh thương mại giữa các nước.). Trong khi đó, lĩnh vực cho vay công nghiệp chế biến, chế tạo lại giảm xuống cả về mức độ tập trung và trị tuyệt đối của dư nợ nhóm KHLQ. Trong các ngành lĩnh vực, tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp chế tạo là tín dụng khá bền vững; vì đây là hoạt động gắn liền với việc tạo thêm ra của cải cho xã hội và góp phần tích cực cho tăng trưởng, phát triển nền kinh tế. Đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến mang lại chất lượng lâu dài cho doanh nghiệp và ngân hàng. Tỷ trọng của lĩnh vực này nên chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên, tại Agribank tỷ trọng cho vay nhóm

KHLQ thuộc ngành chế biến, chế tạo lại đứng sau ngành Thương mại, dịch vụ, ngành Nông, lâm, thủy hải sản, sản xuất và phân phối điện. Agribank đang tập trung lớn vào cho vay trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ; trên thực tế hoạt động thương mại, dịch vụ góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu thông của hàng hóa dịch vụ. Việc nguồn vốn đầu tư cho hoạt động thương mại quá nhiều cũng tiềm ẩn nguy cơ vốn bị đọng tại hàng hóa tồn kho

và các khoản phải thu của khách hàng. Nhìn chung hoạt động thương mại, dịch vụ chỉ lên tập trung về luôn chuyển hàng hóa, hạn chế thanh toán chậm kéo dài. Vì vậy việc đầu tư vốn cho các hoạt động thương mại, dịch vụ không nên quá lớn. Mức độ tập trung

cho vay đối với thương mại, dịch vụ của nhóm KHLQ đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nhóm ngành cho thấy sự không hợp lý trong cơ cấu ngành cũng như tiềm ẩn rủi ro cao trong hoạt động tín dụng.

2.2.1.3. về cơ cấu cho vay theo thời gian của nhóm KHLQ

Bảng 2. 4: Cơ cấu cho vay theo thời gian của nhóm KHLQ

Dư nợ trung, dài hạn 26,132 54

% 36,254 55% 51,226 % 61

Tổng dư nợ 48,233 100

Giá trị Tỷ trọng Giá trị trọngTỷ trịGiá trọngTỷ Dư nợ VND 35,69 2 74% 45,514 69% 61,463 73% Dư nợ USD 12,54 1 26% 20,448 31% 22,733 27% Tổng dư nợ 48,23 3 100% 65,962 100% 84,196 100%

(Nguồn: Báo cáo nhóm KHLQ của Agribank)

Biểu đồ 2. 4: Cơ cấu cho vay theo thời gian của nhóm KHLQ

Cơ cấu cho vay theo thời gian của nhóm KHLQ

70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 1 2 3

♦ » Dư nợ ngắn hạn > Dư nợ trung, dài hạn

Trong cơ cấu cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, tỷ trọng cho vay trung, dài hạn chiếm 54% đến 61% tổng dư nợ cho vay nhóm KHLQ, tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm

39% đến 46%. Sự thay đổi tỷ trọng cho vay, tỷ trọng cho vay trung, dài hạn đang tăng lên từ 54% (năm 2017) lên 61% (năm 2019). Tỷ trọng cho vay trung, dài hạn của nhóm KHLQ cao hơn tỷ trọng cho vay trung, dài hạn của toàn hệ thống Agribank (42,5%/dư nợ nền kinh tế). Agribank xác định trong giai đoạn hiện tại là tăng dẫn tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm dần tỷ trọng cho vay trung, dài hạn. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay trung, dài hạn của nhóm KHLQ đang tăng trưởng ngược lại với xu hướng trên. Dư nợ ngắn hạn cho vay nhóm KHLQ thời điểm 31/12/2019 đạt 32.970 tỷ đồng không những không

tăng mà còn giảm 3.262 tỷ đồng so với năm trước. Trong khi đó dư nợ vay trung, dài hạn đạt 51.226 tỷ đồng, không những không giảm mà tăng so với năm trước 14.972 tỷ

60

đồng. Tỷ trọng cho vay trung, dài hạn của nhóm KHLQ cao tạo áp lực về cân đối vốn đối với ngân hàng khi mà Thông tư 36/2014/TT-NHNN, Thông tư 19/2017/TT-NHNN và mới đây là Thông tư 22/2019/TT-NHNN yêu cầu tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn theo lộ trình: Từ ngày 01/01/2020 đến hết 30/9/2020: 40%; Từ ngày 01/10/2020 đến hết ngày 30/9/2021: 37%; Từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022: 34%; Từ ngày 01/10/2022: 30% .

2.2.1.4. về cơ cầu cho vay theo loại tiền tệ của nhóm KHLQ

Bảng 2. 5: Cơ cấu cho vay theo loại tiền tệ của nhóm KHLQ

Biểu đồ 2. 5: Cơ cấu cho vay theo loại tiền của nhóm KHLQ 70,000 60,000 50,000 40,000 30,000 20,000 10,000

■ Dư nợ VND Bũư nợ USD

Dư nợ cho vay bằng VND chiếm tỷ trọng 69% đến 73% tổng dư nợ, dư nợ vay bằng

ngoại tệ (USD) chiếm 26% đến 31% tổng dư nợ. Nhìn chung, trong 03 năm qua cơ cấu dư nợ cho vay VND, USD không có biến động quá lớn. Thực hiện chính sách cho vay bằng ngoại tệ đối với người cư trú của NHNN (Thông tư 18/2017/YY-NHNN; Thông tư 24/2015/TT-NHNN) và các văn bản hướng dẫn của Agribank, chi nhánh đã thực hiện

cho vay ngoại tệ. Các lĩnh vực mà chi nhánh cho vay đó là nhập khẩu xăng dầu, cho vay

doanh nghiệp có ngành hàng xuất khẩu nông sản (tiêu, điều, cà phê.) hàng dệt may, khai khoáng. Doanh nghiệp vay ngoại tệ theo 02 hình thức là vay ngoại tệ để thanh toán trực tiếp ra nước ngoài và vay ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vốn thanh toán trong nước. Trong trường hợp vay thanh toán nước, doanh nghiệp xuất khẩu phải thực hiện bán lại toàn bộ ngoại tệ cho Agribank đổi lấy VND để thanh toán. Đồng thời, doanh nghiệp phải cam kết có đủ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay. Như vậy, cho vay bằng ngoại tệ đã giúp doanh nghiệp giảm được chi phí lãi vay, góp phần nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với nhóm khách hàng liên quan tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 63 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w