Tăng cường chất lượng công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu:

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với nhóm khách hàng liên quan tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 105 - 107)

Trong năm qua, nợ xấu của nhóm KHLQ phát sinh nhanh. Tổng nợ xấu lên tới 514 tỷ đồng, trong tổng dư nợ của nhóm KHLQ là 84.196 tỷ đồng. Dư nợ của nhóm khách hàng này cũng có nhiều tiền ẩn của các khoản vay quá hạn có nguy cơ chuyển nợ xấu. Yêu cầu đặt ra đối với Agribank là phải xây dựng, tăng cường biện pháp thu hồi nợ chất lượng. Biện pháp đưa ra không chỉ để áp dụng thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu của một hay một số khách hàng đang có dư nợ quá hạn, nợ xấu mà phải đáp ứng được yêu cầu nợ tiềm ẩn có thể phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn đối với nhóm KHLQ. Biện pháp đưa ra cần thiết xây dựng trên cơ sở phân tích nguyên nhân, tình trạng của khách hàng, nhóm KHLQ.

- Trường hợp nhóm KHLQ có doanh nghiệp hoặc cá nhân phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu, Agribank thực hiện rà soát lại toàn bộ tình hình hoạt động của nhóm trên phạm vi toàn quốc, báo cáo đánh giá việc nợ quá hạn, nợ xấu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác trong nhóm như thế nào. Kiểm soát dòng tiền của doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp sao kê giao dịch tài khoản tại các ngân hàng, sổ thu chi tiền mặt của doanh nghiệp. Thái độ, sự hợp tác của doanh nghiệp trong cung cấp thông tin cho ngân hàng phản ánh một phần nguyên nhân dẫn tới nợ quá hạn là do chủ quan hay khách quan, ý thức trả nợ ngân hàng.

- Trường hợp khách hàng có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh. Dòng tiền của doanh nghiệp bị chậm do đối tác chậm nghiệm thu, thanh toán thì chi nhánh cần quản lý chặt chẽ dòng tiền của khách hàng được thanh toán để thu hồi nợ.

- Nợ quá hạn phát sinh do nguyên nhân khách quan như do suy thoái ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, do biến động giá, chi phí đầu vào tăng cao dẫn tới doanh nghiệp bị

lỗ, do ảnh hưởng từ đối tác mà doanh nghiệp không cân đối kịp nguồn tiền để thanh toán. Tùy thuộc vào nguyên nhân khách quan mà Agribank cần có biện pháp xử lý phù hợp, như cơ cấu thời hạn trả nợ phù hợp với dòng tiền của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp khó khăn, bị lỗ trong hoạt dộng kinh doanh thiếu hụt nguồn vốn để khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, thì Agribank có thể xem xét hỗ trợ vốn vay, miễn giảm lãi quá hạn, một phần lãi trong hạn để doanh nghiệp ổn định hoạt động.

Nếu đánh giá hoạt động của doanh nghiệp có nợ quá hạn không ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp khác trong nhóm KHLQ thì chi nhánh thực hiện các biện pháp xử lý thông thường. Trường hợp xét thấy, khó khăn của doanh nghiệp có thể tác động dây chuyền đến các doanh nghiệp khác, Agribank cần có đánh giá tổng thể nhóm, cân đối dòng tiền và có điều chỉnh tín dụng phù hợp như giảm hạn mức, điều chỉnh chính sách tài sản bảo đảm, kiểm soát chất lượng của phương án vay vốn và dòng tiền trả nợ.

- Trường hợp nợ quá hạn phát sinh do nguyên ngân chủ quan như quản lý yếu kém dẫn tới chi phí cao, doanh thu thấp, đầu tư dàn trải, chất lượng sinh lời kém, hàng hoá bị ứ đọng chậm tiêu thụ ... Agribank trực tiếp hoặc chỉ đạo các chi nhánh đôn đốc khách hàng đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho, thu hồi các khoản đầu tư không chất lượng để có được nguồn trả nợ vay.

- Trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục dích, sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư cho trung dài hạn, chây ỳ, không phối hợp trả nợ thì chi nhánh phải thực hiện thu hồi nợ quyết liệt, kiểm soát mọi nguồn thu của khách hàng để trả nợ. Thậm chí, Agribank cần thiết phải đánh giá và chuyển nhóm nợ của khách hàng lên nhóm nợ có độ rủi ro cao hơn để tạo sức ép trong trường hợp khách hàng muốn vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác. Đồng thời, Agribank kết hợp với các cơ quan chức năng để thu hồi nợ trên cơ sở dòng tiền tương lai của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện các gói thầu có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước Agribank nên phối hợp với kho bạc nhà nước thanh toán nguồn vốn cho khách hàng để thu hồi nợ. Nếu doanh nghiệp nhận được nguồn thanh toán từ các cơ quan nhà nước (trường hợp doanh nghiệp cung cấp thiết bị, xây dựng công trình ...), chi nhánh phối hợp với cơ quan nhà nước hỗ trợ thu hồi nợ.

- Xử lý tài sản bảo đảm, trường hợp doanh nghiệp không sử dụng tài sản bảo đảm vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc doanh nghiệp không có phương án khả thi để

phục hồi hoạt động kinh doanh, Agribank thực hiện xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay. Cho đến nay, công tác xử lý tài sản bảo đảm của Agribank tiến hành vẫn còm chậm đôi khi còn chưa quyết liệt. Do đó, Agribank cần quyết liệt hơn, nhanh chóng, kịp thời đưa ra xử lý tài sản bảo đảm đặc biệt các tài sản bảo đảm là máy móc thiết bị hao mòn theo thời gian. Quá trình bán tài sản yêu cầu phải tuân thủ quy trình về đấu giá, công khai, minh bạch.

- Khởi kiện ra tòa án, trường hợp chi nhánh đã áp dụng các biện pháp trên mà không chất lượng hoặc khách hàng không trả hết nợ quá hạn, nợ xấu, Agribank thực hiện khởi kiện ra tòa. Khi áp dụng biện pháp này Agribank phải cân nhắc đến mối quan hệ của khách hàng với toàn bộ nhóm KHLQ, rà soát toàn bộ hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo đảm tiền vay đáp ứng yêu cầu đầy đủ, chặt chẽ khi tranh tụng tại tòa án. Việc khởi kiện, đặc biệt là thi hành bản án sau khi tòa có quyết định có thể bị kéo dài. Biện pháp khởi kiện tuy không được khuyến khích áp dụng nhưng đây là biện pháp mạnh, có tính chất răn đe không chỉ có tác động đến bản thân khách hàng có nợ quá hạn, nợ xấu mà còn tác động đến ý thức trả nợ của cả nhóm KHLQ khi quan hệ với Agribank.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với nhóm khách hàng liên quan tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w