Định hướng phát triển của Agribank

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với nhóm khách hàng liên quan tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89 - 93)

Trải qua hơn 32 năm xây dựng và phát triển, Agribank luôn giữ vai trò là một trong những ngân hàng lớn mạnh, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế. Agribank hướng đến một ngân hàng hiện đại, có chất lượng, chất lượng và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Cụ thể:

- Agribank tiếp tục duy trì sự phát triển về quy mô và chất lượng.

- Tập trung tối đa mọi nguồn lực thực hiện cổ phần hóa và hoàn thành các mục tiêu tại phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020; Nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN, phấn đấu thực hiện đầy đủ Thông tư 41/2016/TT-NHNN trước thời hạn; Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với quy định tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN và thực tế, khả năng quản trị rủi ro của Agribank, nâng cao hiệu lực công tác kiểm tra nội bộ.

- Triển khai đồng bộ các lĩnh vực hoạt động kinh doanh: Mở rộng tín dụng có chất lượng gắn với chuyển đổi cơ cấu, nâng cao chất lượng tín dụng; Tăng trưởng huy động vốn, đảm bảo cân đối vốn chất lượng và an toàn thanh khoản; Quyết liệt thu hồi nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ sau xử lý; Tăng cường ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, nâng cao khả năng cạnh tranh của Agribank.

KH

3 Dư nợ cho vay nền kinhtế

Tối thiểu đạt 1.105.238 (tăng 10%- 12%) 1.121.970 Tăng 117.208 (+11,7%) 116,6% 4 Tỷ trọng cho vay NNNT 65-70% 69,8 % 100% 5 Chất lượng tín dụng: - Tỷ lệ nợ xấu theo TT02 <2% 1,46 % Đạt - Tỷ lệ nợ xấu theo QĐ01 <3% 2,14 % Đạt 6 Thu dịch vụ 6.185 (tăng 15%- 17%) 6.695 Tăng 1.317 (+24,5%) 108,2% 7 Thu nợ sau xử lý Tối thiểu

12.000

12.268 102,2%

8 Lợi nhuận trước thuế 11.000 13.739 124,7%

9 Các tỷ lệ an toàn Tuân thủ quy

định Tuân thủ quy định

Đạt

Dự kiến kinh tế thế giới năm 2020 dự kiến phục hồi nhẹ tuy nhiên tác động từ chiến tranh thương mại leo thang, chính sách bảo hộ lan rộng khiến thị trường tài chính, tiền tệ, thương mại quốc tế diễn biến khó lường. Kinh tế trong nước có những thuận lợi và khó khăn đan xen: Chính phủ, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng nhằm duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát bình quân dưới 4%, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển...; Tác động của CMCN 4.0 đặt ra yêu cầu các NHTM phải đẩy mạnh và hoàn thiện hạ tầng công nghệ, hướng tới phát triển ngân hàng số, phát triển các SPDV mới, hiện đại và an toàn. Tình hình thời tiết, dịch bệnh, thiên tai diễn biến khó lường sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn một số yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của Agribank trong năm 2020 như việc phải bàn giao các khoản nợ đã xử lý rủi ro khi cổ phần hóa, giảm tỷ lệ cấp tín dụng so với tổng tiền gửi phù hợp với Thông tư 22/2019/TT-NHNN, việc chậm áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN có thể làm giảm xếp hạng tín nhiệm của Agribank...

Định hướng chiến lược đến năm 2025, tầm nhìn 2030 của Agribank là: Phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam phù hợp với định hướng chiến lược ngành ngân hàng; là một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước đóng

vai trò chủ lực về quy mô thị phần, khả năng điều tiết thị trường; giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn; đi đầu trong việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, năng lực quản trị tiên tiến.

3.1.2. Định hướng Agribank đối với hoạt động tín dụng chung và hoạt động tín dụng đối với nhóm KHLQ

- Tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát giới hạn tín dụng ngành nghề, kiểm soát chặt chẽ việc tăng trưởng tín dụng vào những lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán, xây dựng vận hành chuyển giao (BOT), xây dựng chuyển giao (BT)... Thường xuyên đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng như biến động về kinh tế vĩ mô, ngành, lĩnh vực hoạt động nhằm kiểm soát chặt chẽ tín dụng của nhóm khách hàng có dư nợ lớn đặc biệt là nhóm khách hàng là người có liên quan.

- Phát triển khách hàng mới, gia tăng dư nợ tín dụng có chọn lọc, đặc biệt chú trọng các khách hàng có tình hình tài chính ổn định, chất lượng, kiểm soát tốt chất lượng tín dụng. Định hướng tập trung vào các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn dầu tư nước ngoài (FDI), khách hàng bán lẻ, ưu tiên trong các lĩnh vực công nghệ cao, xuất khẩu...

- Gia tăng chênh lệch lợi nhuận (NIM) tín dụng, đảm bảo chênh lệch lợi nhuận (NIM) tối thiểu bình quân 1,5% trở lên. Đối với khách hàng là tập đoàn tổng công ty lớn có chính sách khác hàng phù hợp, tiếp thị gia tăng các sản phẩm dịch vụ tổng thể như bảo lãnh, dư tiền gửi huy động, chuyển tiền ... đảm bảo tồng hòa lợi ích từ các hoạt động bù đắp được lãi suất cho vay rất thấp đối với các nhóm khách hàng này.

- Kiểm soát chất lượng tín dụng đối với dư nợ hiện tại và dư nợ mới phát sinh, hạn chế đến mức thấp nhất phát sinh thêm nợ nhóm 2, nợ xấu.

- Tập trung quyết liệt thu hồi nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC, bám sát tình hình hoạt động khách hàng, tận dụng mọi nguồn thu của khách hàng từ hoạt động và từ bán tài sản để thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với nhóm khách hàng liên quan tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w