hơn 83% vốn điều lệ, thì khi một hay một số công ty trong nhóm khách hàng gặp khủng hoảng tài chính, ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong trường hợp của Habubank, ngân hàng đã chấm dứt sự hiện diện dưới thương hiệu của một ngân hàng có lịch sử 20 năm tồn tại, khi mà quỹ dự phòng rủi ro không còn đủ để đảm bảo bù đắp được cho những tổn thất xảy ra.
1.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra về nâng cao chất lượng tín dụng đối vớinhóm KHLQ nhóm KHLQ
Chất lượng tín dụng của ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng của nhóm KHLQ nói riêng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại, phát triển của một ngân hàng. Từ một số trải nghiệm nêu trên, bài học kinh nghiệm được rút ra trong nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng là cần thiết phải quan tâm tới tổng thể các khâu trong quá trình cấp tín dụng. Đặc biệt chú trọng một số nội dung sau:
1.5.2.1. Tuân thủ quy trình cấp tín dụng, thiết lập và duy trì hệ thống giám sát có chất lượng.
Quy trình cấp tín dụng phải đảm báo tính hợp lý, điều kiện cấp tín dụng phải đảm bảo tính chặt chẽ, đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng vay. Đồng thời, những người tham gia vào quy trình phải đảm bảo tính tuân thủ chặt chẽ. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận tham gia phải được phân công rõ ràng, tách bạch giữa các khâu trong hoạt động cho vay. Thực hiện giám sát chặt chẽ khoản vay trước, trong và sau khi cho vay. Song song với quy trình hợp lý, ngân hàng cần quan tâm đến duy trì hệ thống giám sát chất lượng. Nếu một ngân hàng chỉ chú trọng đến bộ phận khách hàng, bộ phận trực tiếp tạo ra lợi nhuận thì đôi khi vì yếu tố lợi nhuận mà quy trình bị bóp méo, thực hiện không đầy đủ dẫn đến tiềm ẩn rủi ro. Hệ thống giám sát cần được xây dựng nhằm kiểm soát các bộ phận thực hiện đúng quy trình, đồng thời tư vấn những điểm chưa hợp lý để bổ sung kịp thời vào quy trình để phù hợp với thực tế của hoạt động cho vay.
Nhu cầu tín dụng của nhóm KHLQ có thể rất lớn, do quy mô hoạt động, phạm vi hoạt động, sự liên kết của nhiều khách hàng. Quá tập trung tín dụng vào một nhóm KHLQ, thì khi hoạt động sản xuất kinh doanh của một khách hàng trong nhóm gặp khó khăn sẽ lan truyền ảnh hưởng sang các khách hàng khác, thậm chí đến toàn bộ nhóm, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng, khả năng thanh khoản của một ngân hàng. Vì vậy, đối với cấp tín dụng cho những nhóm khách hàng lớn, mỗi ngân hàng cần phân tán rủi ro thông qua việc san sẻ khách hàng với những tổ chức tín dụng khác. Nhiều tổ chức tín dụng cùng cấp tín dụng với một nhóm KHLQ, ngoài ý nghĩa san sẻ rủi ro còn có lợi ích trong việc cung cấp đánh giá nhiều chiều, từ nhiều bên khác nhau để các bên có thêm thông tin khảm khảo khi cấp tín dụng cho khách hàng, qua đó nâng cao chất lượng thông tin tín dụng.
1.5.2.3. Quản lý nợ xấu phát sinh, sử dụng linh hoạt các công cụ xử lý nợ xấu.
Vấn đề khi nợ xấu phát sinh, các ngân hàng cần kịp thời đưa ra phương án xử lý nợ xấu, việc thực hiện đòi hỏi phải kịp thời và quyết liệt. Các hành vi che dấu nợ xấu, đảo nợ chỉ làm cho nợ xấu trở nên trầm trọng hơn và việc xử lý khó khăn hơn. Đối với những khoản nợ có tài sản bảo đảm, ngân hàng có thể xem xét bán cho các công ty chuyên về khai thác xử lý tài sản để đảm bảo việc thu hồi nợ được nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn. Các công ty này là công ty được các ngân hàng thương mại thành lập riêng để khai thác xử lý tài sản cho ngân hàng. Ngoài ra, chính phủ, bộ tài chính, ngân hàng Nhà nước thành lập các đơn vị quản lý tài sản như Công ty mua bán nợ Việt Nam (ĐATC), VAMC nhằm xử lý các khoản nợ xấu. Đối với các khoản nợ xấu không có tài sản bảo đảm ngân hàng buộc phải trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã đưa ra những lý luận chung về hoạt động tín dụng đối với nhóm KHLQ tại các ngân hàng thương mại. Nội dung của chương 1 cũng đã phân tích các nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng và cách thức để đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng để làm cơ sở lý luận đánh giá về thực trạng chất lượng chất lượng tín dụng đối với nhóm KHLQ trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị và đề xuất phù hợp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với nhóm KHLQ.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NHÓM KHLQ TẠI AGRIBANK