- Tạo môi trường kinh tế - chính trị ổn định và lành mạnh để các tổ chức, cá nhân phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Có chính sách khuyến khích các ngành nghề lĩnh vực tạo sự phát triển cho nền kinh tế, đồng thời có biện pháp hạn chế và quản lý
phòng tránh các biến động giá qua lớn, hiện tượng tăng giá ảo trong một số lĩnh vực như bất động sản, sản xuất và phân phối mặt hàng nông sản ... Riêng đối với Agribank ưu tiên là ngân hàng phục vụ các dự án trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, thủy điện, giao thông đường thủy; được nhận vốn nhàn rỗi từ các quỹ của Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước, quỹ hỗ trợ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp... hoặc chỉ đạo các quỹ này tổ chức đấu thầu công khai việc nhận tiền gửi vừa đảm bảo khách quan công bằng và tăng chất lượng sử dụng vốn của các quỹ Nhà nước, vừa hỗ trợ cho phát triển tam nông.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành luật tạo sự thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng. Tạo hành lang pháp lý để việc nhận, xử lý tài sản bảo đảm được thuận lợi. Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần có sự phối kết hợp chặt chẽ trong việc ban hành và thống nhất triển khai các văn bản pháp luật từ luật, nghị định, thông tư. Đặc biệt là vấn đề nhận tài sản bảo đảm, hiện nay việc nhận tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là bất động sản là nhà chung cư, nhà dự án trong khu đô thị yêu cầu phải ký hợp đồng thế chấp qua công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên, công tác triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc, hầu hết tài sản hình thành trong tương lai là nhà đất đều chưa thực hiện được đăng ký giao dịch bảo đảm. Như vậy, quy định đưa ra chưa phù hợp với thực tế, dẫn tới việc triển khai khó khăn, sự phối hợp giữa các bộ ngành chưa được chất lượng. Ngoài ra sớm sửa đổi những vướng mắc tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 phù hợp với đặc thù khi áp dụng đối với các doanh nghiệp là TCTD, nhất là đơn vị có quy mô lớn như Agribank (về kiểm kê, đối chiếu các khoản tiền gửi của khách hàng cá nhân; bàn giao các khoản nợ đã XLRR cho DATC...). Về việc này Agribank đã báo cáo cụ thể và NHNN đã trình Chính phủ tại văn bản số 92/TT-NHNN ngày 03/10/2019.
- Cơ quan nhà nước cần quy định về chế độ báo cáo tài chính thống nhất và có chế tài xử phạt đối với các trường hợp sai phạm. Hiện tại, trong doanh nghiệp vẫn còn hiện tượng sử dụng nhiều loại báo cáo tài chính khác nhau, như báo cáo tài chính nộp cơ quan thuế, báo cáo kiểm toán, báo cáo nội bộ công ty. Theo đó, số liệu báo cáo có sự không giống nhau giữa các hệ thống báo cáo. Thậm chí làm sai lệch kết quả sản xuất kinh doanh, phản ánh không đúng chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Đối với vấn đề này, cơ quan quản lý mà trực tiếp là Bộ tài chính cần có quy định và yêu cầu doanh nghiệp sử dụng một loại báo cáo, trong trường hợp có sự sai khác giữa các hệ thống báo cáo cần có
giải trình rõ ràng, nếu có sự sai lệch về lợi nhuận yêu cầu phải nộp bổ sung phần thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, các đơn vị kiểm toán phải được đánh giá chất lượng bởi cơ quan, tổ chức độc lập, đảm bảo công ty kiểm toán hoạt động đúng theo pháp luật, có năng lực và thực hiện kiểm toán đạt yêu cầu, chất lượng, đảm bảo độ tin cậy.
- Thắt chặt việc quản lý hóa đơn đặc biệt có chế tài xử phạt có tính răn đe đối với hiện tượng mua bán hóa đơn khống, mua bán hóa đơn lòng vòng nhằm gian lận thuế, tạo doanh thu ảo, quay vòng đảo nợ ... Hiện nay, tình trạng mua bán hóa đơn ngày càng trở nên phức tạp, gây hậu quả thất thoát thu thuế cho Nhà nước, đồng thời tạo chứng cứ mua bán hóa đơn khống, giả mạo để tạo dựng hồ sơ vay vốn, che giấu các khoản nợ xấu. Nhiều doanh nghiệp thương mại thành lập ra có doanh thu lớn nhưng lại không có kho hàng, hay doanh nghiệp sản xuất nhưng không thấy nhà xưởng, máy móc thiết bị. Đây là một trong những biểu hiện của doanh nghiệp thành lập ra nhưng thực tế không có hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ quan nhà nước cần tăng cường công tác giám sát hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời phát hiện các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý có dấu hiệu thành lập doanh nghiệp ảo, đảm bảo nền kinh tế phát triển lành mạnh.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng, chất lượng đối với nhóm KHLQ, thực trạng chất lượng tín dụng đối với nhóm KHLQ tại Agribank được nêu tại chương 1 và chương 2, luận văn đề xuất hệ thống các giải pháp đối với Agribank, từ chính sách khách hàng, phân tán rủi ro, thẩm định, kiểm soát, thu hồi nợ... nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với nhóm KHLQ. Đồng thời, luận văn cũng kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ để hoạt động cấp tín dụng đối với nhóm KHLQ được thông thoáng và kiểm soát tốt.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng. Tín dụng mang lại nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp đồng thời cũng là hoạt động mang lại chất lượng chính cho Ngân hàng. Chất lượng tín dụng là yếu tố quyết định đến chất lượng của một ngân hàng. Hướng tới một ngân hàng mạnh thì chất lượng tín dụng phải tốt.
Chất lượng tín dụng của một khách hàng được quyết định bởi chính hoạt động của khách hàng đó, bởi khả năng trả nợ của khách hàng. Mỗi khách hàng là một chủ thể kinh tế riêng lẻ, khi khách hàng có mối liên hệ với các khách hàng khác sẽ tạo nên nhóm KHLQ với ngân hàng. Khách hàng có tình hình hoạt động tốt sẽ mang lại chất lượng tích cực đối với các khách hàng khác trong nhóm. Ngược lại, hoạt động của khách hàng kém sẽ có ảnh hưởng xấu tới các khách hàng khác trong nhóm, đồng thời đây là dấu hiệu nguy cơ sự giảm sút chất lượng đối với toàn bộ nhóm KHLQ. Tổn thất khi xảy ra sẽ không chỉ ở một khách hàng mà còn lan rộng toàn bộ nhóm KHLQ và đây là một tổn thất có quy mô lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại, phát triển của một ngân hàng.
Chất lượng tín dụng của nhóm KHLQ đã và đang được các ngân hàng quan tâm ở những mức độ nhất định. Tại Agribank, chất lượng tín dụng đối với nhóm KHLQ có ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động, sự phát triển của Chi nhánh cũng như toàn hệ thống Agribank.
Luận văn “Chất lượng tín dụng đối với nhóm khách hàng liên quan tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết, thực trạng công tác tín dụng đối với nhóm KHLQ tại Agribank cùng với những kiến thức thu thập được trong quá trình học tập và kinh nghiệm thực tiễn của tác giả trong công tác tín dụng. Luận văn được bố trí theo kết cấu: Hệ thống hóa lý luận, phân tích thực tiễn, nêu ra giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng nhóm KHLQ. Luận văn phần nào đã giải quyết được 3 vấn đề:
Phần lý luận: Tập hợp được các vấn đề lý luận về tín dụng, nhóm KHLQ, chất lượng tín dụng đối với nhóm KHLQ, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng đối với nhóm KHLQ. Thông qua tình hình tín dụng nổi bật có liên
quan đến cấp tín dụng đối với khách hàng và nhóm KHLQ trong và ngoài nước, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm đối với cấp tín dụng cho nhóm KHLQ.
Phần thực trạng: Luận văn đã làm rõ, đi sâu phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Agribank. Dựa trên các số liệu, thông tin tập hợp được về nhóm KHLQ tại Trụ sở chính, luận văn đã chỉ ra những mặt đạt được, tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại cần khắc phục.
Phần giải pháp: Luận văn đã đưa ra tổng thể 8 giải pháp và đồng thời kiến nghị với Agribank, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ nhằm tăng trưởng, phân tán rủi ro, tăng cường khả năng thu hồi nợ, lành mạnh hóa hoạt động cấp tín dụng từ đó nâng cao chất lượng tín dụng đối với nhóm KHLQ.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, nhưng do hạn chế về kiến thức nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của các nhà khoa học, quý thầy cô để các giải pháp của đề tài có tính thực tiễn cao hơn và giàu khả năng áp dụng thực tế trong công tác tín dụng đối với nhóm KHLQ tại Agribank nói riêng và các NHTM nói chung.
1. Agribank, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019.
2. Agribank, Báo cáo nhóm KHLQ các năm 2017, 2018, 2019.
3. Agribank, Báo cáo tình hình tín dụng các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019. 4. Agribank (2011), Quyết định số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 của Tổng Giám đốc Agribank về “Ban hành hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp
hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”.
5. Agribank (2014), Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/5/2014 của Tổng Giám đốc Agribank về “ban hành Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương
pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của Agribank ”.
6. Agribank (2017), Quyết định số 438/QĐ-HĐTV-TD ngày 08/5/2017 của Hội đồng thành viên Agribank về “Quyềnphán quyết tín dụng trong hệ thốngAgribank”.
7. Agribank (2017), Quyết định số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 13/7/2017 của Tổng Giám đốc Agribank “về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1197/QĐ-
NHNo-XLRR ngày 13/7/2017 về Quy định hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”.
8. Agribank (2018), Văn bản số 8668/NHNo-TD ngày 07/9/2018 của Tổng Giám đốc Agribank “về việc nhận diện, quản lý nhóm khách hàng có liên quan”.
9. Agribank (2019), Văn bản số 4131/NHNo-TD ngày 17/5/2019 của Tổng Giám đốc Agribank “về việc cấp tín dụng với một khách hàng liên quan ”.
10. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
11. Nguyễn Thị Gấm (2017), “Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam” Tạp chí Tài Chính.
12. Tác giả Tô Ngọc Hưng (2009), “Giáo trình ngân hàng thương mại”, NXB Thống kê. 13. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày
ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ”.
14. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về “sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
15. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về “Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo
đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
16. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “Quy định về hoạt động cho vay của
tổ chức tín dụng, chi nhánh nước ngoài đối với khách hàng”.
17. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
18. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
19. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2017), Thông tư 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 về Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
20. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “Quy định về hệ thống kiểm soát nội
bộ của Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
15/11/2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm
an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
22. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức tín dụng. 23. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Doanh nghiệp.
24. Tác giả Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Thị Lan (2014), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.
25. Thủ tướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2018), Quyết định số 13/2018/QĐ-TTg ngày 06/03/2018 “Quy định về điều kiện, hồ sơ trình tự đề nghị chấp
thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ”.
26. Thủ tướng Chính phủ (2015), Nghị định số 55/2015/NĐ-CP: “Về chính sách tín
dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ”.
Trang Web:
27. Website: Trang thông tin điên tử của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ( https://www.agribank.com.vn/).
28. Website: Trang tin điện tử Cafef (ngày 10.12.2016), những ngân hàng sau hợp nhất giờ ra sao? ( http://cafef.vn/nhung-ngan-hang-sau-hop-nhat-bay-gio-ra-sao-
20161209165727818.chn).
29. Website: Ngân hàng nhà nước Việt Nam ( http://www.sbv.gov.vn).
30. Website: Báo điện tử Vnexpress (ngày 18.08.2015), Cục diện ngân hàng sau 4 năm tái ciw cấu (https://vnexpress.net/kinh-doanh/cuc-dien-ngan-hang-sau-4-nam-tai- co-cau-3262779.html).