2.3.2.1. Tồn tại
(1) Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ nhóm 2 tăng mạnh trong năm 2019.
Trong năm 2019 nợ xấu và nợ nhóm 2 tăng cao. Nợ xấu tăng thêm 361 tỷ đồng; nợ nhóm 2 có giá trị 1.616 tỷ đồng, tăng thêm 361 tỷ đồng; phần lớn nợ nhóm 2 đã bị quá hạn. Thêm vào đó, đây được xem là dấu hiệu cảnh báo nợ xấu và nợ quá hạn có thể sẽ phát sinh trong toàn nhóm KHLQ của doanh nghiệp có nợ quá hạn, với tổng dư nợ của nhóm KHLQ có doanh nghiệp bị có ảnh hưởng quá hạn là 64.236 tỷ đồng.
(2) Cơ cấu lĩnh vực cho vay và tỷ trọng dư nợ chưa hợp lý.
Trong khi xu hướng của Agribank là giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn thì tỷ trọng cho vay trung dài hạn của nhóm KHLQ liên tục tăng trong 03 năm qua từ 54% năm 2017 lên 61% năm 2019. Tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn sẽ gia tăng áp lực về nguồn vốn huy động khi mà tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn đang được NHNN điều chỉnh giảm. Cân đối vốn không đủ thì có thể dẫn tới trong những thời
điểm nhất định ngân hàng không đủ nguồn vốn khả dụng để cho vay khách hàng, đặc biệt những khách hàng đã được cấp hạn mức tín dụng, hoặc dự án trong giai đoạn giải ngân. Trong quá khứ, hiện tượng khan hiếm vốn đã từng xảy ra, khi doanh nghiệp đề nghị được giải ngân nhưng chi nhánh chỉ có thể xem xét ưu tiên từng trường hợp do Agribank không đủ nguồn vốn khả dụng để giải ngân.
Cơ cấu lĩnh vực cho vay chưa hợp lý. Tỷ trọng cho vay lĩnh vực thương mại, dịch vụ tăng lên; tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp chế biến, chế tạo lại giảm xuống. Tỷ trọng cho vay lĩnh vực thương mại, dịch vụ tăng từ 18,82% (năm 2017) lên 40,50% (năm 2019). Tỷ lệ cho vay ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã giảm từ 11,09% (năm
2017) xuống còn 9,47% (năm 2019). Cho vay lĩnh thương mại, dịch vụ có hệ số rủi ro cao do phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trường.
(3) Chất lượng thẩm định tín dụng chưa đồng đều giữa các nhóm khách hàng, khoản vay.
Công tác thẩm định cấp tín dụng nhằm đưa ra chính sách khách hàng, biện pháp quản lý phù hợp. Chất lượng của kết quả thẩm định phụ thuộc vào năng lực trình độ, đạo đức nghề nghiệp của từng cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định rủi ro, dẫn đến chất lượng thẩm định tính dụng sẽ khác nhau giữa các cán bộ. Hơn nữa thẩm định nhóm KHLQ đòi hỏi phải có sự phối hợp thông tin từ các khách hàng khác nhau trong nhóm. Chất lượng thẩm định phụ thuộc vào thông tin mà cán bộ nắm bắt được trong quá trình cấp tín dụng cho nhóm. Trường hợp cán bộ thẩm định chỉ cấp tín dụng đối với một vài khách hàng trong nhóm thì không có cái nhìn đầy đủ tổng thể về nhóm.
2.3.2.2. Nguyên nhân ❖Nguyên nhân chủ quan:
(1) Quy trình, quy định cho vay
- Theo quy trình cho vay nhóm KHLQ, trường hợp nhóm KHLQ vay tại nhiều chi
nhánh khác nhau thì chi nhánh trao đổi thông tin để nắm bắt tình hình, phân tích thẩm định, quản lý khách hàng. Tuy nhiên, thực tế các cán bộ chi nhánh mới chỉ tiếp cận được
các thông tin cơ bản như nhóm nợ, tình trạng nợ quá hạn, gia hạn nợ (nếu có). Do quy trình và quy định không hệ thống các nội dung thông tin mà các chi nhánh chia sẻ nên thông tin khai thác từ chi nhánh khác để cho vay là rất hạn chế.
- Về định giá tài sản bảo đảm, việc định giá tài sản được thực hiện bởi bộ phận tín
dụng, trường hợp tài sản bảo đảm có giá trị > 5 tỷ tài sản bảo đảm được bộ phận quản lý rủi ro. Tuy nhiên, việc định giá tài sản đôi khi không đảm bảo tính khách quan do bộ phận xác định giá trị tài sản đồng thời là bộ phận đề xuất, thẩm định cấp tín dụng. Trường
hợp tài sản bảo đảm được định giá cao để tăng số tiền được cho vay, như vậy chính sách
cấp tín dụng đối với khách hàng không chính xác và rủi ro cho Chi nhánh khi xử lý tài sản thu hồi nợ. Đối với máy móc thiết bị đặc thù thì việc định giá tài sản bảo đảm thì việc định giá chủ yếu trên hóa đơn mua máy móc thiết bị, thời gian khấu hao. Thực tế, cán bộ tín dụng khó nắm bắt được giá trị thực của tài sản do không có kiến thức chuyên
ngành về máy móc định giá. Giá trị tài sản định giá chưa đảm bảo yếu tố chính xác với giá trị có thể mua bán hay xử lý khi cần thiết.
- Cách xác định hạn mức tín dụng ngắn hạn cho các công ty trong nhóm KHLQ phần lớn mang tính rời rạc, chưa có sự kết nối tổng thể hạn mức tín dụng cho các khách
hàng. Khi tính toán hạn mức tín dụng ngắn hạn, nhu cầu vốn để thanh toán công nợ phát
sinh trong các doanh nghiệp được loại trừ. Tuy nhiên, trường hợp khách hàng trong nhóm không mua bán trực tiếp với nhau mà thực hiện gián tiếp qua một công ty trung gian (công ty này cũng là thành viên của nhóm nhưng không vay vốn ngân hàng, không
được ngân hàng xác định là nhóm KHLQ) thì nhu cầu này không bị loại trừ. Điều đó dẫn tới hạn mức cấp cho nhóm KHLQ vượt nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chiếm dụng vốn cho sử dụng cho những mục đích mà ngân hàng không kiểm soát được.
(2) Yếu tố con người
Công tác đào tạo nghiệp vụ chưa được tiến hành thường xuyên. Cán bộ tại các chi
nhánh rất ít khi được tham gia các khóa đào tạo để nâng cao trình độ hiểu biết, cũng như
cập, triển khai các văn bản của pháp luật và quy định, hướng dẫn của Agribank. Cán bộ tự
đọc văn bản, trong khi đó khối lượng văn bản nhiều nên cán bộ hiểu không kỹ, không sâu.
Cán bộ không nắm được nhiều rủi ro có thể xảy không có các biện pháp để phòng tránh.
(3) Dữ liệu thống kê của ngân hàng phục vụ công tác thẩm định chưa có tính hệ thống.
- Các thông tin để xác định nhóm KHLQ chưa được hệ thống hóa trong ngân hàng.
Theo dõi về mỗi liên quan giữa các khách hàng chỉ được thực hiện trong từng báo cáo đề xuất riêng lẻ. Ngân hàng không có cơ sở dữ liệu về nhóm KHLQ. Vì vậy, khi tiếp cận một khách hàng, nếu chỉ dựa vào thông tin dữ liệu của Agribank thì cán bộ khó có thể biết được khách hàng này đang là nhóm KHLQ với những khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nào. Cán bộ tín dụng bắt buộc phải dùng đến thông tin từ phía khách hàng,
sau đó xem người có liên quan của Công ty có quan hệ tín dụng với ngân hàng hay không. Việc kiểm tra sẽ mất nhiều thời gian, thậm chí không đầy đủ. Nhiều trường hợp nếu một nhóm khách hàng cùng liên quan đến một cá nhân hoặc một công ty mà cá nhân/ công ty này không có quan hệ tín dụng với Agribank thì ngân hàng hoàn toàn không có thông tin để liên kết các khách hàng này thành một nhóm. Do đó, cán bộ tín
dụng không hệ thống được để nhóm các khách hàng này thành nhóm KHLQ và áp dụng
việc quản lý tín dụng theo nhóm KHLQ.
- Các thông tin tham khảo về ngành hàng, về dự báo biến động xu hướng phát triển
ngành hàng để thẩm định cấp tín dụng còn thiếu. Thông tin thẩm định dự trên thông tin mà khách hàng cung cấp, thông tin CIC và lịch sử quan hệ tín dụng với Agribank. Các thông tin về ngành hàng, lĩnh vực, biến động giá nguyên vật liệu đều do cán bộ tự tham khảo nguồn trên internet, căn cứ không rõ ràng, phục thuộc vào chủ quan của cán bộ tín dụng lựa chọn tham khảo. Agribank chưa có thông tin đánh giá về ngành nghề, xu hướng
phát triển để cán bộ tham khảo đánh giá, phân tích đề xuất, quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng.
(4) Hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng kịp với yêu cầu, tiến độ công việc.
- Nền tảng công nghệ thông tin chưa đảm bảo khai thác được nhiều báo cáo tự động
từ hệ thống. Cán bộ vẫn phải làm nhiều báo cáo, tổng hợp dữ liệu để báo cáo các cấp lãnh
đạo phục vụ công tác điều hành tín dụng. Điều đó vừa không đảm bảo tính kịp thời, vừa
không chính xác và tiêu hao thời gian lao động của cán bộ cho công tác báo cáo, giảm quỹ thời gian của công tác thẩm định, quản lý khách hàng. Hệ thống công nghệ thông tin
không đưa ra được các cảnh báo khi cấp tín dụng, giải ngân cho khách hàng mà chính khách hàng này và/hoặc nhóm KHLQ có nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC.
- Hệ thống thông tin chưa cho phép thông tin tổng hợp về tình hình nợ quá hạn trong quá khứ của khách hàng, cán bộ tín dụng muốn biết được phải vào hệ thống và xem thủ công từng khoản vay, vừa mất nhiều thời gian, vừa không đảm bảo tiến độ thẩm
định cấp tín dụng đối với khách hàng.
(5) Khâu kiểm soát sau cho vay chưa thực sự chất lượng.
Việc cấp tín dụng theo món/dự án hoặc hạn mức tín dụng cho nhóm KHLQ được thực hiện bởi 02 vòng xem xét đó là đề xuất cấp tín dụng của bộ phận tín dụng, chuyên viên tại ban khách hàng lớn và Trung tâm quản lý rủi ro tại Trụ sở chính Agribank (đối với các khách hàng cho vay vượt quyền phán quyết chi nhánh) và phê duyệt của Hội đồng
tín dụng cơ sở tại chi nhánh hoặc Trụ sở chính Agribank. Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát sau
cho vay lại chỉ thực hiện bởi 01 bộ phận tín dụng. Báo cáo kiểm tra sau khi cho vay được
thực hiện nhưng tính chất lượng chưa cao, không có bộ phận khác kiểm tra tính đúng đắn
và đầy đủ các nội dung của báo cáo. Báo cáo kiểm tra sau khi cho vay được thực hiện rời
rạc cho từng khách hàng tuy nhiên không có báo cáo mang tính chất tổng thể của cả nhóm.
Đặc biệt việc quản lý dòng tiền của khách hàng chưa được quan tâm đúng mức. Chi nhánh
chưa có các quy định, cũng như cách thức thực hiện thống nhất về kiểm tra dòng tiền của
khách hàng. Do vậy, trường hợp doanh nghiệp chuyển tiền lòng vòng cho nhau (nếu có)
qua một nhóm các doanh nghiệp bao gồm cả những doanh nghiệp là nhóm KHLQ và doanh nghiệp bên ngoài sẽ không được phát hiện kịp thời.
(6) Quá trình xác định, tổng hợp phân nhóm KHLQ còn chưa đầy đủ.
Theo báo cáo thời điểm 31/12/2019 toàn hệ thống Agribank có tất cả 399 nhóm KHLQ gồm 1.213 khách hàng. Do việc nhóm KHLQ được xác định gồm tập hợp rất nhiều mối quan hệ. Chi nhánh đã xác định được phần nào những mối quan hệ giữa các công ty có mối quan hệ mẹ con, công ty liên kết thông qua thông tin trên báo cáo tài chính, quan hệ của người đứng đầu công ty như Giám đốc/Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên, quan hệ nhân thân của các cá nhân khác là tham gia ban lãnh đạo công ty, ban hội đồng quản trị còn chưa được thống kê đầy đủ. Trong trường hợp các tác nhân này đứng tên vay, hoặc điều hành, góp vốn vào các công ty khác cùng vay vốn tại Agribank thì có thể sẽ bị bỏ sót khi xác định nhóm KHLQ.
❖Nguyên nhân khách quan:
(1) Nguyên nhân từ phía nền kinh tế và hệ thống pháp luật
- Tình hình kinh tế trong nước và thế giới đang trong giai đoạn phục hồi song còn
nhiều khó khăn. Tình hình suy thoái kinh tế kéo, dài trong những năm qua đã ảnh
hưởng
lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp hoạt động không mang lại lợi nhuận, thậm chí giảm dần vốn chủ sở hữu, khả năng thanh toán cho đối tác bị giảm xuống. Điều đó liên đới ảnh hưởng tới các tổ chức, cá nhân thuộc nhóm KHLQ đang vay vốn tại Chi nhánh. Khi các đối tác không trả được công nợ với doanh nghiệp thì khả năng trả nợ vay ngân hàng của các đối tượng trong nhóm KHLQ cũng bị suy giảm.
- Sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước và cơ quan thuế dẫn đến tình trạng một số
doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở mua bán hóa đơn khống: hiện tượng mua bán hóa đơn khống vẫn đang xảy ra trong nền kinh tế. Doanh nghiệp cần hồ sơ để vay vốn ngân hàng
nên mua hóa đơn khống, hóa đơn không đúng về chủng loại, số lượng, mức giá, thậm chí không có hàng hóa đối ứng. Cán bộ tín dụng khi giải ngân căn cứ trên hóa đơn này giải ngân dẫn tới những tổn thất không đáng có cho ngân hàng và nền kinh tế.
(2) Các nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng
- Chất lượng thông tin do khách hàng cung cấp:
Đối với thông tin về tài chính, khách hàng cung cấp báo cáo tài chính không chính
xác, thông tin có thể được điều chỉnh vì mục tiêu tạo dựng tình hình tài chính lạnh mạnh
để vay vốn. Đặc biệt các thông tin về tồn kho, phải thu bị tồn đọng không được thể hiện
trên báo cáo tài chính và cũng rất ít doanh nghiệp trích lập đầy đủ cho các khoản phải thu và tồn kho bị tồn đọng. Đây thậm chí đã là những khoản lỗ, mất vốn nhưng khách hàng vẫn không ghi nhận vào kết quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó thông tin về vốn chủ sở hữu phản ánh không hoàn toàn chính xác, nhiều trường hợp doanh nghiệp không góp đủ vốn chủ sở hữu hoặc phần lợi nhuận chưa phân phối được hạch toán trong
vốn chủ sở hữu đã được phân phối hết trong kỳ. Từ thông tin sai lệch về vốn chủ sở hữu
của doanh nghiệp dẫn đến chỉ hệ số nợ/vốn chủ không chính xác. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng mà chi nhánh xem xét khi đánh giá đưa ra chính sách cấp tín dụng cũng như xác định mức độ chịu đựng của doanh nghiệp trước những biến động xấu của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với thông tin về cá nhân, tổ chức có liên quan đến công ty, khách hàng cung cấp thông tin không đầy đủ về người có liên quan. Khách hàng mới chỉ cung cấp thông tin của ban lãnh đạo, thành viên Hội đồng quản trị mà hầu như chưa cung cấp thông tin về người thân (bố, mẹ, vợ, con, anh chị em) của ban lãnh đạo, thành viên HĐQT. Do đó, thông tin liên quan để xác định nhóm KHLQ chưa đầy đủ. Bởi theo quy định nhóm công ty và cá nhân là người thân của ban lãnh đạo, thành viên HĐQT công ty là nhóm khách hàng có liên quan đến 1 cá nhân. Mặc dù dư nợ cấp cho một cá nhân thường là không quá lớn khó có thể làm tổng giới hạn cấp tín dụng cho nhóm KHLQ vượt mức quy định của NHNN. Tuy nhiên, với thông tin để xác định nhóm KHLQ không đầy đủ đặc biệt là nhóm KHLQ đến một cá nhân.
- Khách hàng gặp khó khăn về tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh không
TT Chỉ tiêu Kế hoạch năm 2019 Thực hiện năm 2019 So với KH 1 Tổng tài sản Tối thiểu đạt 1.410.000 (tăng 10%- 1.452.18 1 Tăng 170.584 133% 2 Vốn huy động TT1 Tối thiểu đạt 1.305.917 (tăng 10%- 1.347.38 2 Tăng 161.094 135,8%
nhiều lĩnh vực không có thế mạnh dẫn đến thua lỗ, không cân đối nguồn vốn để trả nợ vay. Đặc biệt nhóm KHLQ đến một cá nhân, quy mô nhân sự tham gia quản lý cho các doanh nghiệp tư nhân rất ít, thường vẫn sử dụng chính là người thân trong gia đình. Các doanh nghiệp này chưa mạnh dạn thuê người ngoài quản lý do tâm lý sợ bị rò rỉ thông tin. Vì vậy, khi doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp phát triển ở quy mô lớn thì doanh nghiệp sẽ khó khăn trong vấn đề quản lý doanh nghiệp.
- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, làm sai lệch hồ sơ vay vốn, cố ý tạo dựng