V. Kết cấu đề tài:
1.2.3.8. Biên bản kiểm soát:
Các biên bản kiểm soát phải chính xác, rõ ràng, xúc tích, kịp thời; phản ánh đủ các nội dung, mục tiêu kiểm soát đã đề ra trong kế hoạch kiểm soát chi tiết của tổ kiểm soát; phản ánh đầy đủ kết quả kiểm soát trong các biên bản xác nhận tình hình, số liệu kiểm soát của kiểm soát viên và các bằng chứng kiểm soát khác; các ý kiến đánh giá, nhận xét, kiến nghị kiểm soát phải có đủ các bằng chứng kiểm soát thích hợp, phù hợp pháp luật.
1.2.3.9. Báo cáo kiểm soát:
Báo cáo kiểm soát phù hợp với chuẩn mực báo cáo và các quy định về báo cáo kiểm soát do ngân hàng ban hành, bảo đảm chính xác, rõ ràng, xúc tích, kịp thời, có tính xây dựng; phản ánh đầy đủ tình hình, kết quả kiểm soát và các nội dung, mục tiêu kiểm soát đã đề ra; những sai sót, gian lận, những tồn tại trong quản lý trình bày trong báo cáo đã được xem xét, giải quyết thoả đáng; các ý kiến nhận xét, đánh giá, kết luận kiểm soát được căn cứ vào những bằng chứng kiểm soát đầy đủ, xác thực và tin cậy, phù hợp với pháp luật hiện hành; kiến nghị kiểm soát phù hợp pháp luật và có tính khả thi.
Phân bổ và quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kiểm soát.
Căn cứ vào các tiêu chí nêu trên có thể đánh giá, phân loại được chất lượng các cuộc kiểm soát; đây cũng là một trong những biện pháp cần thiết, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát nội bộ.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động KSNB. 1.2.4.1. Nhân tố khách quan
a. Sự hoàn thiện của khung thể chế
Mọi hoạt động kiểm soát đều dựa trên một hệ thống các quy định, quy trình, quy chế của Ngân hàng Nhà nước và của bản thân mỗi Ngân hàng. Một hệ thống các quy trình, quy chế đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với thực tiễn sẽ tạo tiền đề và là công cụ sắc bén của hoạt động kiểm soát. Ngược lại, với một hệ thống quy trình, quy chế thiếu đồng bộ, không rõ ràng và không phù hợp với thực tiễn sẽ gây ra sự lãng phí nguồn lực kiểm soát, làm giảm chất lượng kiểm soát.