V. Kết cấu đề tài:
1.2.4.2. Nhân tố chủ quan
a. Quan điểm định hướng cho hoạt động kiểm soát
Mục tiêu của hoạt động KSNB là rõ ràng. Nhưng trên thực tế, do sự khác biệt về thể chế chính trị mà quan điểm định hướng cho hoạt động KSNB giữa các cơ quan kiểm soát và trong các thời kỳ khác nhau có thể khác nhau. Điều này đôi khi có thể làm giảm chất lượng thực sự của hệ thống KSNB.
b. Điều kiện hoạt động
Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động KSNB cũng như cơ chế đãi ngộ đối với KSV có tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động KSNB.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị lạc hậu, không đồng bộ sẽ cản trở quá trình thu thập và xử lý thông tin. Thông tin về Ngân hàng thương mại có thể không cập nhật, không đầy đủ và thiếu chính xác dẫn đến việc phân bổ nguồn lực KSNB không hợp lý. Bên cạnh đó, cơ chế đãi ngộ, bao gồm đãi ngộ vật chất, đãi ngộ về sử và cơ chế đảm bảo an toàn cho KSV cũng tác động không nhỏ tới chất lượng hệ thống KSNB. Một cơ chế thích đáng sẽ có tác dụng phát huy hết năng lực cá nhân, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc của những người KSV.
c. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một nhân tố hết sức quan trọng. Chỉ với một đội ngũ kiểm soát viên có trình độ chuyên môn, có chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp mới đảm bảo các nội dung thanh tra, giám sát đề ra được thực hiện đầy đủ và phản ánh đúng thực trạng, điều kiện hoạt động của ngân hàng và hệ thống ngân hàng.
d. Sự độc lập của hệ thống kiểm soát
Với chức năng KSNB hoạt động của các Ngân hàng thương mại, hệ thống kiểm soát phải thực sự được chủ động và độc lập trong việc phân bổ các nguồn lực kiểm soát, trong quá trình ra các quyết định và thực hiện các hành động ứng xử đối với ngân hàng khi cần thiết.
Trường hợp hệ thống KSNB không thể độc lập trong các hoạt động của mình, đặc biệt khi chịu các áp lực của các Nhà quản lý, lãnh đạo ngân hàng về mặt chính trị, hoạt động KSNB chỉ mang tính hình thức và không thể đảm bảo thực hiện các mục tiêu của nó.
e. Sự phát triển của Ngân hàng thương mại
Sự phát triển và điều kiện hiện tại của Ngân hàng thương mại tác động tới hiệu quả của hoạt động KSNB. Một hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh xét về cả quy mô hoạt động, quy mô vốn, trình độ công nghệ, trình độ quản lý, năng lực tài chính sẽ giảm đáng kể chi phí cho hoạt động thanh tra. Ngược lại, hệ thống ngân hàng với năng lực cạnh tranh yếu sẽ đòi hỏi một nguồn lực kiểm soát lớn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tựu chung lại, nội dung chương 1 của Luận văn đã tập trung hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về hoạt động Kiểm soát nội bộ trong NHTM. Luận văn đã nêu được một số tiêu chí đánh giá chất lượng của hoạt động kiểm soát nội bộ, đồng thời đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến các tiêu chí này. Chương 1 là hệ thống các cơ sở lý luận làm nền tảng để đánh giá thực trạng hoạt động Kiểm soát nội bộ tại khối Khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam được thực hiện ở chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM