V. Kết cấu đề tài:
3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước với tư cách đơn vị được giao trách nhiệm thanh tra, giám sát từ xa đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Vì thế, thanh tra Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng và đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế mẫu về hoạt động KSNB tại Ngân hàng thương mại. Trong đó, cần quy định thống nhất một số tiêu chí như: phạm vi, nội dung, phương pháp hoạt động, mô hình tổ chức bộ máy, ngạch bậc kiểm soát viên của hệ thống KSNB ... nhằm giúp cho các NHTM có cơ sở chuẩn hoá đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ này.
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước phải thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ bảo vệ và duy trì một hệ thống ngân hàng vững mạnh. Vì vậy, thanh tra Ngân hàng
Nhà nước phải thường xuyên hướng dẫn, tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho hoạt động KSNB của các NHTM, giúp các NHTM củng cố và hoàn thiện hệ thống KSNB.
Hiện nay có quá nhiều tổ chức, cơ quan chức năng đựoc phép thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của các NHTM. Điều này gây nên tình trạng chồng chéo, phức tạp không cần thiết. Chính tình trạng này đã gây ra không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các NHTM. Để giải quyết vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước cần kiến nghị với Chính phủ quy định về chức năng và quyền hạn thanh tra các NHTM cho một đầu mối duy nhất đó là thanh tra Ngân hàng Nhà nước. Việc quy định này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế.
KẾT LUẬN
Qua nội dung luận văn, có thể thấy hoạt động KSNB là một hoạt động không thể thiếu trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động, hiệu năng quản lý tại các ngân hàng thương mại. Thông qua thực trạng kiểm soát nội bộ tại Khối KHDN ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, một lần nữa có thể khẳng định được vai trò quan trọng của công tác này trong thực tiễn hoạt động của ngân hàng.
Song song với những kết quả đạt được thì Khối KHDN VIB còn gặp nhiều khó khăn (cả về khách quan và chủ quan) trong quá trình KSNB. Vì vậy, cần phải luôn quan tâm, tìm hiểu các khó khăn đó để tiến hành khắc phục, bổ sung và hoàn thiện nhằm tăng hiệu quả của việc KSNB.
Qua nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động KSNB tại Khối KHDN VIB, luận văn cũng đã đưa ra những phân tích, đánh giá kết quả, những mặt còn hạn chế và một số những giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát nội bộ tại Khối KHDN VIB. Hy vọng rằng các giải pháp và kiến nghị được đưa ra sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa hoạt động kiểm soát nội bộ tại Khối KHDN VIB, đóng góp tích cực vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động chung của toàn ngân hàng trong quá trình phát triển sắp tới.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Người thực hiện
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Học viện tài chính (2013), Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài Chính.
2. NGƯT.,TS Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình ngân hàng thương mại,NXB Thống kê. 3. Ngân hàng TMCP Quốc tế (2016), Báo cáo thường niên 2014, 2015, 2016.
4. Ngân hàng TMCP Quốc tế (2016), Báo cáo tài chính riêng 2014, 2015, 2016. 5. Trường đại học kinh tế TP. HCM, Kiểm soát nội bộ, NXB Phương Đông.
6. Trang web(VAS 400): https://sites.google.com/site/kiemtoan2k12/Chuan-muc-kiem- toan-VN/chuanmucso400 - Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
7. Trang web (Luật các TCTD):
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttsk/ttsk chitiet?leftWidth =20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=CNTHWEBAP011623 95883&rightWidth=0%25¢erWidth=80%25& afrLoop=474581734319000#%40 %3F afrLoop%3D474581734319000%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName %3DCNTHWEBAP01162395883%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0% 2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26 adf.ctrl- state%3Dlsaxgxnq9 9 Tiếng Anh
8. Trang web(COSO): https://na.theiia.org/standards- guidance/topics/Documents/Executive Summary.pdf
9. Trang web (AICPA):
http://www.aicpa.org/InterestAreas/InformationTechnology/Resources/Auditing/Intern alControl/Pages/default.aspx
10.Trang web (ISA): http://www.bkrasiapac.com/wp-content/uploads/2016/12/AUDIT- REF-ISA-400.pdf
11.Trang web (IIA): https://na.theiia.org/standards-guidance/mandatory- guidance/Pages/Definition-of-Internal-Auditing.aspx