Những thành tựu quan trọng đã đạt được trong năm 2016 về hoạt động quản lý rủi ro:

Một phần của tài liệu 0217 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát nội bộ tại khối khách hàng doanh nghiệp NH TMCP quốc tế việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 92)

V. Kết cấu đề tài:

3.1.2.1. Những thành tựu quan trọng đã đạt được trong năm 2016 về hoạt động quản lý rủi ro:

rủi ro:

Quản trị rủi ro tín dụng

VIB tiếp tục có những tiến bộ đáng kể trong việc chuyển đổi hoạt động quản lý tín dụng trong năm 2016 với việc tăng cường nhận biết rủi ro tín dụng sớm, tăng cường năng lực quản lý rủi ro hoạt động và phát triển một hệ thống vốn Basel II tự động, cụ thể:

- Tập trung phê duyệt tín dụng cho KHDN: được triển khai từ năm 2013 nhằm phù hợp với việc cải tiến tiếp cận khẩu vị rủi ro, và cải tiến cơ cấu Ủy ban Tín dụng cuối năm 2015, giúp cải thiện đáng kể trong chất lượng khởi tạo khoản vay và tình hình tổng thể của danh mục KHDN.

- Bộ phận Nhận diện rủi ro tín dụng: Tháng 01/2015 để theo dõi và can thiệp vào những khách hàng vay có rủi ro cao (thông qua báo cáo nợ cần chú ý) và khách hàng quá hạn mới, áp dụng cho cả KHDN và Ngân hàng bán lẻ. VIB tiếp tục tăng cường chức năng này vào năm 2016 bằng cách mở rộng danh mục nợ cần chú ý và phân tích dữ liệu.

- Khóa đào tạo rủi ro tín dụng và tài chính Omega: với sự hỗ trợ của đối tác CBA, VIB đã tiếp tục hợp tác cùng tôt chức Omega để nâng cao kỹ năng quản trị rủi ro tài chính và tín dụng của đội ngũ nhân viên kinh doanh và quản trị rủi ro. Tính đến

cuối năm 2016, hơn 450 nhân viên của VIB đã hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo toàn diện Omega.

- Quá trình thu hồi nợ Đầu - Cuối: Hiện tại đã thiết lập ổn định cho cả cả KHDN và Ngân hàng bán lẻ, quá trình tập trung thu hồi nợ của VIB đảm bảo rằng tát cả nợ Nhóm 2 đến Nhóm 5 được quản lý bởi nhóm Thu hồi nợ - Khối Quản trị rủi ro phối hợp cùng các bộ phận thuộc khối cả KHDN và Ngân hàng bán lẻ. Trong khuôn khổ này, VIB đã tăng cường khả năng quản trị nợ sớm và tiếp cận nhất quán, mạnh mẽ việc xử lý và thu hồi nợ.

Quản trị rủi ro thị trường và thanh khoản

Trong năm 2016, VIB tiếp tục duy trì quản trị rủi ro thị trường và thanh khoản lành mạnh dưới sự hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ bởi Ủy ban Quản lý tài sản Nợ & Có (ALCO). Những chính sách và quy trình quản trị rủi ro thị thường và thanh khoản liên tục được chỉnh sửa phù hợp với chiến lược kinh doanh và các yêu cầu quản trị của VIB cũng như tuân thủ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Hạn mức nội bộ về quản trị rủi ro thị trường và thanh khoản thường xuyên được theo dõi và phê duyệt bởi ALCO đảm bảo tuân thủ khẩu vị rủi ro.

Quản trị rủi ro hoạt động

Trong năm 2016, VIB bắt đầu phát triển mô hình quản trị rủi ro hoạt động nâng cao, theo đó sẽ gia tăng đáng kể năng lực của Ba tầng Bảo vệ và cải thiện việc giám sát và quản lý cả các sự cố và vấn đề về rủi ro hoạt động. Một hệ thống Công nghệ thông tin quản lý hoạt động quản lý rủi ro tập trung mới sẽ được triển khai trong năm 2017 để hỗ trợ việc này.

Chương trình Basel II

VIB là một trong 10 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước lựa chọn, là nhóm ngân hàng đầu tiên để tuân thủ Basel II. Chương trình Basel II tại VIB được hỗ trợ trực tiếp của cổ đông chiến lược, Ngân hàng Commenwealth Bank of Australia (CBA) - một trong 10 ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường. Ngoài ra, CBA cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên trên thế giới tuân thủ Basel II và III. Đây là một trong những điều kiện hết sức thuận lợi giúp VIB tiếp cận với những điểm mạnh, kiến thức và kỹ năng trong quá trình thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, VIB có vị trí vốn lành mạnh, khẩu vị rủi ro và chính sách dự phòng minh bạch cộng với một nền tảng công nghệ ổn định, đó là tất cả những thành phần cần thiết để thực hiện Basel II.

Kế hoạch quản trị rủi ro của VIB trong năm 2017

Năm 2017, Khối Quản trị rủi ro sẽ tiếp tục giải quyết danh mục nợ xấu, rủi ro cao còn tồn đọng, củng cố nhận diện rủi ro. Bên cạnh đó, Khối sẽ hỗ trợ đắc lực các mục tiêu tăng trưởng của khối Kinh doanh một cách thận trọng và bền vững. Quản lý rủi ro hoạt động sẽ vẫn là một điểm nhấn quan trọng khi tiếp tục đưa ra một hệ thống bảo vệ mạnh mẽ được xây dựng trên ba tầng bảo vệ. VIB cũng sẽ đầu tư mạnh mẽ nhằm tăng cường hệ thống phòng chống rửa tiền (AML) để tiếp tục dẫn đầu trong việc tuân thủ các yêu cầu về AML trong nước và quốc tế. 3.1.2.2. Định hướng xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động Kiểm soát nội bộ tại

khối KHDN.

Kiện toàn bộ máy bộ phận.

Với định hướng phát triển về quy mô của IC, trong thời gian tới, Khối KHDN sẽ phê duyệt chủ trương tăng biên chế cho bộ phận. Hiện tại với biên chế 1 trưởng bộ phận, 3 nhân viên khu vực phía Bắc, 3 nhân viên khu vực phía Nam. Với cơ cấu biên chế này được coi là mỏng so với yêu cầu đề ra về công việc cho IC. Lực lượng mỏng nhưng đảm nhiệm công việc Kiểm soát nội bộ cho Khối KHDN bao gồm 26 chi nhánh khắp cả nước, điều này chưa đủ để đảm bảo khả năng kiểm soát của bộ phận. Trong thời gian tới, bộ phận sẽ được chấp thuận tăng biên chế để phù hợp với nội dung công việc.

Nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho các nhân viên trong IC.

Ngoài việc tiếp nhận thêm nhân sự, IC còn được phê duyệt đào tạo bổ sung các khóa học về quản trị rủi ro của khối tổ chức, nhằm tăng cường chuyên môn, nghiệp vụ cho từng cá nhân trong bộ phận, từ đó đảm bảo hoàn thành các công việc được giao với chất lượng tốt nhất.

Rà soát, bổ sung hoàn thiện hệ thống chính sách, quy chế, quy trình Kiểm soát nội bộ khối KHDN.

IC khối KHDN được thành lập từ tháng 05/2013, vì thế, hiện tại hệ thống chính sách, quy chế, quy trình Kiểm soát nội bộ Khối KHDN chưa được hoàn thiện. Một số quy trình Kiểm soát chưa được cập nhật lại so với sự phát triển của khối. Vì vậy, cần phải rà soát và bổ sung

để hoàn thiện lại hệ thống chính sách, quy chế, quy trình Kiểm soát nội bộ của khối KHDN, điều này nhằm phục vụ hoạt động của bộ phận và đảm bảo hiệu quả của quá trình làm việc.

Tăng cường trang bị phương tiện làm việc, tạo thuận lợi cho IC hoàn thành nhiệm vụ.

Hiện tại, VIB đang tăng cường đầu tư hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ việc quản trị. Cũng với mục đích Kiểm soát, IC sẽ được tăng cường trang bị các công cụ truy xuất thông tin từ hệ thống, các nguồn thông tin về doanh nghiệp, các nguồn thông tin về ngành, về rủi ro. Từ đó, đáp ứng yêu cầu công việc, hoàn thành mục tiêu đề ra.

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra kiểm soát của Kiểm soát nội bộ.

Cũng giống như các đơn vị khác, IC cần được thường xuyên kiểm tra bởi các bên liên quan, nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của hệ thống. Định hướng trong thời gian tới là tăng cường các mối quan hệ với các đơn vị khác để có đánh giá hai chiều từ các bên tham gia. Từ đó rút ra được các hạn chế và thực hiện chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế làm việc, nâng cao hiệu quả làm việc.

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘTẠI KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ TẠI KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM

3.2.1. Hoàn thiện các quy trình, quy định về việc lên kế hoạch kiểm soát chi tiết:

Dựa vào thực tế rằng VIB chưa có một quy trình, quy định nào liên quan đến việc hướng dẫn việc lên kế hoạch kiểm soát chi tiết của đoàn kiểm soát, của tổ kiểm soát. Đặc biệt là chi tiết theo từng nghiệp vụ, từng lĩnh vực kiểm soát. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kiểm soát nội bộ, tạo sơ hở trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm soát.

Việc xây dựng các quy trình, quy định này có thể sẽ mất rất nhiều thời gian và nguồn lực. Tuy nhiên, đây cũng là việc làm rất cần thiết và cần thực hiện sớm để có thể nâng cao chất lượng KSNB.

Có thể nói, nền tảng cốt lõi của quy trình kiểm soát chính là hệ thống các phương pháp kiểm soát, để làm được điều này, VIB cần xây dựng một hệ thống phương pháp kiểm soát mang tính hướng dẫn cho từng nội dung hoạt động, từng mảng nghiệp vụ của KSNB.

Các thủ tục kiểm soát sẽ được thiết kế như sau:

a. Thủ tục thử nghiệm các chốt kiểm soát của quy trình

Chốt kiểm soát là điểm cực kỳ quan trọng của quy trình, và đây chính là điểm cần chú ý và tiến hành kiểm tra đầu tiên. Phương pháp có thể là phỏng vấn hoặc đưa các bảng câu hỏi dựa trên quy trình mà nhân viên đang thực hiện. Câu hỏi xoay quanh việc có hay không các chốt kiểm soát của quy trình. Tuy nhiên, việc kiểm tra này chỉ nên thực hiện ở các quy trình mới ban hành, hoăc các quy trình mới thực hiện sửa đổi. Đây cũng là cách vừa kiểm tra nghiệp vụ nhân viên, vừa có thể kiểm tra hoàn thiện quy trình.

Ví dụ: Trong quy trình về giao dịch tiền mặt quy định: “ Khi khách hàng rút tiền, yêu cầu phải có đủ chữ ký khách hàng, kế toán giao dịch, chữ ký phê duyệt của kiểm soát thì thủ quỹ mới tiến hành chi tiền cho khách hàng”. Như vậy, có tính hiện hữu của hệ thống KSNB trong chốt kiểm soát này. Tuy nhiên, để xác định tính hiệu quả thì kiểm soát viên phải sử dụng một số các biện pháp kỹ thuật khác như: xác minh, kiểm tra chọn mẫu, quan sát,...

b. Thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích cần thực hiện trước khi tiến hành lập kế hoạch kiểm soát. Đồng thời trong quá trình kiểm soát cũng sử dụng các phương pháp này. Một số bước phân tích so sánh các thông tin tài chính, các tỷ lệ, hiện tượng để phát hiện và nghiên cứu về các trường hợp bất thường:

- Phân tích mức độ sai phạm thông qua báo cáo giám sát từ xa hàng tháng. - Phân tích các chỉ tiêu tài chính.

- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch theo các chỉ tiêu.

Điển hình của phương pháp phân tích là phương pháp CAMELS để đánh giá hoạt động của ngân hàng. Nội dung của phương pháp này là so sánh các chỉ số tài chính từ báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng với các chỉ số quy định trong quy chế, chế độ mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành. Mục đích của phương pháp này là phân tích tài chính nhằm phát hiện ra các hiện tượng bất lợi cho TCTD, trên cơ sở đó khuyến nghị Ban lãnh đạo có biện

pháp khắc phục. Đồng thời phương pháp này cho phép xác lập các chỉ tiêu làm rõ các hiện tượng

lệch pha giữa vốn đầu vào đầu ra như: Sử dụng vốn không hiệu quả, không đảm bảo khả năng thanh toán; tỷ lệ lợi nhuận quá thấp so với mặt bằng lãi suất thi trường; chi phí cho 1 đồng vốn quá

cao so với mặt bằng chung....

Các thủ tục phân tích đưa ra chỉ mang tính hướng dẫn. các thủ tục phân tích chi tiết có thể do yếu tố kinh nghiệm của kiểm soát viên mang lại.

c. Thủ tục kiểm tra chi tiết

Phương pháp kỹ thuật sử dụng:

- Phương pháp kiểm tra đối chiếu. - Phương pháp xác minh.

- Phương pháp quan sát thực nghiệm. - Phương pháp phỏng vấn.

- Tính toán lại

Mỗi phương pháp kỹ thuật giúp cho IC thu thập những bằng chứng kiểm toán khác nhau với mức độ tin cậy khác nhau với ưu nhược điểm khác nhau. Do đó. trong trường hợp cụ thể. IC phải nằm rõ từng phương pháp và lựa chọn các phương pháp thích hợp để đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.3. Hoàn thiện quy trình Kiểm soát nội bộ

Khi thực hiện bất kỳ công việc nào đều phải có mục tiêu. nội dung và phương pháp thực hiện. Tất cả những yếu tố này được quy định thống nhất trong một quy trình. Quy trình mang tính chất hướng dẫn và định hướng cho công việc KSNB mà phần lớn kết quả của KSNB phụ thuộc vào hệ thống phương pháp kiểm soát. Hệ thống phương pháp kiểm soát có thể được chia thành: thử nghiệm kiểm soát. thử nghiệm tuân thủ. thủ tục phân tích và thử nghiệm cơ bản. Thử nghiệm kiểm soát bao gồm các biện pháp nhằm đánh giá tính hiện hữu và hiệu lực của hệ thống KSNB hiện có. Thử nghiệm tuân thủ nhằm kiểm tra tính tuân thủ các quy định của Nhà nước cũng như các quy định nội bộ của VIB. Thủ tục phân tích giúp các kiểm soát viên khoanh vùng rủi ro nhằm giảm bớt số lượng các thử nghiệm cơ bản. Thử nghiệm cơ bản được thực hiện nhằm thu thập bằng chứng kiểm soát.

Trong quy trình KSNB cần xây dựng một chương trình KSNB chuẩn áp dụng cho từng nội dung kiểm soát. Chương trình này sẽ bao gồm: các bước thực hiện kiểm soát và hệ thống phương pháp kiểm soát áp dụng cho từng loại hình và nghiệp vụ cần kiểm soát. Về các bước thực hiện kiểm soát có thể xây dựng mô hình gồm 5 bước như sau:

• Bước 1: Xác định rủi ro

• Bước 2: Lập kế hoạch kiểm soát

• Bước 3: Thực hiện kiểm soát

• Bước 4: Kết thúc kiểm soát: Lập báo cáo kiểm soát, theo dõi khắc phục.

Quy trình kiểm soát nội bộ

3.2.4. Thiết kế thủ tục kiểm soát hợp lý

Đối với việc thiết kế các thủ tục kiểm soát, cần xem xét đến các nhân tố sau:

Các thủ tục kiểm soát được thiết kế nhằm giới hạn các rủi ro có thể xảy ra. Rủi ro càng lớn thì phạm vi các thủ tục kiểm soát càng rộng. Để đánh giá được các rủi ro người ta phải định lượng chúng bằng một số tiền cụ thể theo công thức sau:

R = P x L

Trong đó: R: rủi ro ước tính.

L: Thiệt hại ước tính. P: xác suất xảy ra thiệt hại.

Theo công thức trên thì có hai nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro ước tính là:

- Thiệt hại ước tính bằng tiền: thiệt hại này càng lớn thì rủi ro ước tính càng lớn và ngược lại.

- Xác suất xảy ra thiệt hại: xác suất này càng cao thì rủi ro ước tính cũng càng cao và ngược lại.

Nếu ước tính thiệt hại bằng tiền lớn song xác suất xảy ra thấp thì rủi ro ước tính cũng thấp, vì vậy mà rủi ro vẫn dừng ở mức độ thấp.

b. Giám sát:

Những nghiên cứu của các kiểm toán viên nội bộ cho thấy phần lớn các trường hợp rủi ro có liên quan đến các nhân tố sau:

- Thiếu kiểm tra công việc một cách độc lập định kỳ.

- Các phương pháp kiểm soát về mặt tổ chức không đủ hiệu lực. - Phương pháp thông tin khuyến khích trách nhiệm không đủ hiệu lực. - Tiếp cận trái phép tài sản vật chất và thông tin.

Như vậy, việc giám sát thường xuyên các quy chế kiểm soát là một trong những vấn đề quan trọng của kiểm soát. Do đó, trong thiết kế các thủ tục kiểm soát cần chú ý đến việc xác lập các biện pháp giám sát thường xuyên và liên tục.

c. Lựa chọn thủ tục phù hợp với nghiệp vụ

Việc thiết kế các thủ tục kiểm soát phải đảm bảo tất cả các nghiệp vụ lập chứng từ, ghi chép số liệu đầy đủ lên sổ sách và chú ý chỉ ghi chép các nghiệp vụ kinh tế đã thực sự phát

Một phần của tài liệu 0217 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát nội bộ tại khối khách hàng doanh nghiệp NH TMCP quốc tế việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w