Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn thuộc khu vực Bắc Trung Bộ. Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía tây giáp Lào, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội
291 km về phía nam. Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, toạ độ 18045 10" đến 19o 24! 43" vĩ Bắc 103052 53" đến 105045 50" kinh Đônơ có diện tích tĩ
n v c, n n ng, c n c ự
nhiên 16.487 km2 với địa hình dài và rộng, có cả miền núi, trung du, đồng bằng và miền biển với bờ biển dài 90 km, có đường quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam đi qua, có đường hàng không, tài nguyên khoáng sản trên đất Nghệ An nhiều và phong phú trong đó có các khoáng sản có giá trị cao như: đá saphia, đá granít, thiếc. Xứ Nghệ còn nổi tiếng về cảnh đẹp núi sông hùng vĩ, nhiều danh lam thắng cảnh du lịch như Cửa Lò, quê hương Bác Hồ, vườn quốc gia Pù Mát. về quản lý đơn vị hành chính, tỉnh Nghệ An có 21 đơn vị hành chính cấp huyện (17 huyện, 01 thành phố và 03 thị xã).
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An
___________________'________'________'_______Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2012, UBND tỉnh Nghệ An đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả các giải pháp chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, chủ động và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thực hiện tốt các giải pháp bình ổn thị trường, chính sách phát triển nông thôn mới. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 6,63%; trong đó: nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,46%; công nghiệp - xây dựng tăng 4,95%; dịch vụ tăng 10,05%, mục tiêu tăng GDP giai đoạn từ 2011-2015 đạt 11-12%. Giá cả về cuối năm ổn định hơn, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 12 tháng tăng 8,21% so với tháng 12/2011. Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 20,28 triệu đồng, tăng 14,3% cùng kỳ.
Về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và thuỷ sản giữ ổn định và đạt mức tăng
trưởng hợp lý. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất được
chú trọng, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2012 tăng 4,03% cùng kỳ, trong đó nông nghiệp tăng 3,75%, lâm nghiệp tăng 3,99%, ngư nghiệp tăng 5,94%. Cơ cấu kinh tế nội ngành tiếp tục phát triển đúng hướng, năm 2012 nông nghiệp chiếm 81,82%, lâm nghiệp chiếm 6,97%, thuỷ sản chiếm 11,21%. Việc xây dựng, nhân rộng các mô hình kinh tế tiếp tục được triển khai tích cực phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Trong đó:
- Sản xuất nông nghiệp: mặc dù sản xuất nông nghiệp gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi nhưng tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 1.167.203 tấn/KH 1.109.000 tấn, đạt 105,95% kế hoạch, giảm 0,38% cùng kỳ.
- Sản xuất lâm nghiệp: diện tích trồng rừng tập trung năm 2011 đạt 15.450 ha, tăng 3,0% cùng kỳ. Kế hoạch trồng cao su trên đất lâm nghiệp năm 2012 là 3.000 ha, khó hoàn thành; cả năm các công ty đã trồng được khoảng 850 ha. Nguyên nhân, do chưa giải phóng mặt bằng và một số đơn vị thiếu vốn đầu tư. Trong năm khai thác được 139.568 m3, tăng 4,79% cùng kỳ.
- Sản xuất thuỷ sản: diện tích nuôi trồng thuỷ sản cả năm đạt 22.500/KH 23.000 ha, tăng 7,4% cùng kỳ. Trong năm đã sản xuất được 730/KH 500 triệu con cá giống các loại, 920 triệu con tôm giống và 8 triệu con giống thuỷ sản khác.
trên địa bàn - Diêm nghiệp:4 diện tích sản xuất muối 800 ha, năng suất bình quân đạt 1144 4 2 4
tấn/ha, sản lượng muối cả năm ước đạt 91.200 tấn, đạt kế hoạch đề ra.
- Xây dựng nông thôn mới: đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch cho 429/429 xã quy hoạch nông thôn mới (có 6 xã tạm hoãn việc lập quy hoạch), đạt 100% quy hoạch nông thôn mới trên toàn tỉnh.
về sản xuất công nghiệp cơ bản vẫn duy trì được sản xuất, trong đó một số sản phẩm có tăng trưởng. Năm 2012, ngành công nghiệp Nghệ An chịu tác động lớn của suy thoái kinh tế, nguồn vốn khó khăn, thị trường thu hẹp, sản phẩm sản xuất không tiêu thụ được, không có sản phẩm mới đột biến, nhiều sản phẩm chủ lực tăng thấp hoặc giảm.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn Nghệ An tính chung bình quân 12 tháng tăng 8,98% cùng kỳ. Trong đó: công nghiệp khai khoáng tăng 8,34% cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,37%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 17,17%. Trong bối cảnh hiện nay, tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, nhiều sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, hàng tồn kho lớn do đó với mức sản xuất tăng 8,98% đã là sự cố gắng lớn của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp tỉnh nhà.
Luỹ kế 12 tháng, một số sản phẩm công nghiệp có mức tăng khá so với cùng kỳ là: điện sản xuất (1.317,91 triệu KWh, tăng 11,02%), điện thương phẩm (1.314,13 triệu KWh, tăng 20,5%), đường tinh luyện (74,27 ngàn tấn, tăng 27,44%), bia chai (56,06 triệu lít, tăng 29,61%), bia lon (79,6 triệu lít, tăng 15,66%), sữa tươi (27,12 triệu lít, tăng 29,12%), sữa chua (11,6 ngàn tấn, tăng 19,41%), phân NPK (58,24 ngàn tấn, tăng 17,66%)... Tuy nhiên, nhiều sản phẩm giảm so với cùng kỳ như: xi măng giảm 4,82%, đá xây dựng giảm 26,53%, gạch xây dựng giảm 11,32%... Năng lực sản xuất mới không đáng kể.
Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm tăng 10,18%. Sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến tồn kho tăng cao, nhiều sản phẩm chủ lực tăng thấp hoặc giảm. Đặc biệt đối với ngành xây dựng, các công trình xây dựng bị đình trệ, sản xuất cầm chừng, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã ngừng hoạt động, đóng mã số thuế, do đó giá trị sản xuất ngành xây dựng ước tăng 2,62% so cùng kỳ, làm cho giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng cả năm đạt thấp, dự kiến cả năm tăng khoảng 6,36%. Trong năm đã xét công nhận thêm 8 làng nghề, đưa tổng số làng nghề được công nhận hiện nay là 119 làng nghề.
Về hoạt động dịch vụ tiếp tục phát triển
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 36.203,7 tỷ đồng, tăng 16,81% cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 249,2 triệu USD, tăng 20,18% cùng kỳ. Giá trị nhập khẩu cả năm đạt 200 triệu USD, tăng 44,9% cùng kỳ.
- Lĩnh vực tài chính ngân hàng. Kết quả huy động vốn trên địa bàn cuối năm 2012 đạt 44.144 tỷ đồng, tăng 33,7% so với đầu năm 2012. Tổng dư nợ cho vay trên địa bàn năm 2012 đạt 77.338 tỷ đồng, tăng 29,07% so với đầu năm, nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn cả năm là 2.425 tỷ đồng, chiếm 3,2% trong tổng dư nợ, tăng 8% so với đầu năm 2012; có 8 chi nhánh ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ xấu trên 5% tổng dư nợ, hiện các ngân hàng đang tích cực thu hồi nợ xấu.
Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn và cho vay các TCTD trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Tỷ trọng (thị phần) 31,2
6 5 24,5 3 24,4 2 25,0 2 26,6
2. Tổng dư nợ cho vay trên địa bàn 21.64 5 30.21 6 46.34 2 59.91 8 77.33 8 Tốc độ tăng trưởng 25,6 6 39,5 9 53,4 0 29,3 0 29,1 0 Trong đó: Agribank Nghệ An 3.76 8 4.68 4 5.79 7 6.70 5 8.54 1 Tỷ trọng (thị phần) 17,4 1 15,5 0 12,5 1 11,1 9 11,0 4